Nghĩ đến Tết, chỉ muốn bỏ chồng
Tết nhà chồng chị quá khác so với nhà người ta nên chị sợ. Sau 5 năm lấy chồng, từ hai năm nay, cứ đến Tết chị chỉ có ý nghĩ duy nhất là muốn bỏ chồng cho nhẹ thân.
Người lớn vẫn bảo giờ chỉ có trẻ con mới thích Tết. Nhiều người lớn còn sợ Tết hơn trẻ con sợ cọp. Tết là dịp sum họp gia đình, để ngồi bên nhau sau một năm mỗi người mỗi việc, mỗi người mỗi phương. Thế nhưng từ ngày lấy chồng chị Lan Anh lại bị ám ảnh bởi Tết. Mấy ngày gần đây chị tự nhiên mất ngủ, ngủ lại gặp ác mộng, người lúc nào cũng ủ rũ như bị trầm cảm.
Chẳng là Tết nhà chồng chị quá khác so với nhà người ta nên chị sợ. Sau 5 năm lấy chồng, từ hai năm nay, cứ đến Tết chị chỉ có ý nghĩ duy nhất là muốn bỏ chồng cho nhẹ thân.
Chị thực sự hoảng sợ khi nghĩ tới Tết. Từ ngày lấy chồng chị thấy Tết như đi đày. Suốt 5 ngày Tết chị biến thành nhân viên phục vụ nhà hàng. Cả năm đi làm quần quật, vất vả, chị chỉ mong mấy ngày Tết thảnh thơi hoặc đón một cái Tết bình thường như mọi gia đình nhưng đó là mơ ước quá xa xỉ.
Chồng chị là một người đàn ông tốt, trách nhiệm, yêu con, tử tế với vợ nhưng rất gia trưởng. 360 ngày trong năm vợ có thể là số 1 nhưng 5 ngày Tết thì vợ chỉ là osin. Về tới quê anh là anh thay đổi 180 độ và đặc biệt thích “hâm nước mắm”. Anh lại là một người con rất có hiếu và thương bố mẹ. Dù bố mẹ sai hay đúng thì con cái cũng phải vâng lời.
Thế là về tới quê có việc gì là hai vợ chồng nai lưng ra làm mà không được trốn tránh, phàn nàn. Bố mẹ chồng có nhà hàng ăn uống kiêm giải khát, karaoke. Tết là dịp thanh niên ở huyện tới ăn chơi, người có tuổi họp lớp, khách khứa lúc nào cũng tấp nập ăn uống hát hò nhưng người phục vụ thì lại nghỉ ăn Tết. Cũng đúng thôi vì cả năm họ đã làm việc vất vả, Tết không ai muốn làm việc mà chỉ muốn sum họp gia đình.
Video đang HOT
Bố mẹ chồng chị là người tham công tiếc việc nên nghĩ khác. Dịp này đông khách thì càng phải phục vụ, càng phải tranh thủ kiếm tiền. Thế là con cái thành nhân viên phục vụ nhà hàng từ 30 tới hết mùng 4 Tết
Năm đầu tiên, chị vừa rửa bát nhà hàng vừa quệt nước mắt khóc thầm vì không dám để bố mẹ chồng nhìn thấy sợ dông cả năm. Mùng 1 Tết, lũ thanh niên choai choai đầu xanh đỏ bật nhạc sàn, nhảy múa, thêm tí rượu bia đánh nhau loạn cả nhà hàng. Chồng chị lao ra ngăn cản suýt bị vạ lây.
Một vài gã đàn ông rượu vào còn giở thói “mất dạy”, thấy chị bưng bê, dọn dẹp còn gạ gẫm “đi khách”. Cô con dâu mới sốc nặng! Gia đình chị thuộc diện công nhân viên chức với nếp sinh hoạt đơn giản, Tết đúng là thời gian để sum họp, trò chuyện.
Tết thứ hai, chị không khóc nữa mà cãi nhau một trận “tơi bời khói lửa” với chồng về câu chuyện ăn Tết kinh hoàng ở nhà bố mẹ chồng. Thế nhưng một người đàn ông có hiếu như anh không cho phép vợ ý kiến chuyện của bố mẹ chồng. Anh bảo: “Cả năm chỉ phải làm dâu mấy ngày Tết, cố mà làm bố mẹ vui lòng!”.
Đúng là cả năm chỉ có mấy ngày Tết! Chị nghe xong chẳng còn nói được gì vì biết tính anh không thay đổi. Chỉ có cách bỏ chồng may ra mới hết câu chuyện Tết nhất mệt mỏi. Nhưng 360 ngày còn lại anh vẫn tử tế. Sau Tết mọi thứ lại trở về quỹ đạo.
Tết năm thứ ba, chị chán nản tới mức cả cái Tết chỉ nhẫn nhịn và làm việc. Chị không khóc, không sốc nữa. Năm đó chị đang mang bầu nên cũng được ưu tiên hơn một chút nhưng thấy từ bố mẹ tới anh chị em đều làm việc hùng hục, chị cũng cố gắng làm những việc nhẹ nhàng. Cứ hình dung con mình sẽ đón những cái Tết buồn bã như thế này, chị chẳng muốn nghĩ nữa.
Cái Tết thứ tư, ba ngày chị không buồn nhìn mình một lần trong gương chứ không nói tới việc diện Tết. Hai mẹ con tự ôm nhau, lo nhau ăn uống trong phòng. Chồng chị và mọi người vẫn hùng hục phục vụ khách khứa. Cứ nghĩ tới cảnh con bé sẽ không biết tới Tết là gì mà chị ôm con chảy nước mắt. Chồng chị cũng bắt đầu thấy mệt mỏi với những cái Tết như này nhưng vẫn cố gắng làm vừa lòng bố mẹ.
Chị quá bé nhỏ để thay đổi nếp sinh hoạt của nhà chồng. Nhất là khi bố chồng chị là một người vô cùng gia trưởng còn chồng chị cũng gia trưởng và cực đoan không kém. Anh luôn bị ám ảnh bởi hai từ “chữ hiếu”. Anh bảo thà bất nhân bỏ vợ, bỏ con chứ không bao giờ vì vợ mà làm sai lời bố mẹ. Bố mẹ đã vất vả nuôi mình, giờ mình phải báo hiếu.
Chỉ còn vài ngày là Tết, chị Lan Anh nghĩ chả nhẽ bế con về nhà ngoại ăn Tết? Điều này cũng đồng nghĩa với việc thách thức chồng kí vào đơn ly hôn. Với tính gia trưởng, cực đoan của anh, thì nếu thách anh sẽ kí mà không cần nghĩ. Chẳng lẽ vì 5 ngày Tết mà bỏ chồng?
Cưới được 3 tháng, chồng thản nhiên gọi vợ là "mày"
Chồng thản nhiên gọi bằng mày sau khoảng 3 tháng cưới nhau. Nếu giờ tôi ly hôn, người ta có nghĩ tôi dại quá không?
Tôi vốn không phải là người đòi hỏi quá cao hay khắt khe với chồng. Có những chuyện người khác coi là mục tiêu cao nhưng tôi lại không đặt nặng. Tôi chưa bao giờ bắt những ngày sinh nhật, ngày lễ, ngày tết, anh phải quà cáp đắt đỏ cho tôi. Thậm chí những ngày như vậy tôi chỉ cần anh dành thời gian bên mình, tôi sẽ nấu cho anh vài món ăn ngon, hai đứa ở nhà xem một bộ phim là đủ.
Nhưng hôm nay, khi nghe chồng gọi vợ là mày chỉ mới khoảng 3 tháng sau khi kết hôn, tôi đã thực sự tính tới chuyện ly hôn. Có những cái vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôi dù với người khác nó lại chỉ là điều nhỏ nhặt.
Chúng tôi yêu nhau khoảng gần 2 năm thì chính thức đi tới hôn nhân. Trong con mắt của tôi, anh là người không lãng mạn nhưng sống nghiêm túc, có trách nhiệm với gia đình. Khi còn yêu, có đôi khi tôi cũng tủi thân một chút vì anh hơi vô tâm. Nhưng bù lại, sự trưởng thành, đĩnh đạc của anh làm tôi yên tâm rằng mình đã lựa chọn đúng đắn người chồng cho tương lai.
Sau khi cưới, chúng tôi được dọn ra ở riêng. Không phải sống cùng nhà chồng tôi nghĩ cũng là một điều dễ dàng hơn phần nào cho hai vợ chồng. Nhưng thực tế không giống như tôi nghĩ.
Công việc của tôi cũng bận rộn, hôm nào tan làm về tới nhà cũng gần 8h. Mặc dù tôi không muốn như vậy nhưng tính chất công việc cũng không có cách nào khác cả. Cũng chỉ bận rộn một vài tháng cuối năm chứ không phải lúc nào cũng vậy. Mà có ai bỏ được công việc đâu, nên tôi đành phải cố gắng.
Về nhà muộn, tôi lao vào nấu cơm nhưng cũng không thể nào kịp so với anh được. Anh về sớm hơn, chỉ ngồi chờ cơm. Tôi không trách anh không phụ giúp mình vì tôi biết anh cũng rất mệt, công việc của anh còn vất vả hơn tôi. Thế nhưng tôi thực sự buồn khi chồng không thông cảm cho nỗi khó khăn của mình.
Hôm ấy tôi về nhà, anh thản nhiên bực bội ném vào mặt tôi câu nói: "Ngày nào mày cũng về muộn thế này, định để tao chết đói à? Tao đi làm về cần có cơm ăn mà cứ phải chầu trực tới đêm không được miếng vào mồm thế này thì chịu saonổi". Anh tức tối đi ra khỏi nhà để ăn quán. Tôi rơi túi đồ xuống nền nhà, nước mắt trào ra và cảm thấy căm phẫn.
Tôi đâu có phải là ô sin, chỉ ăn lương và ở nhà nấu cơm? Có thể đồng lương tôi mang về không nhiều như chồng nhưng tôi cũng đang phải san sẻ gánh nặng kinh tế với chồng. Hơn nữa chúng tôi mới chỉ vừa cưới 3 tháng, cuộc sống vợ chồng son mới bắt đầu mà anh gọi tôi bằng mày, xưng tao như ông chủ với con ở...
Tôi khóc và bỏ về nhà ngoại 1 tuần trời. Mẹ tôi nói đàn ông nóng giận như thế thôi bỏ qua, vợ chồng mới cưới còn chưa hiểu nhau, cũng đừng chấp lời nói mà ảnh hưởng tới hạnh phúc. Mẹ tôi là mẫu người truyền thống nên tôi hiểu vì sao bà quan niệm thế. Nhưng quả thật trong lòng tôi cảm thấy sợ. Tôi sợ đấy là con người với bản chất vũ phu cộc cằn của anh, tôi sợ đấy mới chỉ là mở đầu.
Tôi phải làm gì đây?
Theo Khám phá
Anh là chồng em hay "của nợ" đời em? Người ta bảo vợ chồng là duyên nợ ở đời. Và anh là chồng em chẳng biết vì duyên hay vì nợ đây nữa? Anh ạ, thực sự đến lúc này em đã đuối mất rồi. Em không còn sức để lo toan, tô vẽ cho vẻ ngoài hoàn hảo của cuộc hôn nhân này nữa. Em muốn buông xuôi sau 9 năm...