Nghi án trốn thuế nửa tỷ đô khi xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc
Chênh lệch khá lớn về thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vài năm trở lại đây. Số liệu từ Hải quan cho thấy, con số chênh lệch sau đó còn tăng vọt, khoảng 3,2 lần.
Nhiều chuyên gia trong ngành lo ngại các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang kê khai giá xuất khẩu thấp hơn giá nguyên liệu nhằm trốn/giảm thuế.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang nước này hơn 835 triệu USD, nhưng số liệu từ Hải quan Việt Nam chỉ là hơn 710 triệu USD, chênh 125 triệu USD. So với năm 2012, con số chênh lệch năm 2013 cao hơn gấp 1,5 lần (từ 125 triệu USD lên 184 triệu USD).
Đặc biệt, con số chênh lệch sau đó còn tăng vọt, khoảng 3,2 lần, ở mức 184 triệu USD (2013) lên gần 600 triệu USD năm 2014.
Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu gỗ lớn của ngành gỗ Việt Nam
So sánh về khối lượng xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ giữa hai quốc gia, phân tích dữ liệu từ 2 nguồn cũng chỉ ra những khác biệt rất rất lớn. Tính riêng trong năm 2014, áp dụng cùng tỉ lệ quy đổi từ các loại sản phẩm gỗ xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia ra đơn vị m3 gỗ quy tròn cho thấy, con số khoảng 8,4 triệu m3 quy tròn các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc được thống kê bởi Tổng cục Hải Quan Việt Nam thấp hơn khoảng gần 1,7 triệu m3 quy tròn so với con số của Hải quan Trung Quốc (10 triệu m3).
Video đang HOT
Liên quan vấn đề này, ông Tô Xuân Phúc (Tổ chức Forest Trend) cho biết, chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu do các nguyên nhân như khác biệt tỉ giá, khác biệt về cách tính toán trong cơ cấu giá trị. Liên quan tới khác biệt về lượng xuất nhập khẩu, một trong những nguyên nhân được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là Trung Quốc không tính giá trị xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.
Ngoài ra, đó là khác biệt là tình trạng buôn lậu một số mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia, với số liệu Hải quan Việt Nam không bao gồm con số về lượng xuất lậu từ Việt Nam, trong khi đó Hải quan Trung Quốc kiểm soát được tình trạng này.
“Dựa trên nguồn số liệu Hải quan Việt Nam, khi phân tích quy mô và động thái một số mặt hàng gỗ chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, đã cho thấy rằng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy một số doanh nghiệp tham gia thương mại các mặt hàng gỗ với Trung Quốc kê khai giá xuất khẩu thấp hơn giá nguyên liệu đầu vào nhằm trốn/giảm thuế”, ông Phúc nói.
Theo ông Phúc, gian lận thương mại bao gồm cả trốn thuế là một trong nguyên nhân dẫn tới những khác biệt lớn giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê. Tuy nhiên, hiện chưa có đủ thông tin để có thể đánh giá về vai trò của gian lận thương mại trong cơ cấu chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.
Bảo Hân
Theo_VietNamNet
Gỗ giúp Việt Nam giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc
Với kim ngạch trên 800 triệu USD mỗi năm, xuất khẩu gỗ giúp Việt Nam giúp Việt Nam giảm đáng kể thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Các đại biểu tại Hội thảo "Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2012-2014" tổ chức sáng nay (15/9) tại Hà Nội khẳng định, Trung Quốc là thị trường quan trọng cho các mặt hàng gỗ của Việt Nam với lượng cầu khổng lồ. Mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần đáng kể vào việc giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
TS. Tô Xuân Phúc, đại diện của tổ chức Forest Trends, đồng thời cũng là thành viên trong nhóm nghiên cứu về thực trạng và xu hướng của thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc, cho biết năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 845,1 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang thị trường này đạt trên 425 triệu USD, cao thứ 2 (sau sắn).
Biểu đồ giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 năm gần đây.
Ông Phúc lưu ý, trong quan hệ giao thương với Trung Quốc, Việt Nam luôn ở tình trạng thâm hụt thương mại, với quy mô thâm hụt hàng năm lên tới trên 20 tỷ USD. Nhưng đối với ngành gỗ, Việt Nam vẫn đạt mức cân bằng thặng dư, với mức thặng dư khoảng 600 triệu USD/năm.
Theo ông Phúc, gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những nhóm mặt hàng quan trọng nhất trong thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng bình quân trên 11%/năm.
Các mặt hàng gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm dăm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, vơ nia và đồ gỗ. Trong giai đoạn 2012-2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu của 5 mặt hàng này chiếm trên 95% trong tổng số giá trị xuất khẩu kim ngạch gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc, đứng đầu là mặt hàng dăm gỗ (chiếm gần 70%).
Dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy. (Ảnh: KT).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm gỗ từ Trung Quốc với giá trị kim ngạch đạt gần 240 triệu USD năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc đạt gần 121 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm gỗ dán, ván sợi, ván dăm, vơ nia và đồ gỗ.
Các đại biểu tại Hội thảo nhấn mạnh, tiếp giáp với 7 tỉnh của Việt Nam, và cùng chung 29 cửa khẩu đường bộ, cộng với các cảng biển và đường mòn lối mở, Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng cho ngành chế biến và thương mại gỗ của Việt Nam.
Tầm quan trọng của thị trường này không chỉ thể hiện ở về giá trị kim ngạch xuất khẩu mà Việt Nam đạt được hàng năm mà còn là nhu cầu khổng lồ về các mặt hàng gỗ từ Việt Nam./.
Trân Ngoc
Theo_VOV
Nghi án giết người, dựng hiện trường giả ở Hưng Yên Nghi an giêt ngươi, dưng hiên trương gia tại huyện Tiên Lữ, Hưng Yên đang được các cơ quan tích cực điều tra. Nghi an giêt ngươi, dưng hiên trương gia tại huyện Tiên Lữ, Hưng Yên đang được các cơ quan tích cực điều tra. Ngay 8/9, Công an huyên Tiên Lư (Hưng Yên) cho biêt, đơn vi nay đang tiên hanh...