Nghèo khó, nữ sinh xóm vạn chài phải gác lại ước mơ giảng đường
Cha mẹ nào mà chẳng thương con hả chú. Tại gia đình nghèo quá nên cháu nó đậu đại học nhưng có dám cho nó đi nhập học đâu…”. Đó là lời tâm sự trong nước mắt người mẹ có con đỗ đại học nhưng phải gác lại giấc mơ giảng đường vì quá nghèo.
Người phụ nữ nghèo ấy là chị Nguyễn Thị Tịnh – mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thắm ở xóm vạn chài Tân Lam, xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An.
Bắt ốc, tôm, cá… kiếm tiền đi học
Hơn 20 năm nổi trôi theo con nước, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tịnh và anh Nguyễn Văn Đương thuộc làng chài Nam Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An có 5 con: Nguyễn Thị Thắm là con gái lớn, sau đó là con trai Nguyễn Đức Cường (học hết lớp 9, gia đình nghèo nên không đi học ở nhà với bố làm nghề chài lưới), Nguyễn Thị Ngọc (học lớp 7), Nguyễn Thị Trang (học lớp 1) và cháu Nguyễn Chung Phong (3 tuổi, chưa được đi học). Anh chị cùng 5 con trải qua cuộc sống trên chiếc nốc (chiếc thuyền nhỏ) đung đưa giữa dòng nước lên xuống. Để các con được đến trường, anh chị đã phải thức khuya dậy sớm, rồi các con lớn lên cũng theo cha mẹ làm nghề chài lưới trên sông.
Chiếc thuyền nhỏ của gia đình anh Đương.
Gia đình này không một mảnh đất, không một tấc ruộng, không một miếng vườn…, chỉ biết bám lấy cái nghề chài lưới trên sông Lam cho qua ngày đoạn bữa. Nghèo nhưng bù lại, các con của anh Đương, chị Tịnh lớn lên đều được bố mẹ cho đi học. Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên cô con gái đầu Nguyễn Thị Thắm luôn học hành tốt. Suốt 12 năm học phổ thông, Thắm luôn là học sinh khá, giỏi.
“Ở làng chài này, các cháu ít được đi học lắm, vì nghèo và đói quá. Gia đình tôi cũng như thế, nhưng thương con quá, nó học giỏi nên phải gắng gượng để cháu được đến trường. Ngày cháu đi học, đêm về lại theo bố mẹ đi thả lưới kiếm ăn. Dẫu khó khăn, nhưng được cái cháu Thắm sáng dạ lắm chú à. Tôi còn nhớ hồi nó đang học lớp 8, gia đình lâm vào cảnh khốn cùng đành bắt cháu bỏ học nhưng nó cứ van xin, rồi cô giáo chủ nhiệm cũng phải lặn lội ra nốc xin để cháu được học, bắt nó bỏ tội lắm…”, chị Tịnh nhớ lại chặng đường học hành gian nan của con mình.
Hằng ngày, Thắm và bố vẫn đều đặn cái nghề sông nước.
Thắm không những giỏi nghề sông nước, mà còn là nữ sinh đầu tiên của dân vạn chài Tân Lam đỗ đại học.
Gia đình quá nghèo, thiếu thốn so với bạn bè song bù lại, hiểu hoàn cảnh nên Thắm cố gắng học và học rất tốt. Thi đỗ đại học, nữ sinh làng chài có thể bị gián đoạn ước mơ của mình bởi gia đình nghèo không có tiền để em nhập học.
Độc giả muốn chia sẻ cùng em Nguyễn Thị Thắm, xin liên hệ qua số điện thoại: 01658 992 347
Đành gác lại giấc mơ đại học
Tốt nghiệp lớp 12, Thắm làm hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Vinh, khoa Giáo dục Tiểu học. Ngày Thắm từ nốc bước lên bờ để đi thi cũng bị bố mẹ ngăn cản, không muốn em dự thi bởi sợ Thắm đỗ đại học thì cũng không có tiền để em nhập học. Vượt qua lo âu của bố mẹ, Thắm quyết chí lên đường thử sức mình xem có vượt qua kỳ thi này hay không. Và kết quả, Thắm thi đỗ với 16,5 điểm (Văn 6,5, Toán 6,25 và Tiếng Anh 3,5 điểm).
Anh Đương nhớ lại: “Hôm nó xin đi thi, tôi bảo đừng đi nữa, gia đình ta nghèo lắm… dù con có thi đỗ thì cũng không đi học được đâu. Thế là nó lại trốn đi thi và đã thi đỗ vào khoa Giáo dục Tiểu học của Trường ĐH Vinh với 16,5 điểm đó chú. Ngày cháu Thắm nhận giấy báo nhập học mà vợ chồng tôi nghẹn đắng, mấy đêm liền không ngủ được. Bây giờ cho Thắm đi học thì tiền lấy đâu ra, chưa nói đến 2 đứa em nó đang đi học. Mà 4 năm đại học với gia đình tôi hiện nay có bán cả chiếc nốc (nơi trú ngụ của 7 con người) này cũng không đủ, thế tôi bảo con ở nhà vậy”, nói đoạn anh Đương cố giấu đi những giọt nước mắt thương con.
Video đang HOT
Chị Tịnh đã khóc suốt buổi khi tâm sự cùng PV Dân trí.
Theo lịch, Thắm sẽ nhập học ngày 5/9/2012 vào ngành Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Vinh. Nhưng do gia đình quá nghèo, không có tiền nên em đành phải ở nhà từ đó cho đến nay và có thể sẽ phải gác lại giấc mơ giảng đường.
Biết hoàn cảnh của Thắm không thể theo học, chiều ngày 25/9, thầy Dư Hồng Quang – phó hiệu trưởng Trường THPT Nam Đàn 1, nơi Thắm học 3 năm THPT, đã liên lạc với PV Dân trí tại Nghệ An để mong được giúp đỡ. Gặp tôi, thầy bảo: “Ở ngôi trường Nam Đàn 1 này không có em nào khổ như em Thắm. Gia cảnh em thuộc vào khó khăn nhất ở cái vùng sông nước này. Nhưng bù lại, em ấy học tốt lắm, chịu khó và luôn đạt học sinh tiên tiến của trường. Trong ba năm học, biết hoàn cảnh em khó khăn nên nhà trường miễn phí nhiều khoản và ưu tiên nhiều chương trình học bổng cho Thắm không phải bỏ học”.
Thầy Quang cho biết thêm: “Thắm là một học sinh nghèo, cảnh bần hàn đến độ mỗi khi đi học ở lại trường là em phải nhịn đói vì không có tiền để mua nổi cái bành mì. Những lúc như thế, Thắm lại được bạn bè thương giúp đỡ, và chính vợ tôi cũng đã mua cho Thắm cái cặp lồng, mua cơm để mỗi khi em ở lại học buổi chiều có cơm ăn. Với bạn bè trong lớp, Thắm luôn được lòng mọi người, thầy cô ai cũng quý, cũng thương vì biết hoàn cảnh của em ấy… Không phụ lòng mọi người, Thắm học giỏi, siêng năng, cần cù, chịu khó và đã thi đỗ đại học. Song giờ đây gia cảnh quá túng quẫn nên Thắm đang tạm gác lại ước mơ vào đại học rồi nhà báo ơi. Không biết khi em Thắm được lên báo Dân trí có xoay chuyển gì không? Tôi rất mong mọi người giúp cho em ấy được nhập học”.
Với Thắm, ước mơ lớn nhất là được vào đại học và sau này trở thành cô giáo.
Để ra được chỗ ở của gia đình Thắm, phải qua một cánh đồng rộng, vượt qua bãi bồi sông Lam lớn và di chuyển bằng con thuyền nhỏ khi đó mới có thể tiếp cận được nốc của gia đình Thắm. Vừa bước lên chiếc nốc nó cứ chòng chành như muốn lật nghiêng, vừa chật chội, vừa cũ kỹ…, tôi thầm nghĩ lỡ có trận mưa lớn, gió to thì chiếc nốc này khó lòng mà đứng vững. Quan sát trong con nốc, tài sản đáng giá nhất là chiếc nồi nấu cơm, cái ấm nước chè và những tay lưới đánh cá cũng ranh tướp.
Tâm sự về chặng đường học tập gian nan của Thắm, chị Tịnh không cầm được nước mắt. Chị bảo: “Khổ, khổ lắm chú à. Cháu Thắm đỗ đại học rồi mà không thể nhập học, đành phải ở nhà vậy thôi. Bố mẹ nào mà chẳng thương con hả chú. Thương lắm chứ, nhưng giờ trong gia đình không có một thứ gì đáng giá để bán kiếm tiền cho cháu nhập học. Hơn nữa 4 năm học thì làm sao chu cấp nổi. Gia đình không một tấc đất sản xuất, chỉ có cái nghề dập dềnh trên sông nước thôi, đôi khi cũng buồn lắm, nhưng chẳng biết làm sao cả…”. Nói đoạn, chị Tịnh khóc, khóc vì quá nghèo không thể cho con ăn học, chị khóc cho Thắm sẽ bị lỡ giảng đường đại học.
Chiếc thuyền này là nơi trú ngụ của 7 con người trong gia đình Thắm.
Còn với Thắm, thì ước mơ làm cô giáo vẫn luôn cháy bỏng từ lâu: “Em muốn đi học lắm. Có học thì mới thoát được cảnh khổ này, nhưng hoàn cảnh như nhà em đây chẳng biết làm thế nào cả. Giờ mà em đi học thì sợ các em sau này không được đi học nên em cũng buồn. Ước mơ của em là được làm giáo viên…”.
Theo Dantri
Cô gái xẻ mực thuê khát khao được đến giảng đường
Còng lưng xẻ mực thuê cả ngày, dầm mưa dãi nắng đi hái lá giang... là những công việc mà cô gái trẻ Phạm Thị Thành đang bươn chải để tự nuôi sống bản thân và nuôi ước mơ bước vào giảng đường.
Lần theo con đường mòn heo hút, chúng tôi tìm về một vùng quê nghèo ở vùng biển Vĩnh Tuy. Sống chủ yếu vào nghề biển nên dân làng nơi đây ai cũng có làn da đen sạm mang mùi mặn chát của muối biển. Cuộc sống cơ cực nhưng ở vùng quê hẻo lánh này lại xuất hiện những con người ham học, khát khao dùng tri thức để thoát nghèo.
Em Phạm Thị Thành (18 tuổi, xóm 2, thôn Vĩnh Tuy, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) là một trong những tấm gương hiếu học như thế. Đã sớm mồ côi cha mẹ, sớm chịu nhiều đau thương, mất mát, nhưng nay ước mơ đến giảng đường của em cũng trở nên xa vời.
Mẹ của Thành vào giữa năm 2009 không may qua đời vì bị bệnh tiểu đường. Nhưng màu tang trắng của mẹ còn quanh quất chưa tan thì căn bệnh ung thư gan quái ác đã nhẫn tâm cướp đi người cha thương yêu của Thành. Nỗi đau thương, mất mát dồn dập tưởng chừng không chịu đựng nổi ở tuổi đời còn quá trẻ.
Niềm tin của ba mẹ gửi gắm vào con nhưng không biết con có trở thành người thành đạt như ba, mẹ mong đợi?
Ba mẹ không còn, em Thành dựa vào anh trai kế và chị gái ở gần bên trong việc ăn uống hằng ngày. Vừa qua, em thi vào trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn nhưng kết quả không như mong đợi. Nhưng em không chùn bước, tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2 vào ngành Kế toán, trường Cao đẳng Bình Định và được nhà trường triệu tập nhập học hệ trung cấp. Thành rất vui nhưng nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại, em không thể nở nụ cười.
Anh Hoàng - anh kế của Thành tâm sự: "Hồi ba má tôi còn sống, làm bao nhiêu tiền cũng dành dụm cho con út đi học. Nhà có mấy anh em, ai cũng nghỉ học sớm đi bươn chải kiếm ăn, có mình con út là được học hành đến nơi đến chốn. Ba má nuôi hy vọng nó đổi đời nhờ được học hành, vậy mà giờ đây họ lại vội ra đi sớm quá..." Anh ngậm ngùi: "Trước lúc lìa đời, ba má tôi có dặn là dù sao cũng phải lo cho con út đi học, mấy anh em chung tay góp đồng nào hay đồng đó. Nhưng cố sức lắm, anh em chúng tôi cũng chỉ có thể lo cho Thành học xong được cấp 3, chặng đường tiếp theo chưa biết tính sao, thật là có lỗi lớn với ba má,..."
Từ 6h sáng là Thành đã đi làm cho đến xẩm tối mới về. Từ việc bưng bê những khay mực (khoảng 11-12kg) từ bến lên chỗ xẻ đến việc sắp xếp, phân loại và phơi khô. Do ngồi cả ngày nên tối đến là toàn thân em rã rời, tay chân lại ngâm nước nên bong da từng mảng... Nhọc nhằn như thế, mỗi ngày em được trả cho 100.000 đồng tiền công. Những ngày không ai thuê xẻ mực, Thành lên núi hái lá giang đem đi bán, cũng được vài chục ngàn. Hết dầm mưa rồi lại dãi nắng, em không dám nghỉ ngày nào. Số tiền dành dụm được, em đã trang trải cho kỳ thi đại học vừa qua của mình.
Mỗi chiều đi xẻ mực thuê về, Thành mới tranh thủ chút thời gian cho việc học
Chị Lê Thị Nở, phó chủ tịch Hội phụ nữ thôn Vĩnh Tuy cho biết: "Ở quê này là vậy đó, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề biển, tháng có tháng không. Thấy cảnh cơ cực, mấy đứa nhỏ trong xóm cứ học hết lớp 6-7 là nghỉ hết. Có đứa nào ráng lắm cũng "bò" lên lớp 9 là nghỉ luôn. Tôi thấy em Thành có chí ăn học là một trong những tấm gương sáng cho thôn rồi. Ngặt nỗi em lại sớm mồ côi cha mẹ, anh chị em lại lập gia đình hết, đều làm nghề biển đủ sống qua ngày, lấy đâu ra tiền cho em ăn học".
Quê biển Vĩnh Tuy đang chuyển mùa từ hạ sang thu, ít nắng và thường có những cơn mưa nhỏ. Đến 6h30 tối, chúng tôi mới gặp được Thành vì giờ này em mới đi xẻ mực thuê từ thôn khác về. Thấy có người hỏi thăm, cô gái trẻ dường như tủi phận: "Em rất muốn được tiếp tục đi học, ngoài chuyện sau này em có thể tự nuôi sống bản thân, em còn muốn được làm tròn ước nguyện của ba mẹ em. Nếu không được đến trường, có lẽ em sẽ vào Nha Trang phụ bán giày dép kiếm sống qua ngày, chứ hoàn cảnh bây giờ..." những giọt nước mắt chợt lăn dài thay cho câu nói bỏ dở của Thành.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 739: Em Phạm Thị Thành: xóm 2, thôn Vĩnh Tuy, xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.
ĐT: 0168.661.7388 hoặc anh trai của Thành: 0164.599.5350
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 08.6678 6885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Nghị lực phi thường của 3 chị em mồ côi Ai có dịp về xã Long Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) sẽ được nghe người dân vùng quê nghèo này kể lại "kỳ tích" của 3 chị em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Vừa học, vừa làm, khi hai chị tốt nghiệp ĐH, CĐ cũng là lúc cậu em út bước vào giảng đường Trường ĐH Y Dược Huế. Dù niềm...