Kiếm đâu ra 40 triệu tiêu Tết đây?
Nói 40 triệu thì nghe có vẻ to tát, nhưng đúng là, giờ từng ấy tiền chưa chắc đã đủ chi tiêu một cái Tết, chứ đừng nói là những chuyện linh tinh xung quanh nữa.
Năm nay nghe nói công ty tôi doanh thu thấp nên có thể nhân viên còn được thưởng thấp hơn cả năm ngoái. Là đàn ông, tôi cực kì lo lắng vì không gánh vác được trách nhiệm của người làm chồng, làm con trai trưởng trong gia đình. Nghĩ đến chuyện, cả năm mới có một cái Tết mà không được lương, thưởng khoảng mấy chục triệu thì chắc, tôi không dám vác mặt về quê.
Là con trai trưởng, lấy vợ và lên thành phố lập nghiệp, tôi đã phải lo cho gia đình nhiều chuyện. Dù không ở nhà nhưng hàng tháng, tôi phải cho bố mẹ vài triệu để tiêu pha. Bố mẹ đã già cả, bây giờ con cái đi làm, có tiền lương lại không chăm sóc được bố mẹ thì làm sao đáng mặt làm con, lại là con trưởng thì trách nhiệm còn đau đầu hơn.
Tết nhất đến nơi rồi, năm nào cũng như năm nào, nỗi lo chồng chất nỗi lo. Tôi bắt đầu sợ nếu như không có tiền về quê ăn Tết thì không biết làm thế nào. Nghe phong thanh, các chị em đồng nghiệp trong công ty kháo nhau, năm nay có thể chỉ được thưởng vài triệu là nhiều, có người còn triệu bạc hoặc là vài trăm, có khi còn không có thưởng. Vì thưởng cũng phụ thuộc vào doanh thu của công ty, công ty không thu được thì nhân viên cũng phải chấp nhận ‘chung cảnh ngộ’ với công ty mà thôi. Nghe vậy, tôi hoảng quá. Nếu mà đúng là thưởng ít như vậy thì năm nay tôi tiêu đời rồi.
Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. (ảnh minh họa)
Tôi phải có đủ hoặc là tầm tầm 40 triệu thì mới tiêu đủ cái Tết. Tết này, vợ tôi có được thưởng thì cũng chỉ đủ mua sắm đồ đạc cho gia đình. Bây giờ Tết có như ngày xưa đâu, có phải cân thịt lợn, cái bánh chưng là xong đâu. Bây giờ lắm thủ tục. Nào là tiền cho bố mẹ tiêu Tết, tiêu pha linh tinh, nào là tiền mừng tuổi, nào là tiền quà cáp, trăm thứ… Có vài triệu trong người thì thà không ăn Tết còn hơn.
Video đang HOT
Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. Nếu không cho từng ấy thì mất mặt lắm vì cả năm mới có một cái Tết, bố mẹ cũng phải sắm sửa. Không cho thì cũng phải mua đồ cho các cụ, không thì mua cây đào, cây quất thêm vào, làm quà cho bố mẹ, hay chai rượu ngoại cho bố, để bố uống, thưởng thức Tết cũng là điều nên làm mà. Mà hai bên thì phải như nhau, không thể thiên vị bên này, bên kia được.
Còn chưa nói tới khoản tiền quà cáp cho họ hàng. Năm nào là con trưởng trong nhà tôi chả phải đi chúc Tết này kia. Đến nhà cô dì chú bác, họ hàng gần xa, lại anh em trong dòng họ. Thế là cũng phải mất đến gần chục triệu tiền mua quà cáp nữa chứ chẳng chơi. Cái đó là bao gồm cả tiền mừng tuổi. Mừng tuổi thì vô biên, từ người già đến trẻ con, đều phải có tiền mừng. Mà bây giờ thì ai mừng ít, chí ít ra cũng phải mừng 5 chục nghìn, còn không thì 100 nghìn cho các cụ già, chứ các cụ mà mừng tiền chục thì mừng làm gì, còn sống được bao lâu nữa. Với lại, mang tiếng lập nghiệp ở thủ đô, về nhà tèm nhèm thì người ta lại dị nghị, lời ra tiếng vào, các cụ ở quê hay vậy. Nên đã làm thì phải làm cho tới, cho hay.
Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. (ảnh minh họa)
Còn các cháu nhà mình nữa, cũng phải mừng tuổi cho ra tấm, ra miếng, cũng phải mất vài triệu chứ chẳng chơi. Thế nên, thiết nghĩ, chỉ riêng tiền cho bố mẹ, tiền mừng tuổi, tiền quà cáp cũng đã vài chục triệu như vậy thì thử hỏi, còn đồng nào nữa không? Đó là chưa kể tới chuyện tiền nong đi nhậu nhẹt, ăn uống bên ngoài, hay tiền vui xuân với bạn bè, thi thoảng còn mừng tuổi cho con cái bạn bè nữa.
Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. Nhưng trước tình cảnh này, kiếm đâu ra từng ấy tiền đây? Chẳng lẽ lại đi vay thì ngại lắm, cuối năm đi vay, đầu năm đi trả hay là chưa trả được cũng mệt người. Lại còn chuyện ai cho vay mới là quan trọng. Bây giờ đúng là tiến thoái lưỡng nan. Chi tiêu ít đi thì được nhưng mà quá khó, thế nào người ta cũng nói vợ chồng ki bo, ki kẹt, năm mới về được lần chơi với họ hàng mà không có quà cáp cho ra hồn. Thật ra có ai hiểu, cái áp lực lên thành phố lập nghiệp là như thế nào, có giống như chuyện người ta vẫn nói đâu. Có phải cứ sống ở thủ đô thì sang trọng nhiều tiền đâu. Các gia đình như chúng tôi, đi thuê nhà thuê cửa thì thúc thực, lương vài đồng bạc cũng chỉ đủ trả tiền nhà và sinh hoạt phí, chứ còn giàu có thì không biết có gặp thời gặp vận gì không. Nhưng có ai nào hiểu, hoặc là các cụ không biết nên cứ nghĩ con cái không chu đáo. Nhưng mà chu đáo như cái Tết sắp tới này mà tôi tính thì đúng là, vợ chồng có mà sau Tết chỉ ăn cháo với mì tôm thôi!
Theo VNE
"Nghỉ Tết 9 ngày, tha hồ làm dâu nhé!"
Cô bạn tôi gào vào tai tôi như thế và cười một cách sảng khoái khi biết tin tôi chỉ còn 1 tuần nữa là cưới chồng và cũng còn hơn tháng nữa là Tết.
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy?
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày cưới của tôi, chúng bạn nghe tin tôi cưới, đứa nào cũng hốt hoảng: "Sao bà dại thế, cưới gì không để sang năm, đầu năm cưới là đẹp mấy ai cưới cuối năm. Với lại, cưới như này thì Tết bà ăn Tết nhà chồng à, thế thì có mà chết. Sao không ăn nốt cái Tết cuối đời độc thân cùng với bố mẹ, hưởng thụ nốt cuộc đời sung sướng đi. Lấy chồng rồi, tôi thách bà về nhà mẹ đẻ ăn Tết được đấy. Có về cũng nhanh nhanh, chóng chóng. Tết này nghỉ 9 ngày, bà tha hồ mà làm dâu. Lúc ấy mới thấy cái sự làm dâu nó &'sướng' như thế nào bà nhé". Cô bạn còn cười ha hả, không quên nhấn mạnh từ &'sướng'.
Tôi không hiểu, các cô bạn tôi nghĩ thế nào, hay là có tư tưởng thế nào mà lại coi chuyện làm dâu nhà chồng giống như cơn ác mộng vậy. Các bạn tôi bảo: "Mày chưa trải qua chưa biết, lúc chưa làm dâu thì ai cũng tốt, ai cũng yêu quý mình ấy, nhưng về làm rồi thì đủ chuyện, từ A đến Z, làm không xong thì biết mặt nhau. Đừng tưởng là chỉ có về nhà nấu cơm, đi chợ giặt giũ là xong nhé".
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy? (ảnh minh họa)
Tôi thì không nghĩ như vậy, bởi bản thân tôi luôn quan niệm, mình sống vì mình thì mình sẽ sống vì người. Giá thử bố mẹ chồng tương lai của tôi ác ra mặt, hay tỏ thái độ không ưa tôi ra mặt thì tôi mới sợ cảnh dâu con 9 ngày Tết. Đằng này, bố mẹ tế nhị, tốt bụng, tôi cũng tự tin là mình không đến nỗi nào, vậy thì hà cớ gì phải cãi cọ, xích mích, khó sống với nhau.
Tất nhiên, gia đình chồng sẽ không thể thoải mái bằng gia đình mình. Nhưng ở đâu quen đó, rồi thời gian cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy thân thương với bố mẹ chồng, cảm thấy gần gũi với họ bởi đó là người sinh trưởng ra chồng, người ta yêu quý.
Tôi không phủ nhận chuyện ăn Tết với bố mẹ đẻ là vui nhất, được sum vầy bên gia đình ruột thịt của mình cũng là niềm vui mừng hạnh phúc mỗi dịp năm hết, Tết đến. Nhưng, cuộc sống vốn có quy luật của nó. Sinh ra là phận nữ nhi thì chấp nhận chuyện lấy chồng, về nhà chồng, &'xuất giá tòng phu' mà thôi.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. (ảnh minh họa)
Nếu như ai cũng nghĩ như chúng ta, thì chẳng phải chuyện mẹ chồng nàng dâu mãi mãi không được cải thiện sao? Thiết nghĩ, có phải chị em quá đặt nặng chuyện mẹ chồng nàng dâu, hay tại mình cứ bị cái tư tưởng ấy đè nén, rồi người này truyền tai người kia những câu chuyện về mẹ chồng tai quái, nên chúng ta mới bị ám ảnh như vậy? Đâu cũng có người này, người kia. Nếu như họ đối xử không tốt với mình, đừng vội trách họ. Hãy tự kiểm điểm bản thân, tự kiểm tra lại mình xem mình có sai gì, có làm gì không hay không phải để người khác không hài lòng hay không. Lúc đó mới phán xét.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. Con dâu mới phải làm việc nhà, phải giúp bố mẹ chuẩn bị Tết nhất, mua sắm đồ đạc trong nhà, chuẩn bị tiền mừng tuổi, rồi cỗ bàn cũng là chuyện nên làm. Dù không phải là lễ Tết cũng nên thể hiện sự thành kính với các cụ bằng việc làm, có gì đâu phải phàn nàn nhiều nhỉ.
Tôi thấy mấy cô bạn tôi thực sự quan trọng hóa vấn đề. Tôi không phải không muốn sum họp bên bố mẹ nhưng, được ở bên người chồng mình thương yêu, đón Tết cùng anh ấy, đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao mà. Ngày Lễ mới có dịp bận rộn chứ ngày thường thì ai bắt tội đâu! Cứ làm đúng như mình là con cái trong nhà vậy, giống như mình đang báo hiếu chính bố mẹ mình. Chỉ tại mấy cô bạn tôi quá áp lực và căng thẳng thôi!
Theo VNE
Nghỉ Tết 9 ngày, 'khổ nhục' vì nhà chồng? Hôm nay, nghe xong cái tin chốt phương án nghỉ Tết 9 ngày, chị Ngọc cơ quan tôi thở hổn hà hổn hển: "Thôi chết tao rồi chúng mày ơi, nghỉ Tết 9 ngày ấy, phen này khổ nhục vì nhà chồng". Hoảng quá, được nghỉ Tết những 9 ngày Thói đời lắm cái lạ. Làm việc cả năm, ai cũng mong được...