Nghĩ con ngủ li bì sau khi bị cảm là bình thường, nào ngờ tiếng ho của bé đã tiết lộ sự thật đáng sợ đằng sau đấy
Hóa ra chính việc ngủ li bì và tiếng ho lạ của bé lại là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm bé đang mắc phải.
Louise Wood vô cùng lo lắng khi nghe tiếng ho lạ lùng của con gái Clara. Cô không bao giờ nghĩ, bé yêu của mình lại có thể rơi vào tình cảnh đáng sợ tới như vậy.
Bà mẹ 39 tuổi ở Merseyside, vùng Tây Bắc nước Anh, đã gọi số cấp cứu 111 để xin lời khuyên về trường hợp con gái Clara hôm 3/2. Vào ngày hôm trước, cô bé 11 tháng tuổi có biểu hiện ngủ nhiều nhưng Louise không quá lo lắng vì cho rằng đó là do con đang hồi phục sau khi bị cảm.
Nhưng việc trả lời một loạt câu hỏi từ nhân viên trực tổng đài khiến cô Wood bắt đầu hoảng sợ, nhất là khi họ thông báo, xe cứu thương sẽ tới ngay lập tức.
Chỉ trong vòng vài phút, bé Clara đã được đưa tới bệnh viện, nơi bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi và nhiễm trùng máu. Louise và chồng cô, David, 39 tuổi, chờ đợi trong hoang mang cực độ suốt một tuần liền khi con gái nhỏ của họ chống chọi với hai căn bệnh nghiêm trọng.
Cô Louis Wood đã gọi điện cho cấp cứu khi nghe thấy tiếng ho kì lạ của con gái mình
Bé Clara được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán viêm phổi và nhiễm trùng huyết
Thật may mắn, mọi chuyện ổn thoả và giờ đây, bé Clara đã hoàn toàn khoẻ mạnh. Mẹ bé mong muốn chia sẻ câu chuyện của con gái mình để giúp mọi người nâng cao nhận thức về triệu chứng của viêm phổi và nhiễm trùng máu.
Cô Louis Wood kể: “Mắt con nửa mở nửa nhắm. Clara còn phát ra tiếng ho nghe rất kỳ lạ. Sau đó, nhân viên cứu thương đã mô tả đó là âm thanh như thể bạn phải thở hắt ra do làm việc gì nặng nhọc. Con ngủ những giấc rất dài trong ngày hôm trước, tỏ ra rất yên lặng và người cứ lịm dần đi. Nhưng tôi chỉ nghĩ chắc là do chút bệnh cảm mà con vừa mắc phải.
Tôi đã vô cùng sốc. Bạn đang ở nhà vào một sáng chủ nhật và tới hôm sau, bạn thấy mình đang trong phòng cấp cứu.
Sau khi trả lời một loạt câu hỏi trên điện thoại, bà Wood bắt đầu hoảng loạn khi nhân viên trực điện thoại cho biết các nhân viên y tế đang vội vã trên đường đến.
Video đang HOT
Bé Clara đang được bố cho uống sữa
Khi chúng tôi tới phòng cấp cứu, đã có sẵn một đội ngũ bác sĩ, y tá đứng đợi ở đó. Chúng tôi lập tức đi thẳng vào phòng hồi sức.
Bác sĩ đưa ống thông vào để truyền dịch cho con. Clara cũng được cho thở oxy bởi độ bão hoà oxy trong máu con rất thấp”.
Vị trưởng cố vấn xuất hiện khoảng 5 phút sau và xác nhận Clara bị viêm phổi, nhiễm trùng máu. Thông tin này khiến bố mẹ bé thực sự hoảng sợ.
“Đó là khi bác sĩ cố vấn thông báo rất chân thực cho chúng tôi về bệnh tình của con. Bởi viêm phổi và nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhanh. Chúng tôi phải đợi để xem biện pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định cho con có thực sự hiệu quả không?”.
Gia đình đã tổ chức lễ rửa tội cho Clara vài ngày sau khi bé đã có thể về nhà
Thật may, Clara đã nỗ lực chống chọi với hai căn bệnh nguy hiểm và hồi phục trong vòng một tuần trước sự thở phào nhẹ nhõm của bố mẹ cũng như chị gái Evelyn, 4 tuổi.
Mẹ bé Clara bày tỏ: “Chỉ một tuần sau sự việc, tôi mới dám oà khóc cho nhẹ lòng. Tôi đã bị một cú sốc rất nặng và mọi chuyện có thể đã diễn biến theo chiều hướng rất khác. Không ai muốn nghe bác sĩ nói: ‘Thật tốt vì chị đã gọi cứu thương’ bởi đó là lúc bạn nhận ra tình hình nghiêm trọng tới mức nào. Nhưng nó cũng cho thấy việc gọi điện để tìm kiếm lời khuyên có ý nghĩa nhiều đếm như nào”.
Nhiễm trùng máu là gì?
Nhiễm trùng máu xảy ra khi cơ thể phản ứng với một bệnh nhiễm trùng bằng cách tấn công chính mô và các cơ quan của mình.
Khoảng 44.000 người thiệt mạng vì nhiễm trùng máu hàng năm ở Anh. Trên toàn thế giới, cứ 3,5 giây, lại có một người tử vong vì nhiễm trùng máu.
Nhiễm trùng máu có các triệu chứng giống bệnh cúm, viêm dạ dày – ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng) và nhiễm trùng ngực.
Các triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ em:
- Thở gấp
- Ngất xỉu hoặc co giật
- Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc có đốm
- Phát ban không mờ đi khi ấn vào
- Lịm dần đi
- Cảm thấy lạnh bất thường
Trẻ dưới 5 tuổi có thể nôn liên tục, bỏ ăn hoặc không tiểu tiện trong 12 giờ. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng máu nhưng phổ biến nhất ở những người mới phẫu thuật, dùng ống thông đường tiểu hoặc phải nằm viện một thời gian dài.
Những người có nguy cơ nhiễm trùng máu khác bao gồm người có hệ miễn dịch yếu, bệnh nhân hoá trị, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Nguồn: Dailymail
Hàng loạt trẻ ngỡ cảm cúm, bất ngờ phải nhập viện thở máy
Hàng loạt trẻ có dấu hiệu ban đầu là sổ mũi, ho khò khè nhưng khi nhập viện phát hiện nhiễm loại virus chưa có thuốc điều trị, phải thở máy.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Phó trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi TƯ cho biết, trong 1 tháng trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) tăng đột biến, hiện có 20 trẻ đang phải điều trị nội trú.
Không chỉ gia tăng về số lượng, diễn biến các ca bệnh cũng phức tạp và nặng hơn. Ngày cao điểm, tại khoa Hô hấp tiếp nhận 5-10 bệnh nhân nặng, chủ yếu trẻ dưới 6 tuổi.
Cách đây 1 tuần, bệnh nhi K.N (38 ngày tuổi, Sơn La) xuất hiện tình trạng khò khè, sau tim đập nhanh, tổn thương phổi, bé bỏ bú, lồng ngực co rút lại sau mỗi nhịp thở, gia đình chuyển bé xuống BV Nhi TƯ trong tình trạng khá nặng.
Một bệnh nhi bị viêm phổi do nhiễm virus RSV
Kết quả test nhanh dịch tụy hầu cho thấy bé dương tính với virus RSV. Ngoài thở oxy, bác sĩ chỉ định truyền dịch, chạy khí dung để hỗ trợ đường thở.
Tương tự, trường hợp bé H.A (5 tháng tuổi, Phú Thọ) cũng chỉ có biểu hiện ho húng hắng, sổ mũi, sốt cao. Nghĩ con gái cảm cúm thông thường nên cha mẹ bé tự điều trị ở nhà, kiên trì cho con bú mẹ, uống hạ sốt và dùng thêm các bài thuốc dân gian trị ho.
Tuy nhiên sau 4 ngày, tình trạng của bé H.A ngày một nặng thêm. Khi chuyển đến BV Nhi, bé đã xuất hiện tình trạng khó thở, rút lõm lồng ngực với chẩn đoán viêm phế quản, suy hô hấp độ 2 và dương tính với virus hợp bào hô hấp.
Do suy hô hấp nặng nên trẻ phải thở máy, sau đó thở oxy và điều trị kháng sinh trong suốt gần 1 tháng qua.
PGS Hanh cho biết, virus RSV chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường.
Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm thường là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, tuy nhiên với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, trẻ đẻ non, tim bẩm sinh... có sức đề kháng kém dễ bị virus tấn công.
Đáng lưu ý, virus này "ưa thích" tấn công vào đường hô hấp trên nên trường hợp nhẹ có thể là viêm họng, viêm tai giữa, nặng dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh.
Theo PGS Hanh, đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do virus RSV gây ra nên khi trẻ mắc bệnh, chủ yếu điều trị triệu chứng bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng...
Những trường hợp trẻ tự khỏi vẫn cần theo dõi sát để khi có dấu hiệu nặng lên cần đưa tới cơ sở y tế kịp thời. Riêng các trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thở oxy.
PGS Hanh khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc cho con uống, vì sẽ không thể biết trẻ nhiễm virus thông thường hay virus RSV. Nếu chủ quan không đưa trẻ đi khám có thể khiến virus RSV lây lan mạnh trong cộng đồng do virus có thể sống vài giờ ngoài không khí.
Các bậc cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn trẻ có thể làm lây lan virus.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Bé 18 tháng ở Hà Nội hôn mê, tím tái toàn thân do sai lầm của cha mẹ Gia đình tự ý mua thực phẩm bổ sung oresol cho con khiến cháu bé rơi vào tình trạng mất nước nặng, tím tái toàn thân, mất ý thức, co giật. BS Đỗ Tuấn Anh, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhi H.K.N, 18 tháng tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội được gia đình đưa vào khoa cấp cứu trong tình...