Nghèo loanh quanh, quay ra trồng cam Canh lại thành tỷ phú
Từ diện hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo làm giàu, và giờ đây ông Đoàn Văn Ba (khu 8, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) trở thành tỷ phú nhờ trồng cam đường canh.
“Mỗi năm có thể mua một chiếc ô tô.” – Đó là lời nói đùa của các cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoành Bồ khi giới thiệu về tỷ phú trồng cam Đoàn Văn Ba ở thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Theo lời giới thiệu, phóng viên Dân Việt đến thăm trang trại cam 360 của ông Đoàn Văn Ba tại khu 8, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ.
Tỷ phú trồng cam Đoàn Văn Ba bên những cây cam đường Canh
Phải đến tháng 10 Âm lịch, cam đường Canh mới vào mùa thu hoạch, nhưng chúng tôi không khỏi thích thú trước những trái cam xanh mươn mướt, sai trĩu cành, trông vô cùng thích mắt. Theo ông Ba, so với các loại cây ăn quả khác cùng trồng trong trang trại như vải, nhãn, thanh long, cam Vinh…, 2,7 ha trồng cam đường Canh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Đến vụ thu hoạch, những trái cam đường Canh này có giá khoảng 50.000 đồng/kg
Ông Ba chia sẻ, những năm 1998, khu đất nhà ông trồng chủ yếu vải, nhãn. Nhưng do sản lượng vải, nhãn bấp bênh vì mất mùa, đầu ra không ổn định, hoặc được mùa mất giá, doanh thu không đủ chi phí đầu tư nên gia đình ông chuyển đổi một phần diện tích đất sang loại cây trồng mới.
Để tìm được loại cây phù hợp, ông Ba đã đi thực tế ở nhiều nơi như Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, tìm tòi học hỏi một số mô hình cây trồng có múi. Sau đó, ông mua giống cây ở các tỉnh về trồng thay thế cho phần diện tích vải có năng suất thấp.
Video đang HOT
Đến nay, 2,7 ha cam đường Canh trong tổng số 6,6 ha diện tích cây ăn quả nhà ông Ba cho sản lượng khoảng 37-40 tấn/ năm. Thậm chí, nếu được mùa như năm ngoái, sản lượng có thể lên đến 50 tấn/ năm. Với giá bán khoảng 50.000 đồng/ kg, ông Ba thu khoảng 2,5 tỷ đồng chỉ nhờ cam đường Canh. Trừ các loại chi phí như chăm sóc, nhân công,… ông lãi trên 1 tỷ đồng/ năm nhờ cam đường Canh.
Những trái cam đường Canh xanh mươn mướt, sai trĩu cành, vô cùng thích mắt
Cũng theo ông Ba, cây cam đường Canh là loại cây “khó tính” nhất trong nhóm cây ăn quả có múi. “Cả huyện Hoành Bồ chỉ có mấy người trồng cam, nhưng cũng năm được năm mất, nhưng nhà bác thì năm nào cũng được mùa. Tuy nhiên, cam đường Canh không phải loại cây “làm chơi ăn thật”. Chi phí để chăm sóc cây cam đường Canh rất nhiều, phân tro, công cán, thuê thợ… Mặt khác, kỹ thuật trồng cây cam này cũng rất khó. Thậm chí, nếu cây bị bệnh mà không chữa kịp thời, thì chỉ có nước chặt gốc vất đi.”
Ngoài trồng cam đường Canh, trang trại của ông Ba còn trồng thêm cây nhãn, mang lại giá trị kinh tế cao.
Theo chị Đỗ Thu Hằng – Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hoành Bồ, cam đường Canh nhà ông Đoàn Văn Ba tuy cùng loại giống với các địa phương khác, nhưng chất đất và kỹ thuật chăm sóc ở đây khác biệt nên quả cam chất lượng hơn, được nhiều người biết đến và rất ưa chuộng. “Cam đường Canh này của nhà bác Ba chỉ nho nhỏ, vỏ màu đỏ cam rất đẹp mắt. Những trái cam đường Canh được mua ở chợ thường có màu đỏ sẫm, loại cam đấy có thể là cam Trung Quốc, hoặc là cam không ngon, thậm chí là phẩm màu. Nhưng cam đường Canh của bác Ba là màu đỏ cam, vỏ móng dính như tờ giấy và ngọt đậm”.
Cũng theo tỷ phú trồng cam, các sản phẩm tại trang trại cam 360 như nhãn, cam… đều được các thương buôn đến tận trang trại thu hái. Đến mùa thu hoạch, người đến mua đông đến nỗi không đủ chỗ đỗ xe ô tô. Không những vậy, nơi đây còn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm tại trang trại. Ông Ba cho biết, nếu chậm chân, đến trang trại vào dịp sau Tết ông Công ông Táo thì không còn cam để ăn.
Nhìn những trái cam, ông Ba cho biết, năm nay, vườn cam đường canh của nhà ông sẽ lại thắng lớn
Chỉ tính riêng cam đường Canh, mỗi năm ông Đoàn Văn Ba cung cấp cho thị trường khoảng 40 – 50 tấn. Ngoài ra, trang trại của ông Ba cũng cung cấp khoảng 20 tấn cam Vinh, 20 tấn vải và 15 tấn nhãn, doanh thu trên 3 tỷ đồng.
Ông Ba chia sẻ, trong thời gian tới đây, ông sẽ xin đề nghị chuyển đổi quy hoạch đất trồng cây ăn quả lâu năm thành đất trang trại, làm khu du lịch sinh thái, phục vụ khách tham quan du lịch, các cháu thiếu nhi…
Theo Danviet
Trồng cây bán Tết: Mê lan hồ điệp, thu nhập hàng trăm triệu/năm
Nhận thấy mô hình trồng hoa lan hồ điệp trong nhà kính đem lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Lê Thế Phước tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh trồng lan gia đình anh còn trồng đa dạng nhiều loại hoa khác. Đến nay anh Phước có thu nhập hàng trăm triệu/năm.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nghề trồng hoa lâu đời. Anh Phước cho biết: Người dân ở đây đều có gốc Hải Phòng nổi tiếng vùng trồng hoa, khi nhà nước có chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới thì mọi người mới chuyển về đây và mang hoa từ quê cũ về quê mới để trồng. Anh Phước cho hay: "Nhà tôi 3-4 đời đều trồng hoa nhưng chỉ trồng các loại hoa đại trà như cúc, hồng, đồng tiền. Các cụ ngày xưa chỉ trồng hoa hồng, hoa cúc nên hiệu quả không cao, giờ phải trồng những loại hoa cao cấp, có giá trị lớn". Năm 2006-2007 một lần tình cờ biết được thông tin về loài hoa lan hồ điệp của Trung Quốc, anh Phước tìm hiểu, nghiên cứu và có nhiều chuyến tham quan học tập các mô hình trồng hoa lan này tại Trung Quốc, Đài Loan và các tỉnh lân cận.
Anh Lê Thế Phước bên vườn lan hồ điệp đang chuẩn bị ra hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Sau hơn 3 năm nghiên cứu học hỏi, năm 2010 anh Phước bàn với vợ đầu tư xây dựng 500m2 diện tích nhà kính để trồng lan hồ điệp. Để có giống lan mới, đẹp, anh Phước đã phải lặn lội tìm kiếm mua giống nhập về từ Đài Loan. Đồng thời anh nghiên cứu thiết kế làm giàn, nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới ẩm, nhiệt độ, và ánh sáng cho cây với vốn đâu tư gần 2 tỷ, bắt đầu cho công việc trồng và kinh doanh hoa lan.
Ban đầu anh trồng thử vài trăm giỏ nhưng do thiếu kinh nghiệm nên kết quả chất lượng hoa không như mong đợi. "cây chết nhiều, ra hoa không đẹp và không đúng thời điểm". Anh Phước cho biết: Lan hồ điệp là loại hoa đòi hỏi người trồng phải chăm sóc đặc biệt. Dinh dưỡng cho cây lan từ khi ươm giống đến nở hoa phải được cung cấp đầy đủ. Đặc biệt, môi trường sinh trưởng của cây hoa phải ở nhiệt độ ôn hòa mới sinh trưởng tốt, màu hoa mới tươi, sắc hoa săc sỡ. Lan hồ điệp là loài hoa xứ lạnh nhưng vẫn chịu tốt trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt nếu biết cách chăm sóc. "Có được thành quả như hôm nay không phải là chuyện dễ dàng bởi lẽ nếu không biết tính toán thì sẽ rất dễ thất bại."- anh Phước bộc bạch.
Hoa hồng cũng là loại hoa được nhiều khách hàng ưa chuộng tại vườn nhà anh Phước.
Dù đã đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng nhưng anh vẫn phải tiến hành xử lý ra ngồng hoa bằng cách chuyển hoa lên vùng có khí hậu lạnh như Mộc Châu cho lan hồ điệp ngủ đông để điều chỉnh thời điểm ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán.
Đến nay mô hình của gia đình sản xuất ổn định và cho hiệu quả tương đối cao. Để tiêu thụ hoa lan, anh tìm kiếm thị trường trong tỉnh, chủ độn nguồn hàng, ngoài ra còn quảng bá sản phẩm rộng rãi đến nhiều người có đam mê muốn chơi lan.
Với quy mô trồng lan hiện nay, mỗi năm, gia đình anh cung cấp gần 1 vạn giỏ lan hồ điệp cho thị trường hoa Tết. Giá bán từ 120.000-150.000 đồng/giỏ, chậu, mang về nguồn thu cho gia đình anh Phước từ 300 - 400 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.
Ngoài diện tích trồng Lan Hồ Điệp, anh Phước còn 6ha diện tích trồng rất nhiều loại hoa khác, trong đó có hoa đồng tiền.
Mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp áp dụng công nghệ cao và 6ha diện tích trồng các loại hoa đại trà của gia đình anh Phước không chỉ tạo việc làm và thu nhập cho bản thân gia đình mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ và 2 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Xả lũ khẩn cấp vì nước hồ đập dâng cao Do mưa lớn kéo dài trong các ngày 25-27.6, nhiều hồ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có mực nước dâng cao đã tiến hành xả lũ để đảm bảo mực nước an toàn dưới 70% dung tích hồ. Trận mưa lớn đêm 26.6 đã làm tổ 4, 10 và 45, khu 4, phường Hồng Hải, khu 8, phường Hà Tu (TP.Hạ...