Nghề ve chai ở Berlin
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan khắp châu Âu đang để lại những hậu quả nặng nề, khi số người gia nhập đội ngũ thu lượm phế liệu tại thành phố Berlin (Đức) đang ngày càng đông, tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Do có chính sách khuyến khích tái chế và bảo vệ môi trường, kể từ năm 2003, chính phủ Đức tài trợ cho những cửa hàng bán lẻ một khoản ngân sách để trả cho các chai, hộp đã qua sử dụng trả lại cho cửa hàng mỗi chiếc từ 8 xu đến 25 xe (euro). Giờ đây, công việc này ở Berlin đang trở thành một cuộc cạnh tranh khi ngày càng có nhiều lao động mới gia nhập.
“Người ta uống xong là vứt chai đi, vậy thì tại sao lại không kiếm chút tiền”, Gunther, 61 tuổi, một trong nhiều người về hưu ăn lương đang phải tự trang trải bằng việc thu gom phế liệu, giải thích về công việc của mình.
Là cựu công nhân cơ khí, ông buộc phải về hưu sớm vì bệnh và đã đi thu gom chai lọ được vài năm qua. Gunther cho biết mức lương hưu 700 euro (920 USD) mỗi tháng không đủ đáp ứng các tiêu chuẩn sống tối thiểu. Với 5 euro mỗi ngày kiếm được từ việc thu gom chai lọ, ông có thêm tiền mua cái ăn cái uống.
Thu nhặt chai lọ trở thành nguồn thu nhập quan trọng của nhiều người dân Berlin đang gặp khó khăn về kinh tế
“Cả năm tôi làm thế này, tùy thuộc vào tâm trạng”, Gunther cho rằng nghề nghiệp mới, ngoài kiếm thêm thu nhập, nó còn giúp ông có thêm sự tiếp xúc xã hội: “Tôi gặp đủ loại người, khá là lý thú. Tôi từng đi làm việc ở một viện bảo tàng được một thời gian, nhưng tôi suýt chết vì cô đơn ở đó”.
Hiện Berlin, thủ đô giàu truyền thống của Đức và là một trong những thành phố hiện đại nhất thế giới hiện đang ngập trong nợ nần và có tỉ lệ thất nghiệp lên tới 13%. Cùng với việc tăng các hợp đồng thời vụ và mức lương thấp hơn, những người ăn lương hưu ở Berlin đang phải sống sót với các khoản tiền ngày càng còm cõi. Năm 2009, khoảng 57.500 trong tổng dân số 648.000 người nhận lương hưu ở Berlin phải nhận thêm trợ cấp xã hội mới đủ sống, tiêu tốn của chính quyền liên bang và bang tổng cộng 318 triệu euro, tăng 42,5% so với năm 2006.
Sabine Werth, thuộc tổ chức thiện nguyện Berliner Tafel, cho hay từng có thời việc đi nhặt đồng nát bị coi là nỗi hổ thẹn ở Berlin, nhưng đói thì đầu gối phải bò, giờ đây chẳng ai còn thấy xấu hổ, đặc biệt là những ai đã thất nghiệp quá lâu hoặc đang lay lắt qua ngày với khoản lương hưu chết đói.
Video đang HOT
“Với những người già, công việc này còn có thể cho họ cảm giác cuộc đời vẫn đáng sống”, Werth nói. “Họ có lý do để ra khỏi nhà, tiếp xúc với mọi người và góp phần làm sạch môi trường”.
Tuy nhiên, các nhà xã hội học cảnh báo về vấn đề vệ sinh, sức khỏe cho người già và tình trạng quá tải của hệ thống phúc lợi. Tất nhiên, với Uwe (không phải tên thật), 64 tuổi, những mối lo đó là không đáng bận tâm. Thất nghiệp và đang bị tiểu đường, ông đã đi săn tìm chai lọ ở các thùng rác và sân vườn tại quận Kreuzberg, Berlin được hai năm qua.
“Tôi thật sự cần tiền vì trợ cấp thất nghiệp không đủ sống”, Uwe nói với một túi đầy những chai rỗng trên tay. “Tôi cho rằng đây dẫu sao cũng là một việc lương thiện và giúp làm sạch đường phố. Tôi cũng giảm cân đôi chút nhờ đi bộ nhiều”.
Theo Dân Trí
GIÁ RÉT BẤT THƯỜNG Ở CHÂU ÂU: Thảm cảnh người vô gia cư
Hơn 620 người chết trong 2 tuần qua ở châu Âu vì mùa đông năm nay giá rét hơn bình thường. Đa số nạn nhân là người vô gia cư
Đã có thêm ít nhất 10 người chết rét hôm 12-2 ở châu Âu, nâng tổng số người chết lên hơn 620 người, trong đó những người vô gia cư chiếm số đông nhất. Các nước Đông Âu như CH Czech, Ba Lan, Romania, Lithuania và Ukraine có số người chết nhiều nhất.
Không có nơi trú thân
Ukraine là nước chiếm kỷ lục về số người chết trong đợt rét chưa từng thấy trong vòng hơn 50 năm qua với 135 người, hầu hết do thân nhiệt giảm đột ngột, bị ngạt thở do hệ thống lò sưởi hư hỏng. Đây là con số chính thức cách đây một tuần (tính đến ngày 7-2). Kể từ đó, chính quyền Ukraine đã ngưng công bố số người chết rét hằng ngày. Kế đó là Ba Lan với 118 người chết.
Ivan Brilyuk chỉ mới 45 tuổi nhưng trông giống một ông già hơn 60 tuổi. Với một bộ râu bạc trắng, tay chân, da mặt nứt nẻ vì lạnh, Brilyuk là một trong 14.000 người vô gia cư ở thủ đô Kiev và khoảng 400.000 - 600.000 người vô gia cư khác ở Ukraine. Brilyuk trở thành người vô gia cư sau khi bịvợ đuổi ra khỏi nhà từ nhiều năm nay. "Tôi không có tiền, không có bất cứ thứ gì. Tôi cần việc làm nhưng vô phương".
Ivan Brilyuk trong lều ấm ở Kiev. Ảnh: RFE
Brilyuk là một trong những người tương đối may mắn vì được tạm trú trong một căn lều có lò sưởi, chỗ rửa mặt, cạo râu, thức ăn và trà nóng trong khi bên ngoài nhiệt độ xuống dưới âm 300C. Chính quyền Kiev đã dựng hàng trăm lều như thế để giúp đỡ người vô gia cư khốn khổ vì giá rét.
Tuy nhiên, trong lều không có chỗ ngủ, chỉ có vài chiếc ghế nhựa cho nên Brilyuk chỉ có thể tạm trú vài giờ để rồi sau đó trở về mộtcăn hầm lạnh lẽo nhưng có chỗ ngủ tạm qua đêm. Chính quyền Ukraine cho biết cả nước đã dựng được hơn 3.000 lều ấm kể trên trong một nỗ lực giảm thiểu sự khốn khổ của những người vô gia cư.
Theo các tổ chức cứu trợ, nỗ lực của chính phủ chưa đủ. Thiếu chỗ trú ẩn 24/24 giờ và hướng dẫn người vô gia cư đến những nơi an toàn, chắc chắn con số 135 người chết sẽ không dừng lại. Hầu hết những ca tử vong tập trung ở 2 vùng Donetsk và Dnipropetrovsk- miền Đông Ukraine.
Chết vì rượu
Giải thích số ca tử vong cao nhất ở châu Âu, Viktor Baloga, Bộ trưởng Bộ Tình huống Khẩn cấp Ukraine, cho biết nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong là rượu, chiếm đến 90% trường hợp. Bác sĩ Anatoly Vershigora, trưởng khoa cấp cứu ở Kiev, cho biết nhiều người mắc sai lầm khi cho rằng uống rượu sẽ giữ ấm cơ thể. Đa số người vô gia cư đều nghiện rượu hoặc nghiện thức uống có cồn nên dễ chết nhất.
Những người vô gia cư ngủ dưới gầm cầu Libbensky, Prague - CH Czech. Ảnh: Reuters
Uống rượu trong thời tiết giá rét rất nguy hiểm vì hai lý do. Một là, rượu làm dãn nở mạch máu dưới da khiến máu chảy nhiều hơn, gây cảm giác nóng ran khắp người. Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu người uống rượu mặc áo ấm và ở trong nhà. Nếu ở ngoài đường và thiếu áo ấm, thân nhiệt nạn nhân giảm đột ngột dễ dẫn đến tử vong.
Hai là, khi say xỉn, người uống mất khả năng phán đoán điều gì sẽ xảy ra hoặc phản ứng thích hợp. Hậu quả là dễ bị trượt té dẫn đến bất tỉnh hoặc say ngủ do cồn tác hại đến hệ thần kinh trung ương. Ở ngoài trời rét buốt,người bị bất tỉnh hay ngủ mê có thể "đi" luôn. Đó là trường hợp của một người đàn ông nát rượu 44 tuổi ở vùng Cherkasy, miền Trung Ukraine. Ông ta say và chết cóng ngoài trời.
Người vô gia cư Đức chết ít
CHLB Đức là một trong các nước ít có người vô gia cư chết trong mùa đông giá rét năm nay. Theo nhật báo Le Figaro, đó là nhờ một đạo luật nhà nước, theo đó, tất cả những người đóng thuế có đạo (đa số người Đức theoCông giáo và Tin lành) đều phải đóng thuế cho nhà thờ và hội thánh khoảng 8% thu nhập.
Nhà thờ và hội thánh có trách nhiệm dùng số tiền này (năm 2007, nhà thờ Công giáo thu được 4,198 tỉ euro, còn Hội thánhTin lành thu được 3,689 tỉ euro) để làm công tác xã hội. Hiện nay, hai tổ chức từ thiện Caritas (Công giáo) và Diakonie (Tin lành)đã xây dựng được mạng lưới 600.000 nhân viên (Công giáo) và 400.000 nhân viên (Tin lành) làm công tác xã hội bán thời gian hoặc toàn thời gian.
Chính lực lượng hùng hậu nói trên đã tỏa đikhắp nơi, nhất là các ga tàu điện ngầm và nhà ga xe lửa - nơi trú ẩn lý tưởng của những người vô gia cư - tìm đến những người vô gia cư để cứu trợ. Họ mở trạm tạm trú gần nhà ga trung tâm và các quán cà phê đêm tiếp đón những người vô gia cư không chịu vào nhà tạm trú. Các quán này chấp nhận cả chó (vốn là người bạn duy nhất của những người vô gia cư). Tại Berlin, có khoảng 30 quán. Có quán chỉ dành riêng cho nữ, chiếm khoảng 1/4trong số 400.000 người vô gia cư ở Đức.
Đồng hành với hai tổ chức từ thiện kể trên, chính quyền các cấp cũng tổ chức những hình thức hỗ trợ như điều xe buýt chạy khắp thành phố cung cấp thức uống nóng và túi ngủ cho người vô gia cư. Công ty Đường sắt quốc gia cũng tổ chức nhà tạm trú gần các nhà ga lớn có thể chứa đến 120 người vô gia cư.
Theo Người Lao Động
Nhà thổ mở cửa cho người vô gia cư Những gia cang xếp hàngểo mt nhà tại Áo sau khi chủ nhà này mở cửa miễn ph cho họ trongt kỷc. Peter Laskaris, chủ nhà Red Rooms Laufhaus. Peter Laskaris, chủ nhà Red Rooms Laufhaus tại Vienna, mở cửang nghỉ cho gia c kh tại thành phốo banêmng âm 20 C. Laskaris cho hay anh cho phép 10 gia cc ngủ quaêm...