Nghẹn ngào nhận lại kỷ vật của người thân tử vong do Covid-19
Hàng trăm kỷ vật của nạn nhân tử vong do Covid-19 được nhân viên y tế cẩn thận lưu giữ. Nhiều người khóc nghẹn, nói không thành lời khi trực tiếp nhận lại những kỷ vật cuối cùng của người thân.
Suốt 3 ngày qua, đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai tại TPHCM đang nỗ lực tìm lại hàng trăm kỷ vật của những bệnh nhân tử vong do Covid-19 để trao lại cho người thân của họ.
Quy trình trao trả lại các kỷ vật cho người thân nạn nhân Covid-19 được đại diện lãnh đạo Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 (Bệnh viện Bạch Mai) trực tiếp giám sát và trao tận tay cho người nhà nạn nhân.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thái Sơn – Phó Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Trung tâm hồi sức cho biết, đây là việc làm mang tính nhân văn và cần thiết, nó an ủi một phần nào đó cho người thân của các nạn nhân.
“Khi bệnh nhân được đưa vào điều trị tại Trung tâm hồi sức, chúng tôi có trách nhiệm bảo quản toàn bộ đồ dùng cá nhân, để khi người bệnh ra viện thì chúng tôi sẽ trả lại. Còn với người không may tử vong, chúng tôi sẽ trực tiếp trao lại cho người thân của họ”, bác sĩ Trần Thái Sơn chia sẻ.
Chiều 21/9, hàng chục thân nhân của những nạn nhân tử vong do Covid-19 đã có mặt tại Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai (đường Đào Trí, Quận 7) chờ làm thủ tục nhận lại kỷ vật của người thân mình.
Tại trung tâm có một nhà kho riêng để lưu giữ đồ dùng, kỷ vật của các nạn nhân mất vì Covid-19. Nhân viên y tế sẽ phân loại, sắp xếp lại để khi người nhà nạn nhân đến tìm dễ dàng hơn.
Trước khi đồ dùng của họ được mang từ phòng ICU (phòng hồi sức tích cực) ra ngoài, nhân viên y tế sẽ phun khử khuẩn lần một. Sau đó khi đưa về kho lưu trữ, họ sẽ khử khuẩn lại thường xuyên trước khi trao trả cho gia đình.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Trần Thái Sơn, quy trình trao trả kỷ vật cũng gặp nhiều khó khăn, do số lượng đồ khá nhiều, trong đó có không ít đồ vật “vô danh” do quá trình tiếp nhận bệnh nhân khá gấp gáp, và bệnh nhân khi tới thì đã hôn mê, chưa kịp lấy thông tin cá nhân, nên việc tìm người thân của họ để gọi tới nhận đồ khá phức tạp.
“Mỗi ngày chúng tôi gọi khoảng 100 cuộc điện thoại cho người nhà nạn nhân, tuy nhiên chỉ khoảng 20 người trong số đó có thể tới nhận lại đồ người nhà. Vì đa số họ nằm trong vùng cách ly, hoặc đang phải điều trị Covid-19 nên chưa thể đến nhận”, bác sĩ Sơn cho hay.
Ông Vũ Ngọc Ninh (ngụ phường 9, Quận 10, TPHCM) sau gần 30 phút loay hoay tìm lại đồ của cha mình nhưng chưa thấy. Ông sực nhớ là có một tấm hình mà gia đình ông đã chụp lại trước đó và lấy ra cho nhân viên y tế nhận diện. Sau vài phút soát lại kho đồ, ông Ninh đã tìm được đồ dùng của cha mình để lại.
“Thật sự cảm ơn bệnh viện, cảm ơn các y bác sĩ, không ngờ những kỷ vật cuối cùng, những đồ dùng quen thuộc của cha lại được bệnh viện lưu giữ lại cẩn thận và đầy đủ vậy. Tuy nó không có giá trị nhiều về vật chất, nhưng đối với gia đình nó có giá trị rất lớn về mặt tinh thần”, ông Ninh nghẹn ngào chia sẻ.
Có rất nhiều đồ dùng mà nhiều nạn nhân Covid-19 ở đây để lại, nhưng nhiều nhất là điện thoại, ví có giấy tời tùy thân, tiền mặt, áo quần… Những chiếc điện thoại đa số đều hết pin, được các bác sĩ sạc lại và chờ người nhà của họ tới nhận diện bằng việc gọi điện vào số máy đó.
Nhiều kỷ vật không có tên tuổi, không có số điện thoại, người nhà không thể tìm được ngay, những trường hợp này bệnh viện sẽ lưu lại thông tin của người nhà, thông tin món đồ theo mô tả của họ và sẽ tiếp tục tìm sau đó, nếu tìm thấy sẽ báo cho họ tới nhận lại.
Sau 30 phút tìm kiếm trong kho kỷ vật, anh Huỳnh Đức Minh Đức (38 tuổi) chỉ tìm lại được một số đồ dùng các nhân của cha mình, anh úp mặt vào túi kỷ vật của cha khóc nghẹn.
“Tôi không nghĩ là cha mình lại ra đi nhanh như vậy, giờ nhìn thấy những kỷ vật này tôi cảm thấy rất hối hận, vì còn nhiều điều chưa thể nói với cha, nhiều thứ chưa làm được cho cha. Nếu ai còn cha mẹ, khi họ còn sống thì xin hãy nói nhiều hơn lời quan tâm, yêu thương… Nếu không thấy những kỷ vật này, có lẽ tôi đã nhẹ lòng hơn, nhưng khi thấy rồi, thấy buồn lắm”, anh Đức nức nở.
Có những món đồ khi người thân gửi vào cho các bệnh nhân, họ gửi kèm theo những lời động viên, khích lệ với hy vọng người nhà của mình sớm bình phục.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Phú Bằng – Phó Trưởng phòng Công tác Xã hội Trung tâm Hồi sức Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những ngày qua trung tâm đã tìm lại và lưu giữ được khoảng 300 túi đồ của các nạn nhân mất do Covid-19, trong 3 ngày triển khai việc trao trả kỷ vật, có khoảng 60 trường hợp đến nhận lại đồ của người thân mình.
“Có nhiều món đồ chỉ là áo quần, giấy tờ, nhưng cũng có trường hợp mang theo nhiều tiền mặt, trang sức, thậm chí có người mang theo sổ đỏ nhà vì cả gia đình đều đi điều trị Covid-19. Nhưng không may họ qua đời, những đồ vật như vậy nếu không trả lại thì rất có lỗi với gia đình họ. Giá trị nhân văn là điều chúng tôi muốn hướng tới khi thực hiện công việc này”, bác sĩ Bằng nói.
Chồng ôm vợ tự thiêu và nỗi đau xé lòng người ở lại
Người chồng ở TP Huế tẩm xăng tự thiêu, ôm cả người vợ khiến cả hai tử vong, để lại 3 con thơ, đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi. Nước mắt những đứa trẻ trong lễ tang cha mẹ, ai chứng kiến cũng xót xa...
Như Dân trí đã đưa tin, tối 3/8, một vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại số nhà 80 Đào Duy Từ, TP Huế. Người chồng là N.M.T. (SN 1982, thường hay say rượu và ghen tuông) đã tẩm xăng tự thiêu, đồng thời ôm chặt người vợ là chị N.T.H. (SN 1985) khiến cả 2 cùng tử vong.
Cháu bé con thứ hai của hai vợ chồng vắn số khóc nức nở
Hai vợ chồng ra đi, để lại 3 con thơ, đứa lớn nhất mới 9 tuổi cùng hai em nhỏ mới 4 tuổi và 2 tuổi. Chỉ trong một đêm, ba đứa trẻ gánh chịu mất mát lớn khi mất đi cả cha lẫn mẹ. Tang thương bao trùm lên căn nhà nhỏ cùng với đó là sự đau xót tiếc thương của người thân và những người đến viếng thăm.
Ba chị em trong một đêm mất cả bố lẫn mẹ
Bé con gái đầu lòng của hai vợ chồng anh T. chị H. là một học sinh giỏi. Cháu nói, ba chị em muốn về ở với ông bà ngoại.
Ngồi thẫn thờ trước di ảnh của đôi vợ chồng, bà nội của các cháu đau đớn gạt nước mắt chia sẻ: "Lúc này tôi buồn lắm! Khi phát hiện đám cháy, tôi không thể làm được gì. Cửa nhà khóa chặt. Tôi chỉ biết kêu gào".
Bà nội các cháu suy sụp trước cảnh tang thương của vợ chồng con trai.
Theo tìm hiểu, anh T. làm nghề lái xe, chị H. là thợ may. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, ảnh hưởng công việc, hai vợ chồng gặp không ít khó khăn.
Chú ruột các cháu chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình của vợ chồng anh T. và chị H. không ít khó khăn. Chị H. thì vất vả đi làm kiếm tiền nuôi các con ăn học; tuy nhiên, anh T. thường xuyên bia rượu và vợ chồng hay xảy ra mâu thuẫn".
Người chú cho biết thêm, ông bà nội ngoại của 3 cháu đã lớn tuổi; do đó để chăm sóc và nuôi 3 bé ăn học vô cùng khó khăn.
Ông ngoại và cháu gái vừa mất đi cả bố lẫn mẹ.
Ông Hường, bố của chị H. tay ôm lấy đứa cháu ngoại, nghẹn giọng nói: "Tôi buồn và đau lắm, thấy tội cho 3 đứa cháu. Không biết sau này, các cháu sống ra sao khi mất đi cả bố lẫn mẹ".
Anh Tôn Đức Thọ (hàng xóm của anh T.) cho hay: "Những ngày trước khi sự việc xảy ra, gia đình anh T. không có chuyện bất thường. Trong đêm xảy ra vụ việc, khi phát hiện đám cháy, thì đã quá muộn để cứu người vì hai vợ chồng đã mất"
Chứng kiến sự việc đau lòng của gia đình anh T., nhiều người dân xung quanh và chính quyền địa phương đã đến viếng thăm, động viên, chia sẻ nỗi đau của gia đình.
Cô gái bị đá rơi trúng đầu, tử vong Trong lúc tắm tại thác Grăng, L. bị đá rơi từ trên cao trúng đầu tử vong. Ngày 4/7, ông A Viết Sơn, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, Quảng Nam, cho biết gia đình nữ sinh T.N.T.L. (19 tuổi) đã lo hậu sự sau khi cô gái bị đá rơi trúng đầu tử vong vào ngày 3/7. Khoảng 12h ngày 3/7, L....