Nghe tòa tuyên án, nhân viên Khoa Dược tham ô tài sản ngất xỉu vì quá sốc
Lợi dụng sơ hở trong việc cấp phát thuốc của bệnh viện Nguyễn Tri Phương, một nhân viên Khoa Dược của bệnh viện này đã lấy thuốc đem ra ngoài bán lấy tiền tiêu xài. Khi nghe tòa tuyên án 15 năm tù, bị cáo quá sốc với mức án nên ngất xỉu ngay tại tòa.
Nghe tòa tuyên án, nhân viên Khoa Dược tham ô tài sản ngất xỉu vì quá sốc
Ngày 4/4, TAND TPHCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phan Văn Lợi (sinh năm 1981, nguyên cán bộ cấp phát thuốc Khoa Dược – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM) 15 năm tù về tội tham ô tài sản.
Bị cáo Lợi lãnh 15 năm tù.
Sau khi tuyên án Lợi bị sốc ngất xỉu phải đi cấp cứu.
Theo cáo trạng, từ năm 2013 đến cuối năm 2015, Lợi được bệnh viện phân công làm nhân viên quản lý và cấp phát thuốc tại Khoa Dược. Thống kê thuốc sử dụng, nhân viên khoa này đã phát hiện chứng từ bị Lợi sửa chữa nên đã báo cáo cho ban giám đốc Bệnh viện biết.
Ngày 10/11/2015, ban giám đốc đã ra quyết định thanh tra Khoa Dược và phát hiện Lợi chiếm đoạt một lượng lớn thuốc đem ra ngoài bán. Là nhân viên Khoa Dược, Lợi thấy nhiều sơ hở của bệnh viện về chương trình quản lý cấp, phát thuốc cho bệnh nhân trên máy tính giữa Khoa Điều trị và Khoa Dược là độc lập nhau, có những loại thuốc không đủ để phát cho các khoa, phòng điều trị nội trú, nhân viên cấp, phát sửa lại số thuốc thực tế cho phù hợp.
Video đang HOT
Từ tháng 8/2014 đến tháng 10/2015, Lợi chịu trách nhiệm cấp, phát 98 loại thuốc và đã chiếm đoạt 41 loại thuốc. Tổng số thuốc Phan Văn Lợi chiếm đoạn gần 1,06 tỉ đồng.
Đối với lãnh đạo Khoa Dược, do tin tưởng Lợi nên không phát hiện việc tham ô thuốc chữa bệnh, hậu quả vụ án đã được khắc phục nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
Đối với chủ nhà thuốc ở đường An Dương Vương (quận 5) mua thuốc của Lợi nhưng ông này khai không biết số thuốc này do Lợi phạm tội mà có nên cũng không bị truy cứu.
Tại phiên tòa, lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đề nghị tòa xem xét giảm một phần hình phạt cho bị cáo vì số tiền bị cáo bán thuốc chỉ bằng 1/3 so với số tiền định giá. Tuy nhiên, HĐXX nhận định đề nghị này là không có cơ sở nên phải xử lý đúng quy định của pháp luật.
Ngay sau khi toà tuyên án, bị cáo Lợi (hiện đang tại ngoại) bị sốc với mức án quá cao nên đã bị choáng, ngất xỉu ngay tại tòa, phải nhờ đồng nghiệp hỗ trợ đưa đi cấp cứu.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vụ Huyền Như: 1 công ty chấp nhận bị... lừa đảo
Bị Huyền Như chiếm đoạt hơn 200 tỉ đồng, công ty Hưng Yên yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường. Nhưng sau đó, công ty này xin rút đơn kháng cáo, chấp nhận việc mình bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.
Theo dự kiến, từ ngày 2 đến ngày 5/1/2018, TAND TPHCM sẽ xét xử sơ thẩm đối với Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978, nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh TPHCM, viết tắt là VietinBank TPHCM) và Võ Anh Tuấn (sinh năm 1972, nguyên Phó giám đốc Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè, TPHCM) cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Huyền Như tại tòa
Theo cáo trạng, từ 16/5/2011 đến 23/6/2011, công ty Hưng Yên nhận ủy thác đầu tư (ủy thác đầu tư trái phiếu chính phủ) với tổng số tiền 537 tỉ đồng.
Huyền Như biết việc được việc công ty Hưng Yên đang có nguồn tiền muốn gửi nên đã rủ Võ Anh Tuấn ra Hà Nội gặp đại diện công ty này bàn việc.
Gặp đại diện công ty Hưng Yên, Huyền Như giới thiệu tên mình là Quyên, nhân viên của Võ Anh Tuấn, đang có nhu cầu huy động vốn cho Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè.
Như đã chủ động liên hệ với Nguyễn Thị Nga (cộng tác viên của công ty Hưng Yên), thỏa thuận với người này về số tiền gửi, lãi suất từ 18%/năm đến 22%/năm, tùy theo số tiền và thời gian gửi.
Huyền Như yêu cầu cung cấp hồ sơ của công ty Hưng Yên để cô ta làm thủ tục mở tài khoản tại Vietinbank. Khi đã có hồ sơ mở tài khoản, Huyền Như lấy mẫu dấu của công ty này, sử dụng lập chứng từ giả nhằm chiếm đoạt tiền của công ty gửi vào Vietinbank.
Để công ty Hưng Yên tin tưởng chuyển tiền theo yêu cầu của Huyền Như, chị ta đề nghị Nga soạn thảo hợp đồng và gửi trước cho Như xem.
Huyền Như đã tự sửa hợp đồng này cho phù hợp và thuận lợi cho việc chiếm đoạt tiền, rồi chuyển lại cho Nga. Khi Nga đồng ý về nội dung, Huyền Như ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn và đóng dấu giả Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè rồi fax cho Nga để công ty Hưng Yên ký và chuyển tiền theo hợp đồng.
Từ tháng 5/2011 đến 9/2011, Như đã làm giả 8 hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng với công ty Hưng Yên. Huyền Như ký giả chữ ký của giám đốc và phó giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè thời điểm đó để huy động của công ty này 537 tỉ đồng.
Sau đó, công ty Hưng Yên đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản của họ mở tại Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè theo 8 hợp đồng tiền gửi do Huyền Như làm giả để hưởng lãi suất cao vượt trần so với lãi suất Ngân hàng Nhà nước.
Khi tiền từ công ty Hưng Yên được chuyển vào tài khoản mở tại Vietinbank, Huyền Như làm giả 14 lệnh chi, ký giả chứ kỹ của giám đốc công ty Hưng Yên trên các lệnh chi đó để chuyển 537 tỉ đồng từ tài khoản của công ty Hưng Yên đến tài khoản của các công ty, cá nhân do Như lập ra hoặc mượn tài khoản.
Đến nay, Huyền Như đã trả lại gốc và lãi cho công ty Hưng Yên hơn 336 tỉ đồng, còn chiếm đoạt hơn 200 tỉ đồng.
Trong quá trình điều tra, công ty Hưng Yên có đơn yêu cầu cơ quan điều tra xử lý Huyền Như tội tham ô tài sản, ngân hàng Vietinbank là nguyên đơn dân sự và ngân hàng này phải có trách nhiệm trả tiền cho công ty Hưng Yên.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định công ty Hưng Yên có lỗi thực hiện thỏa thuận trái pháp luật với Như trong việc gửi tiền hưởng lãi suất vượt trần trái quy định; thực hiện giao dịch, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của chủ tài khoản trong việc quản lý, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật của Như.
Đồng thời, xem xét lỗi của VietinBank trong việc giám sát, quản lý tiền gửi của khách hàng, cho thấy quá trình từ khi hình thành ý thức chiếm đoạt đến khi tội phạm hoàn thành, hành vi của Như là lừa đảo nên không có căn cứ xử lý tội tham ô tài sản.
Sau đó, công ty Hưng Yên có văn bản gửi cơ quan điều tra Bộ Công an xin rút kháng cáo chấp nhận việc mình bị Như lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 200 tỉ đồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Phúc thẩm vụ án "kéo dài kỷ lục" ở Công ty bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau Ngày 11/12, Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án "Tham ô tài sản, giả mạo trong công tác và thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước" xảy ra tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau. Vụ án có 16 bị cáo, trong đó có...