Nghề viết phần mềm hốt bạc thế nào?
Các lập trình viên (người viết phần mềm) đều chuẩn bị sẵn tâm lý một ngày sẽ trở thành triệu phú đôla.
Một nghiên cứu, người viết phần mềm ( lập trình viên) thường tự tin rằng kỹ năng của mình một ngày nào đó sẽ biến họ thành triệu phú đôla. Khảo sát được thực hiện bởi một công ty về tự động mã hóa có trụ sở ở Seattle cho thấy rằng 56% lập trình viên được hỏi tin rằng họ sẽ trở thành triệu phú.
Theo nhà phát triển game CodinGames, một lập trình viên ở Mỹ trung bình có thể kiếm được 95.744 USD mỗi năm trong khi đó, một lập trình viên ở Đức có thể kiếm được 61.022 USD/năm.
Video đang HOT
Công ty này đã thăm dò ý kiến của 20.000 lập trình viên ở 125 quốc gia khác nhau để hoàn thành bài khảo sát. Các lập trình viên có kế hoạch trung bình làm nghề này trong 9 năm và 25% trong số họ cho rằng sẽ làm nghề này trong hơn 10 năm.
Một khảo sát của Glassdoor thì rằng, các lập trình viên hạnh phúc hơn những người bạn bè làm trong các ngành nghề khác của họ. Hơn 80% trong số những người được hỏi cho biết họ hài lòng với công việc của mình hơn so với các đồng nghiệp không phải là kỹ sư phần mềm. Phần lớn các nhà phát triển (69%) cũng cảm thấy vị trí của họ là miễn nhiễm với suy thoái và 91% trong số họ nói rằng họ là những nhân viên có giá trị nhất tại công ty của họ.
Các lập trình viên cũng nói rằng họ hạnh phúc với công việc hơn những người bạn làm việc trong các ngành khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn không bị căng thẳng. Một số lập trình viên đã viết các bài đăng trên blog hoặc tìm kiếm lời khuyên thông qua các diễn đàn trực tuyến liên quan đến một tình trạng được gọi là “ hội chứng kẻ giả mạo”.
Hội chứng kẻ giả mạo nói về việc bạn cảm giác sâu sắc rằng bản thân không xứng đáng với thành công mình đã đạt được, cùng nỗi sợ người khác “phát hiện” ra mình không tài giỏi đến mức đấy. Bạn thường cảm thấy rằng đồng nghiệp và những người xung quanh tài năng hơn bạn và bất kỳ thành tích nào bạn đạt được đều là kết quả của sự may mắn. Hội chứng lần đầu tiên được ghi nhận bởi Tiến sĩ Pauline Rose Clance và Tiến sĩ Suzanne Imes.
Ngoài ra, có một sự thật không thể chối cãi là lập trình viên hay bất kỳ ngành gì thì việc có thu nhập cao hay thấp vẫn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, trình độ, và thái độ muốn cải thiện bản thân tốt hơn từng ngày của mỗi người.
Bất chấp những áp lực có thể xảy ra với công việc, không thể phủ nhận rằng lập trình viên là một trong những ngành tốt nhất để theo học ngày nay. Tại Mỹ, lập trình viên cũng được đánh giá là công việc tốt nhất cả nước.
Bảo mật mã hóa có thể đến với Google Drive
Các nhà phân tích ứng dụng cho thấy trong tương lai Google Drive có thể sẽ bổ sung một tính năng bảo mật lớn.
Nếu người dùng có nhiều dữ liệu cá nhân quan trọng được lưu trữ trên đám mây Google Drive thì việc mong muốn nhận được những biện pháp bảo mật tối ưu là hoàn toàn thiết thực. Một phương pháp bảo mật dữ liệu chính là mã hóa chúng, và dường như Google đang làm việc để mang khả năng bảo mật dữ liệu này đến với dịch vụ lưu trữ của mình.
Theo phân tích từ XDA , các chuỗi mã nguồn tìm thấy trong ứng dụng Google Drive dành cho Android (phiên bản 2.20.441.06.40) đưa ra một số gợi ý về kế hoạch của Google cung cấp tính năng mã hóa cho ứng dụng. Trong số các chuỗi mã được tìm thấy 2 thông tin khá quan trọng với nội dung "You'll be able to open encrypted files soon" và "Download and decrypt". Có vẻ như Google sẽ khiến người dùng có thể mở một tài liệu được mã hóa trên ứng dụng Drive của mình.
Tính năng mã hóa mới trên Google Drive phiên bản sắp tới
Nhà phát triển ứng dụng di động Alessandro Paluzzi đã đăng một bài tweet với nội dung hiển thị menu Settings của phiên bản Google Drive sắp ra mắt. Một nút có tên là Enable encryption dưới dạng gạt để bật/tắt có chức năng mã hóa các dữ liệu trên thiết bị. Một tùy chọn khác là Streaming Decryption cho phép người dùng giải mã các tài liệu. Sau khi được bật, các tài liệu đã mã hóa được tải xuống thiết bị sẽ có biểu tượng ổ khóa nhỏ bên cạnh biểu tượng riêng biệt cho biết tài liệu có sẵn để xem ngoại tuyến.
Google Drive hiện không có tính năng mã hóa. Nếu mọi thứ đi đúng tiến độ nói trên, dịch vụ lưu trữ của Google sẽ mang lại một lớp bảo vệ và bảo mật cho bộ nhớ đám mây. Tuy nhiên vẫn chưa biết rằng tính năng này sẽ cung cấp cho người dùng miễn phí hay trả phí.
Cơ chế bảo mật iOS có vô tình mở cửa hậu cho tin tặc? Theo các nhà mật mã học tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), iOS không sử dụng mã hóa tích hợp nhiều nhất có thể, điều này đã gây ra các lỗ hổng bảo mật không cần thiết. Dựa trên tài liệu công khai từ Apple và Google, bao gồm các báo cáo của cơ quan thực thi pháp luật về việc bỏ qua...