Nghi án ‘lò đào tạo’ người đào tẩu Triều Tiên giả ở Trung Quốc
Trung Quốc đào tạo người đào tẩu Triều Tiên giả, xin tị nạn ở nước ngoài để mong “kiếm lợi” từ nước ngoài. Đây là một ngành “làm giả” mới trong ngành công nghiệp làm giả khét tiếng của Trung Quốc.
Tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) mới đây dẫn một nguồn tin cho hay có ít nhất hai “lò đào tạo” người đào tẩu Triều Tiên giả ở quận Wangjing, Bắc Kinh. Đây là nơi tập trung phần lớn học viên là những người gốc Triều Tiên sống ở Trung Quốc, số còn lại là người Trung Quốc biết nói tiếng Triều.
Tại đây, họ được dạy về đất nước Triều Tiên, được dạy cách bịa đặt những câu chuyện về cuộc bỏ trốn khỏi đất nước của họ. Nếu xin tị nạn thành công, họ sẽ nghiễm nhiên bỏ túi hàng trăm euro tiền trợ cấp mà chính phủ phương Tây cung cấp hằng tháng. Đó là chưa kể họ còn hưởng các quyền lợi khác, chẳng hạn như được hưởng bảo hiểm y tế.
Những nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc đào tẩu hồi tháng 4-2016. Ảnh: Asia Times
Nguồn tin cho hay những người đào tẩu Triều Tiên giả này được giới thiệu cho “cò” – những người chịu trách nhiệm làm giả giấy tờ tùy thân. “Cò” thường giới thiệu những người đào tẩu này làm việc tại các mỏ than hay các nhà máy ở trại giam người Triều Tiên. Những người đào tẩu giả cũng được bày trước những câu hỏi mà các quan chức châu Âu thường hỏi họ.
Cũng theo tờ Chosun Ilbo, có một nghịch lý là thường những người đào tẩu giả được cho tị nạn ở châu Âu, còn những người tị nạn “thật” nếu không xuất trình được giấy tờ tùy thân sẽ bị trục xuất.
Video đang HOT
Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, có 1.100 người đào tẩu Triều Tiên sống ở 13 quốc gia tính đến năm 2015. Có khoảng 230 người đào tẩu đang chờ kết quả xin tị nạn.
Trong số đó, Anh là nước có nhiều người đào tẩu Triều Tiên tị nạn nhất với 622 người, sau đó là Pháp 146 người, Canada 126 người, Đức 104 người, Bỉ 66 người và Hà Lan 59 người. Trong khi đó Mỹ là 22 người.
“Cộng đồng quốc tế phải có những biện pháp khắt khe để “sàng lọc” những người đào tẩu giả, để những người đào tẩu thật không phải chịu những đối xử bất công” – phát ngôn viên của một nhóm nhân quyền nói.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã bày tỏ hoài nghi về thông tin này của tờ Chosun Ilbo.
Lu Chao, một chuyên gia về nghiên cứu Triều Tiên thuộc Học viện Khoa học xã hội Liêu Ninh, nói với tờ Global Times rằng để một người Trung Quốc “lột xác” thành người Triều Tiên chỉ nhờ vào một khóa học là điều rất khó. Ông nói, bởi người Triều Tiên và người Trung Quốc, kể cả người Trung Quốc gốc Triều Tiên rất khác nhau về bề ngoài, giọng nói, các đặc điểm sinh học, do đó rất khó đánh lừa chính phủ châu Âu.
THÁI LAI
Theo PLO
Người Triều Tiên xin tị nạn ở lãnh sự quán Hàn Quốc tại Hong Kong
An ninh đang được thắt chặt tại lãnh sự quán Hàn Quốc ở Hong Kong sau khi có thông tin một nam sinh Triều Tiên đang tìm cách xin tị nạn tại đây.
Nhân viên an ninh chặn trước lối vào lãnh sự quán Hàn Quốc ở Hong Kong. Ảnh:Reuters
Chi tiết vụ việc hiện chưa sáng tỏ nhưng SCMP đưa tin người Triều Tiên trên đến Hong Kong để tham dự một cuộc thi tri thức cách đây hai tuần.
Một sinh viên hỗ trợ tại cuộc thi Olympic Toán học Quốc tế ở đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói với Reuters rằng hôm 16/7, ban tổ chức đã kêu gọi mọi người giúp tìm kiếm một nam sinh Triều Tiên 18 tuổi mất tích sau khi thi.
Cuộc thi Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 57 diễn ra trong hai ngày 11-12/7. Đoàn Triều Tiên gồm 6 nam sinh tham dự và xếp thứ 6 ở cuộc thi.
Một phát ngôn viên cảnh sát cho hay đã nhận được thông tin về vụ việc và đã cử lực lượng canh gác bên ngoài lối vào của lãnh sự quán. Các phóng viên bị yêu cầu ngừng quay video.
An ninh và các cuộc tuần tra của cảnh sát quanh khu vực trên cũng được tăng cường.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay quan điểm của nước này là không đưa ra bình luận về những người bỏ trốn khỏi Triều Tiên.
Chính quyền Trung Quốc đã được thông báo. Theo Luật Cơ bản của Hong Kong, văn bản luật pháp cao nhất của đặc khu này, Trung Quốc có thẩm quyền trong các vấn đề ngoại giao.
Trung Quốc thường hồi hương những người Triều Tiên nhập cảnh trái phép, trong khi Hàn Quốc thường tiếp nhận và cải tạo những người này.
Hồi tháng 4, 13 người Triều Tiên đang làm việc tại một nhà hàng nước ngoài bỏ trốn sang Hàn Quốc. Đây là vụ bỏ trốn tập thể đầu tiên từ cùng một địa điểm. Một nhóm khác cũng được cho là rời khỏi Triều Tiên vào tháng 5.
Anh Ngọc
Theo VNE
Hé lộ đường dây buôn bán giấy tờ Syria giả cho người di cư đến châu Âu Đó là số tiền và số thời gian mà phóng viên của DailyMail sử dụng để mua hộ chiếu, chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe Syria từ đường dây chuyên cung cấp giấy tờ giả trong một thị trấn biên giới ở Thổ Nhĩ Kỳ. 2.000 bảng Anh và 4 ngày Các tài liệu được bán với giá khoảng 2.000...