Nghẹn ngào hình ảnh đám tang vùng dịch
Hàng chục người trong bộ đồ bảo hộ kín mít đưa tang cụ bà 98 tuổi ở vùng dịch giữa trưa nắng gắt khiến ai chứng kiến cũng nghẹn ngào, xót xa.
Chiều 11/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Văn Bá Thanh – Chủ tịch thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam – cho hay, sáng cùng ngày, lực lượng chức năng của thị trấn và người thân trong gia đình đã đưa bà Trần Thị Tuyết (98 tuổi, trú khối phố Long Xuyên 2) về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đám tang tại nhà cụ bà Trần Thị Tuyết ở thị trấn Nam Phước
Đội đưa tang khối phố Long Xuyên 2
Ông Văn Bá Thanh cho hay, cụ bà Trần Thị Tuyết mất ngày 9/8 do già yếu. Gia đình đã đi xem ngày và xin ý kiến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của thị trấn Nam Phước, định đến ngày 14/8 mới tiến hành chôn cất. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin, lãnh đạo thị trấn Nam Phước đã đến nhà vận động và khoảng 9h sáng 11/8, gia đình đã tiến hành chôn cất bà tại nghĩa trang.
Video đang HOT
Đội đưa tang đi qua đường ray tàu hỏa
Đội đưa tang cho cụ bà Trần Thị Tuyết ở khối phố Long Xuyên 2. Ông Văn Bá Thanh cho biết, gia đình không thuê mà đội đưa tang tự nguyện giúp gia đình đưa bà Tuyết về nơi an nghỉ cuối cùng. “Việc nghĩa ở quê luôn là như vậy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”, ông Văn Bá Thanh nói.
Hình ảnh đám tang thời dịch Covid-19.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19, huyện Duy Xuyên trở thành điểm nóng của tỉnh Quảng Nam với 25 ca bệnh, trong đó thị trấn Nam Phước có 11 ca mắc Covid-19 và đã có 2 ca tử vong.
Chủ tịch thị trấn Nam Phước cho hay, 2 ca tử vong do Covid-19 ở địa bàn hiện đã được hỏa thiêu theo quy định nhưng gia đình cũng chưa lập bàn thờ vì cả nhà phải đi cách ly.
Đám tang thời dịch khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bùi ngùi xót xa.
Ông Văn Bá Thanh cho biết, từ khi giãn cách xã hội, địa phương có 8 trường hợp tử vong không phải do Covid-19. “Có 1 trường hợp tử vong ở Đà Nẵng đưa về, chúng tôi cũng đón ngay vùng giáp ranh thị trấn và áp tải, phun thuốc tiêu độc khử trùng, sau đó đưa thẳng lên nghĩa trang chôn cất luôn”, ông Thanh cho biết.
Quảng Nam: Phong tỏa tạm thời khu vực lây nhiễm cao Covid-19 tại Duy Xuyên, Hội An
Tiến hành phong tỏa tạm thời 14 ngày các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao trên tại TP Hội An và huyện Duy Xuyên kể từ 0H ngày 3/8.
Chiều ngày 2/8, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 2095 /QĐ-UBND về việc sẽ tiến hành phong tỏa tạm thời 14 ngày các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn huyện Duy Xuyên.
Theo đó, khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn huyện Duy Xuyên. Cụ thể như sau:
Tổ 4, khối phố Xuyên Đông, thị trấn Nam Phước, khoảng 40 hộ, 250 nhân khẩu. - Phạm vi: Đông giáp khu Dân cư và đồng ruộng; Tây giáp bãi bồi ven sông, Nam giáp đường 610B và Bắc giáp sông Thu Bồn.
Tổ 9, khối phố Phước Mỹ, thị trấn Nam Phước, khoảng 40 hộ, 130 nhân khẩu. - Phạm vi: Đông giáp khu dân cư và đồng ruộng; Tây giáp khu dân cư và bãi bồi ven sông, Nam giáp khu dân cư và bãi bồi ven sông và Bắc giáp khu dân cư.
Thời gian thực hiện: 14 ngày kể từ 00 giờ ngày 03/8/2020.
Sau Điện Bàn và Thăng Bình, Quảng Nam tiếp tục phong tỏa tạm thời các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao tại Hội An và Duy Xuyên. Ảnh: Nguyễn Tuấn.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng ban hành công văn 2096/QĐ-UBND về việc phong tỏa tạm thời khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố Hội An.
Cụ thể, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp về phòng, chống dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007và triển khai ngay các hoạt động tại Kế hoạch số 58/KH-BCĐ ngày 29/3/2020 của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng chống dịch Covid-19(trừ hoạt động điều trị)ở mức ứng phó cấp độ 3 trên địa bàn thành phố Hội An.
Khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời khối phố Tân Mỹ (cũ), nay là một phần khối phố Thịnh Mỹ, phường Cẩm An, thành phố Hội An - khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, khoảng 145 hộ, 764 nhân khẩu.
Thời gian thực hiện: 14 ngày kể từ 00 giờ ngày 03/8/2020.
Quảng Nam: Ai là người hồi sinh làng nghề tơ lụa Mã Châu 600 năm? Từ thế kỷ XV, lụa tơ tằm của làng nghề Mã Châu nằm bên bờ sông Thu Bồn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được biết đến như một cực phẩm của xứ Chăm Pa. Tưởng như lụa Mã Châu suy tàn và chỉ còn lại những dấu tích, những hồi ức thì nay có một nông dân góp phần hồi sinh làng...