Nghi án con rể người Iraq hạ sát bố mẹ vợ giành quyền nuôi con
Nhiều ngày không liên lạc được với ông bà Tiêu (Trung Quốc), người con trai đến nhà tìm, mở cửa vào nhà phát hiện hai ông bà đã chết, trên cổ có vết siết bầm tím.
Cơn mưa tháng đầu tháng 5 kèm theo những cơn gió lớn thổi tốc rèm cửa và những bộ đồ phơi ngoài ban công nhà ông bà Tiêu nhưng không ai ra ra cất.
Hàng xóm thấy kỳ lạ vì thường ngày nhà ông bà Tiêu đều có người ở nhà và sẽ cất đồ ngay khi có mưa. Họ gọi điện báo cho anh con trai vì sợ rằng có gì bất thường xảy ra. Con trai ông bà là anh Tiêu đi làm đêm thường được mẹ đánh thức trước lúc đi làm nhưng tối qua cũng không thấy mẹ gọi đến.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ án con rể giết bố mẹ vợ. Ảnh: Chinatimes.
Thi thể đôi vợ chồng hơn 70 tuổi bị siết cổ tại nhà riêng
Sau khi tan làm, anh Tiêu vội đến nhà bố mẹ sau nhiều cuộc điện thoại mà không ai bắt máy. Anh lặng người khi nhìn thấy thi thể bố trong nhà tắm lầu một và thi thể mẹ mình chết trên phòng ngủ lầu hai. Cả hai đều có vết siết bầm tím ở cổ. Trong nhà không có ai khác. Anh nhấc điện thoại báo ngay cho cảnh sát và em gái mình.
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường thấy hai thi thể lần lượt ở nhà vệ sinh lầu một, và phòng ngủ lầu hai. Trên cổ tử thi có vết siết bầm tím, hiện trường không có dấu hiệu xáo trộn đồ đạc và ẩu đả. Kết luận sơ bộ cho thấy hai ông bà chết do nghẹt thở, hung thủ có khả năng là người quen biết trong gia đình.
Theo điều tra của cảnh sát, những ngày gần đây sống chung với ông bà tiêu còn có cô con gái út, cháu trai và người con rể quốc tịch Iraq tên Jomaah. Sau án mạng, Jomaah và cháu trai biến mất, cô con gái cho biết trước hôm đó vì cãi vã với chồng nên đi ngủ nhờ nhà bạn và không biết chuyện gì đã xảy ra.
Cảnh sát điều tra hiện trường và hình ảnh camera khu vực thu được hình ảnh Jomaah bế theo con trai và kéo hành lý rời đi lúc rạng sáng 30/4. Nhiều chứng cứ chĩa mũi nhọn vào người này, khả năng đây là hung thủ duy nhất trong vụ việc.
Video đang HOT
Bắt đầu từ mối tình chị em vượt biên giới
Jumaah (31 tuổi) xuất thân từ Iraq sau đó đến Mỹ học tập và gặp được cô Tiêu. Cô Tiêu cho biết Jumaah có vẻ ngoài tuấn tú và rất biết chiều chuộng cô nên hai người nhanh chóng phải lòng và phát sinh quan hệ yêu đương.
Sau khi Jumaah tốt nghiệp, anh ta đến trợ giảng tại Đại Học Tokyo, Nhật Bản. Sau đó, hai người đăng ký kết hôn và sinh một cậu con trai. Cô Tiêu cũng thường xuyên chia sẻ những bức ảnh gia đình hạnh phúc trên mạng xã hội.
Gia đình cô Tiêu được cho là gia đình khá danh giá trong khu vực, không những không phản đối mà còn thường xuyên viện trợ cho cuộc sống con gái con rể bên Nhật bằng tiền bạc, vật chất.
Cô Tiêu và Jumahh khi còn hạnh phúc. Ảnh: Chinatimes.
Mâu thuẫn vợ chồng mở đầu cho bi kịch
Sau khi cưới, Jumaah có những biến đổi to lớn về tính cách và cô Tiêu cho hay anh ta thường xuyên đánh đập cô. Ngày 27/3, khi anh ta đi làm, cô Tiêu đã thu dọn hành lý âm thầm trốn về Đài Loan với bố mẹ đẻ. Việc này làm Jumaah tức giận, sau nhiều lần đề nghị vợ trở lại Nhật Bản không được, ngày 26/4, anh ta đáp máy bay qua Đài Loan tìm vợ con và muốn làm lành.
Trong khoảng thời gian từ 26 đến 29/4, hai vợ chồng liên tục xảy ra những cuộc cãi vã vì cô Tiêu nhất quyết ly hôn còn Jumaah lại không và muốn đưa cả vợ con về Nhật sống cùng nhau.
Bà Tiêu rất quý con rể nên nói giúp vào và bị cuốn theo mẫu thuẫn của cả gia đình. Cũng trong tối 29/4, cô Tiêu giận mẹ, giận chồng nên đến nhà bạn ngủ nhờ và không ngờ được đêm đó cũng là đêm cuối cùng của cha mẹ cô.
Theo điều tra, đêm 29 rạng sáng ngày 30/4, Jumaah có tranh cãi với bố mẹ vợ nên giết chết ông bà Tiêu và ôm con cùng hành lý ra sân bay đáp máy bay về Nhật Bản. Hình ảnh camera ghi lại anh ta đưa con trai đi ngay trong đêm.
Jumaah và con trai. Ảnh: Chinatimes.
Sáng 1/5, sau khi án mạng được phát hiện cô Tiêu đã có buổi điều trần với cảnh sát và cung cấp một số thông tin liên quan đến vụ việc. Ngay lúc đó, cô nhận được cuộc gọi video từ Jumaah. Anh ta cho hay vì con trai quấy khóc đòi mẹ nên anh mới gọi điện cho vợ, anh ta cũng cho biết thêm hiện tại đã đưa con trai đến Baghdad – thủ đô của Iraq an toàn. Sau đó, anh ta ngắt cuộc gọi và không cho biết bất cứ thông tin gì liên quan đến án mạng ông bà Tiêu.
Mặc dù xác nhận con trai an toàn những nỗi đau mất bố mẹ, mất con trong lòng làm cô Tiêu bị khủng hoảng về tinh thần. Cô hy vọng cảnh sát nhanh chóng tìm được hung thủ và tìm lại được con trai.
Cảnh sát Đài Loan đã liên lạc và đề nghị sự giúp đỡ của Interpol và được biết Jumaah chưa hề nhập cảnh Iraq. Có thể hắn vẫn đang ở Nhật Bản.
Vì nghi phạm hiện tại cư trú ở nước ngoài nên cảnh sát Đài Loan đã đệ đơn lên Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol ra thông báo truy nã đỏ đối với Jumaah. Lệnh truy nã này có thời hạn đến 30/4/2056.
Vụ việc vẫn đang được tiến hành thụ lý tại Viện kiểm sát Sĩ Lâm, Đài Bắc.
Theo Zing
Interpol sẵn sàng giúp điều tra vụ nổ ở Sri Lanka - Các nước tiếp tục lên án
Ngày 21/4, Tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Jurgen Stock lên án vụ tấn công đẫm máu ở Sri Lanka, đồng thời khẳng định tổ chức này sẵn sàng giúp đỡ nhà chức trách Sri Lanka điều tra vụ việc.
Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ nổ ở khách sạn Shangri-La, Colombo, Sri Lanka, ngày 21/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Đăng tải trên trang Twitter, ông Stock nêu rõ: "Interpol cực lực lên án vụ tấn công kinh hoàng ở Sri Lanka và sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cuộc điều tra do giới chức Sri Lanka tiến hành". Ông cũng bày tỏ "dành những suy nghĩ và những lời cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như gia đình và bạn bè của họ". Theo ông Stock, Interpol có thể cử các nhóm chuyên trách tới Sri Lanka để hỗ trợ điều tra.
Hàng loạt vụ nổ đã xảy ra tại Sri Lanka trong ngày 21/4, trong đó 6 vụ xảy ra gần như đồng thời vào buổi sáng và 2 vụ xảy ra vào buổi chiều. Sau vụ nổ thứ 8, Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh giới nghiêm từ 18h00 - 6h00 sáng hôm sau trên toàn quốc.
Lệnh giới nghiêm có hiệu lực ngay lập tức và chưa rõ khi nào sẽ dỡ bỏ. Cảnh sát Sri Lanka công bố số thương vong mới nhất trong các vụ nổ này, theo đó 207 người đã thiệt mạng và 450 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, trong số nạn nhân có hàng chục người nước ngoài, trong đó có công dân của các nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.
Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Bangladesh Shahriar Alam thông báo có 2 công dân nước này đi du lịch Sri Lanka mất tích kể từ sau loạt vụ nổ trên. Hai công dân Bangladesh này gồm một người đàn ông và một trẻ em trong cùng một gia đình. Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid và Thủ tướng Sheikh Hasina đã lên án loạt vụ tấn công và bày tỏ chia buồn.
Tiếp tục phản ứng của các nước đối với loạt vụ tấn công tại Sri Lanka, Tổng thống Israel Reuven Rivlin lên án "hành động tội phạm hèn hạ". Cùng ngày, Chủ tịch Đại hội Do Thái Thế giới Ronald S. Lauder ra tuyên bố nhấn mạnh: "Người Do Thái - và toàn thể nhân loại văn minh - lên án hành động tàn ác này và kêu gọi không khoan nhượng với những kẻ đã sử dụng khủng bố để đạt mục đích của chúng". Tuyên bố nêu rõ vụ tấn công "nhắc nhở rằng cuộc chiến chống khủng bố cần phải được ưu tiên trong chương trình nghị sự quốc tế và theo đuổi không ngừng".
Cùng ngày, Thủ tướng Luxemburg Xavier Bettel cho rằng các vụ tấn công nhằm vào các nhà thờ ở Sri Lanka "là một hành động diệt chủng thực sự chống lại người Cơ đốc giáo", đồng thời kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân vô tội.
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez khẳng định: "Khủng bố và sự man rợ sẽ không bao giờ đánh bại chúng ta". Tổng thống Ireland Michael D.Higgins nhấn mạnh: "Quyền tự do cầu nguyện là mộtquyền cơ bản" và bày tỏ tình đoàn kết của nhân dân Ireland với các gia đình nạn nhân.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Xem lại vụ Trung Quốc bắt giữ Chủ tịch Interpol Meng Hongwei chấn động Dư luận thế giới đặc biệt chú ý sự mất tích bí ẩn của Chủ tịch Interpol Meng Hongwei. Sau đó giới chức Trung Quốc thông báo đã bắt giữ nhân vật này. Đêm 7/10, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc - cơ quan kiểm soát nội bộ cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ra thông báo...