Nghề y – nghề bán hàng hay dịch vụ?
Hôm qua có bạn hỏi mình nghề y là nghề bán hàng hay dịch vụ? Mình rất ngạc nhiên bởi từ trước tới nay chưa bao giờ gặp những câu hỏi như thế. Câu hỏi ấy cứ làm mình suy nghĩ mãi.
Là người theo nghề y gần 20 năm, mình biết nghề y hiển nhiên không phải là bán hàng. Bởi lẽ, nghề y không có kẻ mua người bán, không có sản phẩm hàng hóa, không có quy luật kinh tế thị trường chi phối… Tất cả chỉ có niềm tin và sự hy vọng. Tin vào khả năng của y học, tin vào tay nghề của bác sĩ và hy vọng vào đạo đức lương tâm của người thầy thuốc, tin rằng tất cả mọi người đều được quan tâm, chăm sóc chữa bệnh, từ người nhiều tiền cũng như người ít tiền.
Cái có thể được mua bán ở đây chỉ là không gian phòng bệnh rộng rãi hơn, giường bệnh sạch đẹp hơn, nụ cười của nhân viên y tế tươi rói hơn, và… chỉ có vậy. Thứ duy nhất ngoài thị trường tự do tạm gọi là mua bán thì vi phạm đạo đức và luật pháp nghiêm cấm: Đó là mua bán nội tạng. Vậy nên, nghề y nhất định không phải là bán hàng.
Thầy thuốc luôn tận tâm vì sức khỏe của người bệnh.
Nghề y cũng không phải là dịch vụ. Bởi nếu hiểu nôm na dịch vụ là cung cấp những sản phẩm vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của khách hàng thì nghề y chưa làm được.
Những sản phẩm vô hình như sức khỏe, chất lượng cuộc sống lại bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố từ bên ngoài xã hội như thực phẩm ngâm tẩm hóa chất độc hại, ô nhiễm khói bụi trong không khí, nguồn nước bị nhiễm bẩn, vi khuẩn kháng thuốc. Như thế làm sao có thể đáp ứng tốt được các nhu cầu phi vật chất của mọi người? Bệnh viện còn quá tải thì đừng bao giờ nghĩ đến việc người bệnh vào nằm viện mà như nghỉ dưỡng hay hài lòng với chất lượng phục vụ.
Nghề y thực tế chỉ đang làm những công việc tối thiểu mà y học có thể làm được, đó là khắc phục hậu quả mà cuộc sống gây nên đối với sức khỏe con người. Nghề y không bán sức khỏe nhưng các thầy thuốc cùng với các thiết bị y tế, các phương pháp chữa bệnh, các loại thuốc… có thể giúp phục hồi chức năng các cơ quan trong cơ thể bị khiếm khuyết tổn thương hay suy yếu để người bệnh có lại được sức khỏe bình thường. Nhờ đó chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao.
Trong thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, rõ ràng không thể chỉ nghe một chiều, nói một chiều hoặc áp đặt quan điểm của người này lên người khác mà cần phải có sự trao đổi, tranh luận… Qua đó, mới có thể cùng nhau tìm đến một quan điểm phù hợp nhất.
Video đang HOT
Chính vì vậy, chớ nên vì một vài quan điểm cá nhân, một vài lời nói bâng quơ tung trên mạng xã hội mà đã đồn thổi chuyện này chuyện kia mà hiểu nghề y một cách phiến diện, nhiều khi là bóp méo nghề y, bóp méo hình ảnh của những người thầy thuốc chân chính đang ngày đêm dốc toàn bộ sức lực và trí tuệ của mình để cứu chữa cho người bệnh.
Nghề y không phải là dịch vụ cũng chẳng phải bán hàng. Với mình, nghề y không chỉ là một nghề mà còn là nghiệp. Ai đã lỡ theo nghề y tức đã dính vào nghiệp y, khi ấy xem như họ phải giành trọn cuộc đời của mình để phục vụ nhân dân, phụng sự xã hội. Và đó chính là ý nghĩa hết sức cao quý và thiêng liêng của nghề thầy thuốc mà không gì có thể sánh được. Cũng chính vì trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc mà những người thầy thuốc chân chính sẵn sàng xả thân vì người bệnh, sống trọn vẹn với nghề của mình.
Theo Zing
Nghị lực phi thường của bác sĩ trẻ
Là một bác sĩ trẻ tâm huyết, say mê với nghề, nhiều triển vọng trong công việc, nhưng bác sĩ Ngô Việt Hưng (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa) lại bất ngờ phát hiện mắc căn bệnh ung thư quái ác. Không để bệnh tật đánh gục mình, anh biến nỗi đau trở thành động lực, hàng ngày vẫn tận tụy với công việc, vừa trị bệnh cho người, vừa chữa bệnh cho mình, lạc quan vào phía trước.
"Nghề bác sĩ, tâm huyết thôi chưa đủ"
BS Ngô Việt Hưng (SN 1983) Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu- Bệnh viện Nhi Thanh Hóa sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề y. Có lẽ chính vì thế mà ngay từ bé anh đã có ước mơ lớn lên cũng sẽ theo nghề truyền thống của gia đình, được khoác trên mình chiếc áo blu trắng.
Anh kể chuyện mình được sớm tiếp xúc với người bệnh tại cơ sở điều trị của mẹ. Ngày đó, dù còn nhỏ nhưng anh hiểu người bệnh họ cần sức khỏe như thế nào, những người nghèo khi đến bệnh viện điều trị khó khăn ra sao. Từ suy nghĩ đó, anh thấy mình càng phải cố gắng để trở thành một bác sỹ. Cái ước mơ của anh sau này đã trở thành hiện thực.
Bác sĩ Hưng luôn tự nhủ, chỉ đam mê, tâm huyết thôi chưa đủ mà phải có trách nhiệm, bản lĩnh, không ngừng học hỏi.
Năm 2007, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, anh Hưng được phân công công tác tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Ban đầu anh làm việc tại khoa hô hấp, từ năm 2012 đến nay, anh được lãnh đạo tin tưởng giao giữ chức vụ Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu - Khoa đặc biệt với nhiệm vụ liên tục tiếp nhận bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Hơn 12 năm trong nghề, BS Hưng luôn tự nhủ, chỉ đam mê, tâm huyết thôi chưa đủ mà phải có trách nhiệm, bản lĩnh, không ngừng học hỏi. Bác sĩ luôn phải xem thời gian của bệnh nhân là thời gian vàng. Từng giờ, từng phút từng giây đều phải nỗ lực, phải tận dụng. Muốn là một bác sỹ giỏi phải quyết tâm chiến đấu tới cùng với bệnh tật của bệnh nhân, không thỏa hiệp bằng lòng với những điều chưa rõ ràng ở người bệnh.
Suốt 12 năm trong nghề, anh Hưng vẫn không quên một trường hợp đặc biệt bệnh nhân 6 tuổi ở huyện Thiệu Hóa bị rắn độc cắn. Thời điểm đó, những trường hợp như thế này Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phải chuyển tuyến trên.
Anh bảo, nhớ như in ánh mắt của người mẹ trẻ, đó là một hình ảnh anh không bao giờ quên. Ánh mắt ấy khiến người bác sỹ như anh phải cố gắng hết sức để cứu đứa trẻ. Tôi và đội ngũ y bác sĩ trong khoa xin ý kiến hội chẩn từ đội ngũ bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai. Rất may, cháu bé sau đó đã được cứu chữa. Sau hai tuần thì được xuất viện về nhà. Từ đó, những bệnh nhân bị rắn cắn, chúng tôi đã có thể cứu chữa được mà không cần phải chuyển tuyến trên.
Đồng cảm với bệnh nhân để chia sẻ và yêu thương
Năm 2015, 32 tuổi đời, bao dự định, khát vọng với nghề đang ở những tháng ngày đẹp nhất thì bác sĩ Hưng phải đón nhận hung tin, đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo. Sợ ảnh hưởng đến công việc học của vợ, anh đã dấu vợ hơn 1 năm trời cho đến khi vợ anh học xong.
Bác sỹ luôn lấy công việc làm niềm vui, động lực để vượt qua bệnh tật.
Một mặt phải vượt qua nỗi khổ tâm lý, điều trị bệnh, mặt khác anh say sưa với công việc thăm khám, điều trị cho bệnh nhân, cũng từ đó anh tìm thấy sự đồng cảm để sẻ chia và yêu thương.
Ngồi trò chuyện với tôi, BS Hưng vẫn giữ cho mình sự điềm tĩnh đến kỳ lạ. Ánh mắt anh vẫn đong đầy niềm lạc quan về tương lai với nụ cười chân thành và đầy khát vọng sống. Tôi cảm nhận được một nội lực sống tràn trề ẩn sâu trong cơ thể gầy gò vì bệnh tật.
"Ốm đau là bất khả kháng không ai tránh được quan trọng là mức độ thế nào thôi. Khi mình cũng là bệnh nhân mình mới thấy đồng cảm và yêu thương người bệnh của mình hơn bao giờ hết, mới thấy người ta đặt niềm tin vào y tế thế nào. Đó vừa là động lực, trách nhiệm và cố gắng tạo niềm tin cho chính mình bởi vì nếu chúng ta không lạc quan thì sẽ không vượt qua được khó khăn kể cả là bệnh tật", BS. Hưng tâm sự.
Với bác sỹ Hưng, đồng cảm với bệnh nhân để chia sẻ và yêu thương.
BS Hưng cũng thừa nhận công việc chính là niềm vui, là phương thuốc tốt nhất để anh vượt qua bệnh tật.
Nói về BS Hưng, BSLê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chia sẻ: "BS Hưng là một tấm gương mà tôi luôn lấy làm gương cho mọi người học tập. Một nhân tố đặc biệt trong một khoa rất đặc biệt. Dù bị bệnh nhưng bạn ấy vẫn làm việc như một người khỏe mạnh bình thường, cứ khuyên bạn ấy nghỉ nhưng bạn ấy rất yêu nghề, khi nào ốm nghỉ vài hôm thôi rồi lại làm bình thường".
Tạm biệt BS Hưng, vẫn chiếc áo blu trên người, anh lại ân cần trong từng cử chỉ, lời nói, chăm lo cho những số phận còn lại. Có lẽ, lúc này bác sĩ Hưng không nhận mình là bệnh nhân, cũng không ai cảm nhận được con người ấy đang mang trong mình căn bệnh quái ác.
Bình Minh
Theo Dân trí
Bác sĩ thực hiện hơn 3.000 ca mổ cho bệnh nhân AIDS 4 lần phơi nhiễm HIV, bác sĩ Phùng Tú Lĩnh vẫn quyết tâm cầm dao mổ cho các bệnh nhân AIDS dù nhiều đồng nghiệp của mình đã khước từ. Theo thống kê của Bộ Y tế Trung Quốc, tính đến cuối 2018 cả nước có 1,25 triệu người nhiễm AIDS. Những bệnh nhân này luôn là đối tượng bị xã hội xa...