Nghề xử lý thi thể của người Tây Tạng: Tập tục thiêng liêng được dân bản xứ kính trọng nhưng là nỗi ám ảnh khiếp sợ đối với du khách
Thiên táng (hay còn gọi là Điểu táng) là phương thức mai táng phổ biển của người dân tộc Tạng ở vùng Tây Tạng, Trung Quốc.
Tập tục Thiên táng cổ xưa này là truyền thống thiêng liêng để bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất của người dân nơi đây, nhưng đó lại là nỗi khiếp sợ mang đầy sự thần bí đối với du khách chứng kiến và cộng đồng trên thế giới.
Thiên táng sư (thầy Thiên táng), nói nôm na chính là người xử lí xác chết, là nhân vật mấu chốt trong nghi lễ Thiên táng. Ở Tây Tạng, chỉ có 3 loại người này mới có thể làm Thiên táng sư:
Một, thanh niên trai tráng trong làng có lí lịch trong sạch, tác phong ngay thẳng, gia đình sung túc. Họ đã được người dân công nhận và có kinh nghiệm học hỏi từ các Thiên táng sư khác trong những lần tổ chức nghi lễ. Ngoài ra, những chàng trai này phải có tinh thần tự giác đảm đương công việc Thiên táng và coi Thiên táng sư là một nghề tích đức, giúp người làm niềm vui, không bao giờ than oán mệt nhọc.
Hai, tăng sư đến từ chùa phái Ninh Mã (Rnying-ma), một trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng.
Ba, những Thiên táng sư chuyên nghiệp đến từ vùng -Tsang (Vệ Tạng, một trong những tỉnh truyền thống của Tây Tạng).
Video đang HOT
Thiên táng sư sẽ nhận tiền theo công lao của mình và thông thường sẽ không mặc cả tiền công vì người ta cho rằng nếu làm ngược lại sẽ mạo phạm đến thần linh và không tôn trọng những người đã khuất. Thiên táng sư coi công việc của mình là nghề nghiệp tích góp công đức, là cầu nối giúp cho người chết được thanh thản để đến với miền tây phương cực lạc.
Ngoài Thiên táng sư, kền kền chính là thành phần quan trọng không thể thiếu trong nghi thức Thiên táng. Đối với người dân Tây Tạng, kền kền là loài vật linh thiêng và không được phép xâm phạm.
Du khách đến tham quan sẽ chứng kiến cảnh tượng bầy chim kền kền xuất hiện bên cạnh khu vực nhà ở của người dân và điều đó là vô cùng bình thường trong văn hóa đời sống nơi đây.
Khi có một người qua đời, người thân sẽ giữ lại thi thể trong nhà từ 3-5 ngày. Tiếp đến là phần công việc của Thiên táng sư.
Các Thiên táng sư sẽ làm sạch thi thể, quấn vải trắng và khiêng lên đài Thiên táng trên núi cao để bắt đầu cử hành nghi lễ. Sau đó, họ xử lý thi thể thành nhiều phần nhỏ bằng rìu rồi bắt đầu tìm cách thu hút sự chú ý của chim kền kền. Lúc này, kền kền sẽ bắt đầu ăn thi thể một cách sạch sẽ, và người đã mất qua thế giới bên kia một cách trọn vẹn.
Sau đó, Thiên táng sư sẽ xuống núi rửa tay và dao rìu. Nghi lễ Thiên táng tuyên bố kết thúc. Cả quá trình được diễn ra vô cùng nghiêm túc và trịnh trọng.
Người dân Tây Tạng quan niệm con người mất đi trên núi cao cùng bầy chim chính là hiến tế bản thể cho trời, để phần linh hồn được bay cao và tái sinh.
Trong đó, Thiên táng sư là người mở cầu nối từ nhân gian đến thế giới bên kia và kền kền được coi như là vật trung gian để đưa con người luân hồi chuyển kiếp. Họ cho rằng phần linh hồn mới là cốt lõi bên trong con người. Người chết đi, nhưng linh hồn còn tồn tại mãi mãi. Mất đi thân xác, vậy thì hãy nhờ Thiên táng sư và kền kền dẫn dắt linh hồn đi về cõi niết bàn.
Thế nhưng, trong thực tế, người Tạng không chỉ tôn trọng Thiên táng sư, mà còn có phần e dè sợ hãi với nhóm người làm nghề này. Vì họ cho rằng Thiên táng sư có hành tung vô cùng thần bí, thường xuyên nói chuyện với người đã chết.
Thiên táng sư đa phần đều là tăng sư và người phàm, chỉ là họ có nhiệm vụ phải thực hiện nghi lễ được người khác coi là “rùng rợn” mà thôi. Vì thế, không chỉ riêng người Tạng, mà cả người ngoài như chúng ta cũng phải có thái độ tôn trọng và thành kính đến nghề nghiệp và tập tục thiêng liêng này.
Kỳ lạ nơi phụ nữ phải 'qua đêm' với 20 người đàn ông để lấy được chồng
Theo quan niệm của người dân nơi đây, cô gái đi lấy chồng khi còn trinh trắng là điều xui xẻo với gia đình nhà chồng.
Với độ cao trung bình 4.500m so với mực nước biển, trên vùng núi Himalaya, Tây Tạng là cao nguyên cao nhất hành tinh. Khi đến đây, du khách có thể cần sử dụng bình oxy. Tuy vậy, người Tây Tạng có gene khác biệt, giúp thích nghi với địa hình khắc nghiệt. Đó là lý do họ có hệ tuần hoàn và tim mạch khỏe mạnh, để có thể sinh sống ở độ cao như vậy.
Phong tục, văn hóa và điêu kiên sông của người Tây Tạng cũng khác biêt hoàn toàn so với thê giới bên ngoài nhưng đây cũng là nét hấp dẫn thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong đó có một bộ tộc với phong tục cưới hỏi vô cùng kỳ lạ.
Theo tục lệ, một cô gái phải tìm kiếm và quan hệ với tối thiểu 20 người đàn ông. (Ảnh minh họa).
Nếu như ở nhiều quốc gia rất coi trọng chuyện cô dâu còn "trinh trắng" trước khi về nhà chồng thì người dân bộ tộc này có suy nghĩ hoàn toàn ngược lại. Họ cho rằng một cô gái phải tìm kiếm và quan hệ với tối thiểu 20 người đàn ông để "tích lũy kinh nghiệm phòng the".
Họ còn quan niệm nếu người đàn ông lấy phải cô gái còn trinh làm vợ là điều không tốt, mang lại vận xui cho gia đình mình. Mục đích chính của những người đàn ông ở đây khi lấy vợ là duy trì giống nòi nên trinh tiết hay sự trong trắng của một cô gái dường như không còn quan trọng.
Cô dâu là người được bố mẹ chú rể lựa chọn và thường là người có cùng địa vị trong xã hội. Cho dù không thích nhưng cô gái không được phép từ chối người đàn ông muốn lấy mình, đây là điều tối kỵ. Do đó, họ phải gật đầu chấp nhận người đầu tiên hỏi cưới mình dù đó không phải là chàng trai mà họ yêu thương.
Theo quan niệm của bộ tộc, làm như vậy cũng là để rèn sức chịu đựng của cô gái khi về nhà chồng. (Ảnh minh họa).
Cũng theo quan niệm xưa, bất cứ cô gái nào cũng phải có kinh nghiệm trong "chuyện ấy" trước khi lấy chồng và một phụ nữ được cho là quyến rũ chỉ khi có nhiều người đàn ông để mắt đến. Việc tìm đủ 20 người đàn ông và qua đêm với họ là bằng chứng thuyết phục nhất. Chỉ khi làm được điều đó, người phụ nữ mới được ngưỡng mộ và khẳng định được giá trị của mình. Việc này còn giúp cô có kinh nghiệm hơn để mang thai và phục vụ chồng sau khi cưới.
Sau khi ngủ với một người đàn ông, cô gái sẽ xin một vật gì đó như đôi khuyên, hay vòng tay rẻ tiền để chứng minh cho các vị già làng nghiêm khắc rằng "chuyện ấy" đã diễn ra. Đủ 20 kỷ vật thì cô gái sẽ đủ điều kiện lấy chồng.
Thực tế này không chỉ gây áp lực, ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của các cô gái trẻ mà còn tăng khả năng lây nhiễm các bệnh về tình dục... Ngoài ra ở đây vẫn còn tục lệ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó trong chuyện hôn nhân.
Sự kiện 'ma gọi thức ăn' huyền bí gây ám ảnh bậc nhất Hong Kong, sau hơn 30 năm vẫn chưa ai có được lời giải thích Cánh cửa căn nhà đột nhiên mở hé ra, tiền được đưa ra ngoài qua khe hẹp và bên trong có tiếng người nói rằng hãy đặt thức ăn ở trước cửa là được. Ngôi làng 'ma ám' đáng sợ nhất Trung Quốc: Không ai đủ can đảm quay lại lần thứ 2 và bí ẩn về chiếc ghế Thái sư bị 'dính...