Nghĩ đến Tết thấy mệt mỏi
Tết vẫn chưa đến nhưng hôm nay đã bắt đầu tốn tiền quần áo. Hai tuần nữa là tốn tiền quà cáp. Ba tuần nữa là tốn tiền bánh trái… Mới nghĩ đến thôi mà đã thấy mệt mỏi rồi…
Phải nhịn khoản làm tóc vì tiền Tết hẻo
Dự tính chi tiêu những khoản cơ bản cho cái Tết Nguyên Đán sắp tới là 17 triệu đồng, nhưng tổng thu nhập tháng cuối năm (gồm lương và thưởng tết) của vợ chồng chị Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) chỉ được 15 triệu. Đó là lý do khiến chị Lan phải thắt chặt các khoản chi tiêu cho cá nhân mình.
Còn 17 ngày nữa mới đến Tết nhưng trên facebook cũng như các diễn đàn mạng đã tràn ngập nỗi lo tiêu tết. Do thu nhập không đuổi kịp giá cả nên nhiều chị em đã phải tính đến chuyện thắt chặt chi tiêu đối với những nhu cầu cơ bản của cá nhân mình.
Chị Lan tâm sự: “Biết là đồng lương công chức nhà nước eo hẹp trước sức tăng giá cả hiện nay nên trước khi lên danh sách chi tiêu cho dịp tết, tôi đã lược bỏ một số khoản chi không cần thiết. Tiền quần áo tôi đã phải cắt giảm, không dám mua sắm nhiều như mọi năm. Ngay cả khoản làm đẹp, năm nào đến tết tôi cũng làm tóc thì năm nay đành phải nhịn. Thôi thì đành chấp nhận mình xấu để lo cái Tết cho gia đình. Thắt chặt đến mức như vậy rồi mà tính ra vẫn không đủ tiền để chi tết!”, chị Lan nói.
Mệt mỏi mỗi khi Tết đến
Video đang HOT
Tâm trạng của chị Lan là tâm trạng chung của các bà nội trợ hiện nay. Cách đây ít ngày, trên diễn đàn webtretho, một người mẹ trẻ viết “21 ngày nữa thôi là Tết, là phải tiêu đủ thứ tiền. Tết vẫn chưa đến nhưng bây giờ đã bắt đầu tốn tiền quần áo, 2 tuần nữa là tốn tiền quà cáp, 3 tuần nữa là tốn tiền bánh trái…Mới nghĩ đến thôi mà đã thấy mệt mỏi rồi. Nhiều khi tết đến, nhìn cái list muốn mua, cần mua và phải mua …xong thì ăn tết hết cả ngon!”
Tết đối với họ là trách nhiệm gia đình nặng nề, là phải lo toan, là đầu tắt mặt tối với cúng đơm, thăm hỏi chúc tết cấp trên, chúc tết họ hàng, bạn bè…Đau đầu nhất vẫn là tiền tiêu Tết.(ảnh minh họa)
Khi tính các khoản phải tiêu trong dịp Tết, một thành viên khác cho biết, trừ khoản quần áo và làm đẹp cho bản thân thì các khoản tiền bắt buộc chị phải tiêu trong dịp tết cụ thể ở mức sau: Biếu bố mẹ 2 bên: 5 x 2 = 10 triệu. Tiền đồ ăn, hoa quả: 5 triệu. Tiền mừng tuổi, chi tiêu trong tết: 5 triệu. Tiền mua hoa, trang trí nhà, đồ vặt: 5 triệu. Tổng cộng các khoản chi này là 25 triệu. Tuy nhiên, đây chỉ là khoản chi cứng, chưa tính khoản ăn chơi trong dịp Tết.
Theo chị Hồng Lê ở phường Thanh Xuân Bắc (Hà Nội), để tính một cái Tết chi hết bao nhiêu thì phải đợi sau tết mới thống kê hết được. Không hiếm người sau khi lo một cái tết cho trọn vẹn xong thì trở thành kẻ “cháy túi”. Chị Lê cũng không ngoại lệ.
“Như năm ngoái là cái Tết đầu của vợ chồng em. Hai đứa chưa biết tính toán chi tiêu nên tiêu hết hơn 50 triệu đồng, đấy là chưa tính đến khoản mua sắm quần áo mới. Năm nay đang quyết tâm thắt chặt, chỉ cho phép tiêu không được vượt quá 30 triệu. Vợ chồng em ở riêng, không biếu tiền ông bà nội ngoại hàng tháng nên tết đến tốn nhất khoản mua quà và mừng tuổi, không những ông bà mà còn cháu chắt trong nhà nữa. Nhưng năm nay chắc chắn tiền mừng tuổi các cháu với con của bạn bè sẽ phải cắt giảm, hy vọng là được mọi người thông cảm!”, một thành viên của diễn đàn webtretho chia sẻ.
Bà Lê Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ cho rằng, đa số các bà nội trợ hiện nay đều sợ tết. Tết đối với họ là trách nhiệm gia đình nặng nề, là phải lo toan, là đầu tắt mặt tối với cúng đơm, thăm hỏi chúc tết cấp trên, chúc tết họ hàng, bạn bè…Đau đầu nhất vẫn là tiền tiêu Tết.
Theo bà Hiền, hiện nay nhiều người ở trong tình trạng mức thu nhập không khác gì so với cách đây 10 năm trong khi đó giá cả thì tăng đều hàng năm. Ước tính các mặt hàng, giá cả đã tăng lên khoảng gần 20 lần. Sự đối nghịch giữa thu nhập và giá cả là nguyên nhân chính khiến cho các bà nội trợ rơi vào tâm trạng mệt mỏi mỗi khi tết đến.
Theo VNE
5 năm rồi, không được ăn Tết nhà mẹ đẻ
Mỗi năm, gần dịp Tết, chị lại đứng trầm ngâm trước cửa nhà rồi nhìn về phía xa xăm.
Đó là nhà chị, ở chỗ nào chị cũng không rõ vì đã quá xa, quá lâu chị không về nhà thăm mẹ, thăm cha. Chỉ là những cuộc điện thoại đường dài hỏi thăm sức khỏe của gia đình rồi lại nghẹn ngào cúp máy, còn đầy tiếc nuối.
Đã 5 năm như thế, chưa năm nào chị nguôi nỗi nhớ về cha, về mẹ. Chị lấy chồng xa, quá xa nhà, ởhai đầu tổ quốc. Ngày chị yêu anh, bố mẹ đã ngăn cấm, không phải vì họ không muốn cho chị lấy anh, họ không chê anh ở điểm gì cả. Chỉ là, họ không muốn mất con gái. Nhưng chị lại kiên quyết, chị cứ trách bố mẹ ngăn cấm tình yêu của chị. Ngày đó, chị ích kỉ chỉ nghĩ đến anh, nào nghĩ đến gia đình, người thân của mình.
Chị nào biết, trong đám cưới, mẹ chị đã khóc ngất khi con gái lấy chồng. Rồi em chị, cháu chị, những người thân xung quanh đều khóc, vì họ biết, chị lấy chồng là xa ngàn dặm, và cũng không biết bao giờ mới về nhà được. Nhưng chị nào đâu có hiểu.
Cái Tết đầu tiên, chị ăn Tết ở nhà chồng, gọi điện về nhà. Bố mẹ chị người cười, người khóc, con cháu sum vầy, gia đình vui vẻ bên nhau, tiếng trẻ con í ới gọi chị, chị ngồi khóc. Chị nhớ nhà, nhớ bố mẹ và anh chị em biết bao, bây giờ chị mới hiểu. Chị hiểu nỗi khổ tâm của bố mẹ, hiểu được nỗi nhớ nhung đứa con gái của họ. Nuôi con gái mất con là thế.
Đã 5 năm nay chị vẫn thế. Vẫn khóc mỗi khi Tết đến xuân về. Và lại một năm nữa sắp đến. Giờ chị đã có con lớn. (ảnh minh họa)
Chị lấy chồng xa, có chồng, có con, có gia đình chồng. Chồng chị cũng thương yêu chị. Thế nhưng, mỗi lần cãi vã, chị tủi thân, lại nghĩ về nhà mình. Nếu như lấy chồng gần, chị có thể chạy về bên mẹ, ỉ ôi, than thở và khóc lóc với mẹ mỗi khi giận chồng. Nhưng giờ, chị biết nương tựa vào ai. Bố mẹ chồng cũng bình thường, nếu như chị không nương tựa họ thì còn biết trông cậy vào đâu nữa. Nên chị đã coi họ như người thân ruột thịt, là người trong nhà. Chỉ là, chị vẫn nhớ bố mẹ mình quay quắt.
Đã 5 năm nay chị vẫn thế. Vẫn khóc mỗi khi Tết đến xuân về. Và lại một năm nữa sắp đến. Giờ chị đã có con lớn. Cháu đã biết gọi ông bà, nhưng chưa một lần được gặp mặt. Chị lại nghĩ về một cái Tết mà chị mong mỏi bên gia đình. Lấy chồng xa, ở hai đầu tổ quốc, về nhà không phải là chuyện dễ. Chị không hối hận vì lấy anh, nhưng nỗi nhớ mẹ cha cứ làm chị quay quắt trong lòng. Liệu năm nay thế nào, chị có về ăn Tết cùng bố mẹ được không?
Chị gọi điện về cho mẹ, nghe mẹ nói: "Năm nay con gắng về ăn Tết!", nước mắt chị trào ra. Chị vội cúp máy, nhấc xe đi làm, chị cố gắng kiếm thêm việc, làm thêm tiền để nhất định, chị sẽ về quê ăn Tết cùng mẹ...
Theo VNE
Kiếm đâu ra 40 triệu tiêu Tết đây? Nói 40 triệu thì nghe có vẻ to tát, nhưng đúng là, giờ từng ấy tiền chưa chắc đã đủ chi tiêu một cái Tết, chứ đừng nói là những chuyện linh tinh xung quanh nữa. Năm nay nghe nói công ty tôi doanh thu thấp nên có thể nhân viên còn được thưởng thấp hơn cả năm ngoái. Là đàn ông, tôi...