Nghẹn lòng tâm sự của hai chị em mang thân hình “rắn”
Cùng lúc cả 2 đứa con oặt ẹo, không thành người lại đi viện liên miên, chị Xuân không cầm cự được nhưng nhất quyết không bỏ con như nhiều người bảo. Lầm lũi hết năm này qua năm khác, người mẹ nghèo khổ đi bòn nhặt từng đồng kiếm bữa cơm, bữa cháo cho con.
Tình cờ biết được thông tin của chị qua 1 người bạn, chúng tôi đã trở về xóm đạc 9, cụm 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội để thăm gia đình. Sau một vài lời chỉ dẫn: “Nhà ai chứ hỏi nhà cô Xuân có hai đứa con không giống người thì cả xã ai cũng biết” hay: “Các cô đến giờ này làm gì có cô ấy ở nhà, nhà ấy là cứ phải đi đến đêm mới về cơ, ở nhà có hai đứa nhỏ với bà cụ gần 90 tuổi đấy”… nên không mất quá nhiều thời gian chúng tôi đã đến được nhà chị.
Hai chị em Son, Thành mắc chứng bại não bại liệt từ nhỏ nên không thể tự làm được điều gì.
Hai em được bà nội năm nay đã gần 90 tuổi chăm sóc hàng ngày để bố mẹ đi bốc gạch thuê.
Đó là ngôi nhà với những phần lộn xộn, không ra hình bởi ở đầu phía bên phải là những mảnh tường vỡ vụn của căn bếp đã bị đổ sụp từ lâu nên gia đình đã phải quây tạm 1 nửa hè để làm bếp đun nấu; Bên trái thì ngắn ngủn để thừa ra một khoảng không gian rộng với lùm xùm cây cối. Phía trước nhà chật níc bởi những chiếc que rào được xếp lên làm giàn cho bầu hay bí nhưng cây cũng đã lụi từ lâu. Lụ khụ ở trong nhà, một bà cụ già nua, còng rạp lật đật bước ra: “Bố mẹ các cháu đến đêm mới về cơ, lúc khác cô đến hỏi bố mẹ các cháu nhé”.
Không còn nước mắt để khóc, nhìn hai cháu cụ Ti chỉ ngậm ngùi không nói gì.
Bố của hai em, anh Đông thương hai con đến thắt ruột nhưng không biết làm thế nào cả.
Khi được biết chúng tôi đến thăm hai em, một trong hai cô bé đang ngủ đã tỉnh dậy giọng gọi với: “Chị đến thăm chúng em thật ạ, chị ngồi đây, ngồi trên giường cạnh em này để nói chuyện với em nhé”. Rồi giọng em líu lo, trái ngược hẳn với cái thân hình èo uột, cong queo không rõ ràng các bộ phận. “Em tên là Thành chị ạ, chị gái em là Son nhưng mà chị ấy còn đang ngủ vì cứ đêm là lên cơn động kinh nên thành ra toàn ngủ ngày”.
Đi làm về là anh chạy vào ngay với con.
Chị Xuân cả đời vất vả kiếm bữa rau, bữa cháo cho con.
Câu chuyện chỉ mới có thế thì cơn mưa ập đến, đen kít kéo sập cả bầu trời khiến bố mẹ của em phải vội vã chạy về trong tình trạng đã ướt nhẹp. Biết nhà có khách, chị Xuân hoàn toàn bất ngờ nhưng lại không kiếm nổi ở đâu ra một cái áo hay cái quần lành lặn cho chồng và cho mình cho phải phép nên cứ ngồi thu lu một góc giường vừa để nhìn con, vừa để tránh ánh mắt của chúng tôi. Bố của hai em, anh Trần Văn Đông mệt mỏi: “Mấy hôm rồi trời nắng quá, hôm nay thì tự nhiên lại mưa to, hai vợ chồng tôi đi bốc gạch thuê, thời tiết thế này mệt quá cô ạ”.
Video đang HOT
Chị xót xa kể có nhiều người xui chị bỏ con lại bệnh viện để người ta thương người ta nuôi cho.
Nói rồi anh lại trầm ngâm, mặt cúi xuống xem các con có khỏe không khi mà thời tiết mưa nắng thất thường. Trông lúc này, quả thật anh tội lắm. Người đàn ông với mái tóc dựng lên lờm xờm như lâu lắm rồi không được cắt với chiếc áo ngả màu, rách bươm lung tung mọi chỗ cho dù có chỗ đã được khâu đi khâu lại đến mấy lần. Nhìn bố, cô bé Thành nhanh nhảu: “Em bảo bố đi cắt tóc với cạo râu rồi đấy nhưng mà bố bảo tiền đấy để mua thức ăn cho chúng em nên cứ hoãn mãi chưa đi. Giờ thì trông bố như ông già ý”. Sau lời nói ấy là nụ cười của em, trìu mến, đáng yêu dành cho bố. Một chút ngượng ngùng, mẹ của em chị Xuân bào chữa: “Tại nhà tôi cũng bận quá cô ạ”.
Rồi chị tâm sự những ngày ôm hai con lê lết ở hết bệnh viện huyện Đan Phượng đến bệnh viện Nhi TW rồi sang cả Xanh – Pôn, ai nhìn thấy cũng thương, có người còn bảo: “Bỏ hai đứa ở viện mà về chứ con cái thế kia nuôi sao được” – chị nhớ lại. Nhưng : “Đã mang nặng đẻ đau chúng, nó có thế nào thì vẫn là con của tôi cô ạ, mang nó về đói thì cùng đói, no thì cùng no để không phải tội với đời, với mình nữa”- người mẹ ngậm ngùi.
Những bức tranh Thành vẽ, bố mẹ giữ như báu vật.
Cả giấy khen cháu ngoan Bác Hồ của con cũng được bố mẹ cất cẩn thận.
Hai cô con gái cả Son và Thành đều sinh ra khỏe mạnh, bình thường rồi tự nhiên chân tay cứ yếu dần, yếu dần đến độ không còn đi lại hay tự sinh hoạt được việc gì. Được chẩn đoán chứng bại não kèm bại liệt nhưng cả hai em đều khá tỉnh táo, thậm chí là nói chuyện thông minh và dí dỏm. Thành còn khoe: “Em học được hết lớp 6 nữa chị ạ, em thích vẽ lắm nên vẽ rất nhiều, em còn được cả cháu ngoan Bác Hồ nữa cơ đấy. Còn chị Son thì bị nặng hơn nên chỉ học được hết lớp 1 thôi, nhưng chị có tài phối màu chị ạ, tranh em vẽ là do chị tô cho em đấy chứ để em tự tô thì xấu lắm”.
Chị Xuân kể có đói ăn đói, có no ăn no nhưng nhất định không bỏ các con.
Những lúc bế tắc hay đau buồn 3 mẹ con lại lấy những bức tranh các em vẽ ra để làm động lực.
Câu chuyện cứ thế dai dẳng với dầy đặc những bữa no, bữa đói, những đêm hôm khuya khoắt hay giữa trưa nắng đổ lửa cứ có việc là hai vợ chồng lại đổ đi làm để kiếm cơm cho hai con. Chị Xuân kể: “Cháu Son thì bị chứng động kinh kèm cả u vú nữa, còn cháu Thành thì bị xuất huyết dạ dày nên hai đứa nó cứ đi viện liên miên. Nhiều lúc cũng bí lắm, chẳng có đồng nào cả nhưng đành lòng sao được khi nhìn thấy chúng đau đớn hả cô?”. Rồi có lúc chị lại bật khóc khi nhớ lời ác ý của ai đó gọi hai con chị là hai con rắn và gọi điện hỏi mua thận của hai cháu… Những vết thương đó với chị dường như chưa nguôi ngoai, nó như nhát dao sắc ngọt cắt cứu trái tim chị ra trăm mảnh.
Hai chị em Son, Thành khao khát được giúp đỡ để bố mẹ đỡ vất vả.
Nghe mẹ kể chuyện, cả hai bé Son, Thành đều rơm rớm khóc. Sinh ra trên cõi đời này em nào có muốn mình như thế đâu nhưng : “Ông trời cho em như thế này thì em phải chịu thôi chị ơi. Em chỉ mong mọi người giúp đỡ cho gia đình em để chị gái em có tiền mua thuốc chữa u vú, để bố của em có tiền mà yên tâm đi cắt tóc, cạo râu và để bà nội của em được nghỉ ngơi một chút vì bà em đã gần 90 tuổi rồi chị ạ” . Lời em nói như mũi dao cứa vào trái tim chúng tôi… đau thật. Bên ngoài tiếng sấm sét và mưa gió vẫn gào thét đùng đùng nhưng hăm dọa ngôi nhà đã không còn một chỗ khô và hai cô bé mang thân hình “rắn” sợ hãi đáng thương.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1807: Chị Trần Thị Xuân và anh Trần Văn Đông (Xóm đạc 9, cụm 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội) Số ĐT: 0989.070.435 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân.
Theo Dantri
Lễ hội chém lợn: "Hãy để chúng tôi tự quyết"
Người chủ trì cuộc họp về lễ hội chém lợn Ném Thượng liên tục ngắt lời các cụ cao niên, bởi quá nhiều cụ bày tỏ ý kiến phản đối việc chấm dứt nghi thức chém lợn và đổi tên lễ hội
Hơn 1 tuần nay, người dân làng Ném Thượng (Khắc Niệm, Tp.Bắc Ninh) sôi sục trước thông tin lễ hội của làng bị Tổ chức Động vật châu Á đề nghị chấm dứt. Tổ chức này bày tỏ lo ngại nghi thức "chém lợn" tác động tiêu cực đối với xã hội về nhiều mặt. Trong đó, ảnh hưởng xấu tới tâm lý của những người chứng kiến và tác động xấu tới ngành du lịch cũng như hình ảnh của Việt Nam.
Sân đình làng Ném Thượng, nơi diễn ra nghi lễ chém lợn tế thánh
Những ngày gần đây, làng quê xứ Kinh Bắc bỗng dưng mất đi vẻ bình yên vốn có. Từng đoàn nghiên cứu, đoàn báo chí nối tiếp nhau về làng. Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Ninh tiếp tục có công văn gửi UBND TP. Bắc Ninh về việc quản lý Lễ hội Chém lợn. Sở đề nghị lấy ý kiến của cộng đồng dân cư về việc đổi tên Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn.
Ngày 8.2, ban tổ chức lễ hội làng Ném Thượng mở cuộc họp lần thứ hai để lấy ý kiến người dân việc đổi tên Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn và bàn bạc tổ chức lễ hội sắp tới.
"Hãy để chúng tôi tự quyết"
Ngày 8.2, ban tổ chức lễ hội làng Ném Thượng tổ chức cuộc họp thứ 2 để lấy ý kiến các cụ cao niên và người dân trong làng
Các cụ cao niên, trưởng họ trong làng đều có mặt đông đủ tại hội trường phía sau đình. Cuộc họp còn có đại diện chính quyền phường Khắc Niệm, phòng văn hóa thông tin thành phố Bắc Ninh.
Ông Trần Văn Đức, trưởng khu Thượng, trưởng ban tổ chức lễ hội thông báo kế hoạch lễ hội năm 2015 vẫn diễn ra theo nghi thức truyền thống. Tuy nhiên, nghi lễ chém lợn sẽ thay bằng chọc tiết lợn sau sân đình để làm cỗ tế thánh.
"Chúng tôi không đồng ý, năm nay vẫn chém lợn như bình thường - Đúng! Vẫn phải chém lợn", cả hội trường bỗng chốc ồn ào bàn tán.
Khuôn mặt đỏ gắt, ông Nguyễn Hữu Chế, 60 tuổi nói: "Hai năm qua, dân làng đã chấp hành yêu cầu thay chém lợn bằng cắt cổ lợn. Mọi người bớt hào hứng hơn, tính chất gắn kết cộng đồng cũng giảm hẳn. Việc chém lợn, cúng tế thần linh hàng trăm năm của dân làng mà coi đó như hành động dã man. Chúng tôi cảm thấy mình bị xúc phạm. Đã vậy, việc làng chúng tôi, chúng tôi làm. Năm nay, làng vẫn chém lợn".
"Đúng! Đúng" - những tiếng hô lớn, kèm tiếng vỗ tay ầm ầm.
Lần lượt các cụ cao niên trong làng đứng lên phát biểu đồng tình với ông Chế.
Người chủ trì cuộc họp liên tục phải ngắt lời các cụ bởi quá nhiều cụ lên tiếng phản đối gay gắt.
Ông Nguyễn Văn Diễm, 80 tuổi nói: "Từ bao đời nay, dân làng tổ chức hội theo nghi thức truyền thống, gìn giữ bản sắc quê hương, đảm bảo an toàn, không vi phạm luật pháp. Chẳng ai có quyền cấm cả, lễ hội là của chúng tôi, hãy để chúng tôi tự quyết".
Việc bàn bạc tổ chức chém lợn giữa sân đình thay bằng chọc tiết lợn phải dừng lại mà chưa tìm được sự đồng thuận giữa ban tổ chức và bô lão trong làng.
Giữ nguyên tên lễ hội chém lợn
Đề xuất thứ hai được đưa ra lấy ý kiến người dân là thay tên gọi Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn. Đề xuất này cũng không được dân làng Ném Thượng hưởng ứng.
Ông Nguyễn Đình Bình, 68 tuổi bày tỏ: "Vốn dĩ lễ hội chém lợn đã bao gồm màn rước lợn quanh làng rồi. Sao lại phải đổi tên? Chém lợn tế thành bắt nguồn từ tích xưa của thành hoàng làng chém lợn rừng nuôi quân, để thế hệ sau tưởng nhớ công lao của ông cha. Dân làng chúng tôi không đồng ý đổi tên lễ hội".
Ông Nguyễn Đình Bình, 68 tuổi cùng nhiều người dân trong làng phản đối đề xuất đổi tên Lễ hội chém lợn thành Lễ hội rước lợn
Ông Nguyễn Hồng Chương, PCT phường Khắc Niệm cho biết nguyên nhân đề xuất sửa đổi lễ hội do nghi thức chém lợn giữa sân đình chưa phù hợp trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
"Trong tất cả văn bản các cấp về lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, chưa có văn bản nào thể hiện việc cấm lễ hội. Riêng tục chém lợn, chúng ta nên thay đổi sao cho phù hợp. Mong các cụ, người dân hiểu cho. Còn việc đổi tên lễ hội, cá nhân tôi nghĩ vẫn nên giữ nguyên, hoặc có thể gọi tên là Lễ hội truyền thống khu Thượng", ông Chương nói.
Ông Chương khẳng định lại yêu cầu đối với ban tổ chức lễ hội Ném Thượng 2015, không tổ chức chém lợn ở sân đình.
Được biết, ban tổ chức lễ hội sẽ tiếp tục tổ chức cuộc họp thứ 3 vào ngày mồng 4 Tết để đưa ra quyết định cuối cùng cho lễ hội chém lợn Ném Thượng 2015.
Theo Tất Định (Danviet.vn)
Nổ bình hơi, 2 người chết, 1 người bị thương Khoảng 7 giờ sáng 14-1, tại thôn Tịch Tây, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, xảy ra một vụ nổ bình hơi kinh hoàng khiến 2 chị em ruột tử vong, 1 người bị thương nặng. Nạn nhân tử vong là chị Kiều Thị Mỹ Loan (SN 1990) và em ruột là Kiều Đức Thanh (SN 1999, cùng ngụ thôn...