Nghị án kéo dài vụ người tâm thần kêu oan tội gây rối trật tự
Do vụ án có nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ lưỡng, HĐXX nghị án kéo dài, sẽ tuyên án vào 7 giờ 30 ngày 11-1.
Ngày 5-1, TAND huyện Hóc Môn (TP.HCM) đã mở phiên tòa xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng đối với các bị cáo Phương Tấn Tiến, Dư Trần Sơn Nam và 10 bị cáo khác. Trong vụ án này có nhiều bị cáo phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi.
Do vụ án có nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ lưỡng, HĐXX nghị án kéo dài, sẽ tuyên án vào 7 giờ 30 ngày 11-1.
Theo cáo trạng, tối 13-4-2022, do có mâu thuẫn trong khi làm việc, Tiến và bạn làm chung bị một nhóm đánh. Tiến đã hẹn bạn bè mang hung khí đi trả thù. Trên đường đi, nhóm của Tiến bị Công an xã Thới Tam Thôn kiểm tra và đưa về trụ sở làm việc. Riêng Nam chở Nguyễn Thị Ngọc Liên trên đường đi cùng thì ghé đổ xăng, sau đó lạc nhau nên Nam chở Liên về nhà.
Tại phiên tòa, đại diện VKS đề nghị mức án từ một năm ba tháng tù đến hai năm sáu tháng tù đối với các bị cáo. Riêng hai bị cáo Nguyễn Thị Minh Thảo và Dư Trần Sơn Nam được đề nghị cho hưởng án treo do Thảo đang nuôi con nhỏ; còn Nam có bệnh lý về tâm thần, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Video đang HOT
Các luật sư đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ vì bị cáo là những người chưa thành niên; việc xét xử cần đảm bảo tính giáo dục, hướng thiện, để giúp các bị cáo có cơ hội trở lại làm những công dân tốt. Luật sư đề nghị không áp dụng tình tiết xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội đối với bị cáo dưới 18 tuổi…
Đại diện VKS phát biểu rằng hiện nay tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đông người, dùng hung khí đi đánh nhau, đi tìm người khác trả thù rất nhiều, rất đông. Huyện Hóc Môn đã xử rất nhiều vụ nhưng mức độ và số vụ việc càng ngày càng tăng, cả về số người, số hung khí nhưng độ tuổi của người phạm tội ngày càng thấp. Không có căn cứ để không áp dụng tình tiết xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội đối với bị cáo dưới 18 tuổi…
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 5-1. Ảnh: AN BÌNH
Tuy nhiên, đại diện VKS cũng đề nghị HĐXX xem xét, đánh giá với mức độ và suy nghĩ còn bồng bột ở lứa tuổi của các bị cáo để đưa ra hình phạt phù hợp, để các bị cáo lấy đó làm bài học, đảm bảo tính răn đe và cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.
Trong vụ án này, Dư Trần Sơn Nam sinh ngày 23-7-2005 là người tâm thần, có giấy chứng nhận tâm thần. Theo kết luận giám định, trước, trong và sau khi gây án, Nam bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Theo lời khai tại tòa, sau khi ghé cây xăng, Nam đã thể hiện ý chí là quay về nhà chứ không có ý định tiếp tục đi theo nhóm của Tiến.
Cha của Nam cũng kêu oan cho con, rằng tối hôm xảy ra vụ gây rối của nhóm Tiến, Nam chạy xe máy về nhà thì vô tình gặp nhóm của Lê Mai Dương (một thành viên trong nhóm gây rối). Dương rủ Nam đi cùng. Nam quay xe đi cùng nhưng không biết đi đâu. Chạy được một đoạn thì Nam ghé cây xăng để đổ xăng. Sau khi đổ xăng, nhóm của Dương bỏ Nam lại nên Nam chạy xe về nhà. Nam hoàn toàn không bàn bạc, không mang theo hung khí gì, không được nhóm bạn rủ đi đánh nhau, cũng không có hành vi gây rối ở bất kỳ đâu.
Vì sao hai cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia được đề nghị án treo?
Sáng 26/12, trình bày quan điểm giải quyết kháng cáo của các bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu", đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội chuyển từ tù giam sang tù cho hưởng án treo đối với hai bị cáo là cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Hoàng Linh (cựu Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) bị tuyên phạt 30 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cùng tội danh trên, bị cáo Đặng Minh Phương (cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia) bị tuyên phạt 18 tháng tù.
Sau phiên tòa sơ thẩm, hai bị cáo Linh và Phương có đơn kháng xin giảm nhẹ hình phạt. Quá trình xét xử phúc thẩm, hai bị cáo giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đại diện Viện kiểm sát xét thấy, hai bị cáo Linh và Phương có tình tiết mới tại phiên tòa phúc thẩm là đã nộp tiền phạt bổ sung, gia đình có công với cách mạng, có thành tích trong công tác...
Đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm.
Do đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận đơn kháng cáo của hai bị cáo Linh và Phương, đồng thời đề nghị chuyển từ hình phạt tù giam sang tù cho hưởng án treo về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" đối với hai bị cáo Linh và Phương.
Đối với những bị cáo là doanh nghiệp kháng cáo về tội "Đưa hối lộ", theo đại diện Viện kiểm sát, họ đã sai phạm do có hành vi đưa tiền cho những cán bộ Nhà nước để được cấp phép chuyến bay. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo là doanh nghiệp đã bổ sung thêm những tình tiết mới có căn cứ để xem xét. Do đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là doanh nghiệp từ 6 đến 18 tháng tù.
Riêng bị cáo Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình) bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội "Đưa hối lộ" với số tiền hơn 34 tỷ đồng, Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn kháng cáo, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. Lý do là tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Mơ đã được xem xét hết các tình tiết giảm nhẹ.
Truy tố Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và 85 bị can Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chỉ đạo các đồng phạm hợp thức hóa nhiều hồ sơ để chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền hơn 304.096 tỷ đồng, phục vụ cho mục đích cá nhân. Trương Mỹ Lan Ngày 15/12, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Chủ...