Nghẹo ngào tiễn đưa 2 học sinh chết đuối
Đám tang của 2 học sinh xấu số được tổ chức nơi con hẻm trước nhà, mới đi tới đầu xóm mà không khí tang thương đã bao trùm. Khi biết tin vớt được xác cháu Minh ai cũng thức thần, đau xót trước sự ra đi của các em.
Đi tắm trượt chân chết đuối
Trưa 20/4, em Nguyễn Quốc Minh (12 tuổi) và em Nguyễn Hữu Ly (10 tuổi) trú tại thôn Đông Hải, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc (TT. Huế) cùng là học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lộc Trì rủ nhau ra âu thuyền Đông Hải tắm.
Trong lúc tắm hai em không may trượt chân, rơi xuống phá Tam Giang. Đến khoảng 15h chiều thì một lão ngư đi ngang vô tình thấy áo quần và dép của các em trên bờ nhưng nhìn mãi không thấy người đâu, rồi hô hoán mọi người cùng nhau đi tìm.
Âu thuyền Đông Hải (phá Tam Giang) nơi hai cháu đi tắm bị đuối nước
“Đi ngang tự nhiên thấy 2 bộ áo quần cùng dép để trên bờ, linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành nên tôi liền gọi mọi người chạy ra”, ông Lê Quang (70 tuổi, trú tại thôn Đông Hải, xã Lộc Trì) kể lại.
Mọi người cùng nhau ra tìm nhưng mãi không thấy, rồi nhanh chóng gọi báo cho chính quyền xã huy động lực lượng ra tìm kiếm.
Dòng người từ các thôn xóm đổ dồn về con đường đất đỏ đang thi công trước âu thuyền để cùng nhau tìm kiếm.
Có khoảng 500 người đứng chật kín con đường, bà con thức suốt đêm, đem máy chạy điện ra để tìm kiếm nhưng vẫn không có kết quả.
Video đang HOT
Đến 5h sáng ngày 21/4, thi thể của em Minh nổi lên ở gần bờ. Khoảng một tiếng sau thì em Ly cũng được tìm thấy cách đó 100m. Thi thể của 2 em được vớt lên bờ rồi đem về gia đình an táng.
Được biết âu thuyền trước đây nước cạn nên các em nhỏ thường hay ra tắm nhưng hiện nay đang được hút cát để cho thuyền công suất lớn vào neo đậu đã sâu khoảng 3m.
Ngẹn ngào tiễn con thơ
Một chiếc rạp được che bởi hai tấm tôn dựng lên ở con hẻm nhỏ để làm đám tang cho em Minh. Từ khi ba mẹ ly hôn, Minh cùng với em trai ở với bà ngoại, mấy bà cháu nương tựa nhau mà sống. Thường ngày hai em đi học về là chơi vui vẻ với nhau ở nhà.
Người thân đau xót trước sự ra đi của cháu Minh
“Ngày chủ nhật nên tôi cứ tưởng cháu nó đi chơi loanh quanh ở trong xóm thôi, ai mà nghĩ lại ra tận ngoài âu thuyền để tắm chứ. Cháu tôi còn thơ dại lắm mà… “, bà Lê Thị Thu thất thần nhìn tấm ảnh đứa cháu ngoại rồi ngẹn ngào.
“Đến chiều không thấy cháu nên đi tìm nhưng già cả thì đâu có đi được xa, khi nghe bà con nói ở ngoài đó có hai đứa nhỏ đi tắm mà không thấy lên bờ thì tui mới biết’, bà Thu kể lại.
Khi nhận được tin con trai mất, chị Nguyễn Thị Thương, mẹ của em Minh ở trong TP. Hồ Chí Minh liền ra Huế để lo mai táng cho cháu. Những dòng nước mắt cứ tuôn trào khiến đôi mắt của chị đỏ hoe.
Chị Thương nức nở kể lại: “Đang đi làm thì nhận được tin dữ từ ngoài nhà, đầu óc như người mất hồn nhưng phải gắng gượng ra để nhìn con lần cuối, cũng vì cuộc sống khó khăn rồi mới phải đi xa gửi hai đứa nhỏ cho bà ngoại nuôi, ai ngờ chuyện lại xảy ra như ri”.
Cuộc sống đã khó khăn lại phải gánh chịu đau thương khi mất đi đứa con nhỏ. Người thân, hàng xóm ai cũng đau xót trước cảnh đầu bạc khóc tiễn tóc xanh.
Anh Tài
Theo_VietNamNet
Giọt mồ hôi rơi trên ruộng muối
Những ngày này, về vùng làm muối ở tỉnh Bạc Liêu, đâu cũng thấy những ruộng muối đang vào vụ thu hoạch; những người diêm dân còng mình dưới những thúng muối, mồ hôi rơi trên ruộng muối.
Ngày 14/4, PV Dân trí về huyện Đông Hải - địa phương có vùng làm muối nhiều nhất ở tỉnh Bạc Liêu - chứng kiến các diêm dân vất vả thu hoạch muối. Trên những ruộng muối, các diêm dân đang tất bật gom cào muối lại thành đống nhỏ rồi vác đổ lên trên những đống lớn hơn để chờ bán.
Giữa cái nắng chói chang cùng với vị mặn chát của muối, tại một ruộng muối, các diêm dân vã mồ hôi để vác những cần xé (một loại dụng cụ làm bằng tre đựng muối) muối từ dưới ruộng muối lên đổ trên bờ cao cách đó vài chục mét. Mỗi một cần xé muối nặng cả chục ký nên việc vác muối đi một đoạn đường dài chỉ những người quen làm việc này mới có thể kham nổi.
Diêm dân cho hay, năm nay thu hoạch muối không nhiều. Do những năm trở lại đây, thời tiết mưa nắng thất thường nên nghề làm muối ở địa phương cũng "hên xui" lắm. Do đó, có thể nói nghề muối không còn "thịnh vượng" như ngày xưa.
Theo một diêm dân, vài năm trở lại đây, giá muối lúc lên lúc xuống nên diêm dân cũng lắm nỗi phập phồng lo lắng. Và thêm cái khó khăn nữa là chi phí để làm muối thì lại tăng cao hơn nên chủ yếu người dân lấy công làm lời. Giá muối trung bình hiện nay trên dưới 1.000 đồng/kg nên lợi nhuận không nhiều.
Người nông dân này đang chuẩn bị cho một đợt thu hoạch muối mới.
Nghề muối lắm vất vả, có lúc không chỉ muối mặn mà diêm dân còn đối mặt với "muối đắng" vì giá cả, thời tiết.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Ly kỳ bà trưởng công an thôn bắt trùm giang hồ bằng... thùng bia Hơn 37 năm trong nghề chị đã trải qua biết bao vụ án khó quên. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là việc thuyết phục được Phước "ổi", một tên tội phạm truy nã ra đầu thú. Người công an thôn miệt mài với nhiệm vụ mà quên đi hạnh phúc riêng tư... Hơn 37 năm kể từ ngày cô thôn nữ Trần...