Nghe tiếng con gái nấc lạ thường, mẹ vào phòng kiểm tra mới tá hỏa vì “hung thần” ngay trên giường mà không biết, xem lại video sợ thót tim
Đoạn video được đăng tải đã nhận về những ý kiến trái chiều, đồng thời khiến người mẹ hứng chịu nhiều chỉ trích vì lơ là trong việc chăm sóc con.
Cách đây vài ngày, một người mẹ sống tại Thành Đô, Tứ Xuyên ( Trung Quốc) đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh tượng con gái nhỏ suýt gặp nguy hiểm đến tính mạng, hy vọng rằng đoạn phim sẽ giúp cho các bậc phụ huynh cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc con cái.
Theo ghi nhận, sự việc xảy ra vào ngày 9/9. Thời điểm đó, người mẹ để con trên giường cho bé tự ngủ một mình, còn chị ra ngoài phòng khác làm việc. Chiếc giường được gắn hàng rào bảo vệ chắc chắn nên người mẹ khá yên tâm.
Trong đoạn video từ camera giám sát, bé gái đang ngồi chơi trên giường, lăn lộn một lúc thì bất giác phát hiện ra có một đồng xu bị rớt ngay bên cạnh. Có lẽ người lớn đã làm rơi đồng xu này ở đây nhưng không ai chú ý.
Cô bé tò mò cầm đồng xu lên ngắm nghía. Chơi đùa một lúc, cô bé nhét đồng xu vào miệng ngậm, không ngờ khi đứa trẻ nằm xuống, đồng xu chui tọt vào cổ họng gây nghẹn. Lúc này cô bé mới nấc lên vài tiếng vì khó thở. May mắn thay sau đó cô bé đã tự nôn được đồng xu ra khỏi miệng.
Người mẹ đang làm việc ngoài phòng khách nghe tiếng con gái nấc như hụt hơi nên chạy vào phòng ngủ kiểm tra. Nhìn con gái cầm đồng xu trên tay chơi, người mẹ giật mình vội vàng lấy lại, đem đi cất.
Một lúc sau xem lại camera ghi hình, người mẹ toát mồ hôi lạnh vì những gì con gái nhỏ vừa trải qua. Nếu đứa trẻ không thể lấy đồng xu ra hoặc người mẹ đến chậm một chút, có lẽ hậu quả của sự việc lần này là vô cùng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Đoạn video được đăng tải đã nhận về những ý kiến trái chiều. Có những bình luận ác ý, chỉ trích người mẹ lơ là trong việc chăm sóc con nên mới suýt gây ra tai nạn đáng tiếc.
Một số khác bênh vực, cho rằng dù là làm mẹ toàn thời gian, suốt ngày 24/24 tiếng bên cạnh con thì cũng có lúc sơ suất. Tai nạn xảy ra gây tổn thương đến con cái là điều không một người mẹ nào muốn. Tuy nhiên mỗi lần có tai nạn, vì sao mẹ luôn là người phải hứng chịu sự nhiếc móc và chỉ trích từ mọi người xung quanh? Điều này thật không công bằng chút nào.
Một số cư dân mạng bày tỏ, những tai nạn như thế này vốn dĩ không thể kiểm soát được. Qua sự việc lần này chỉ có thể nói rằng, cô bé tự lấy được đồng xu ra là rất may mắn. Chúng ta không nên trách móc mẹ của đứa trẻ. Hy vọng rằng lần sau người mẹ sẽ cố gắng chú ý quan sát, loại bỏ các vật nguy hiểm tiềm tàng xung quanh trước khi để con một mình tự ngủ trên giường.
Những người cha đi làm xa: Áp lực bộn bề, hành trang toàn nỗi nhớ
Thật không dễ dàng gì để một người vợ sống xa chồng chứ đừng nói đến là những đứa con còn nhỏ.
Tuổi thơ là thời gian để ta dễ khắc ghi nhất một thói quen, hay bóng hình, thế nhưng, có không ít người cha đành phải xa những đứa trẻ khi chúng còn chưa ý thức được nhiều như thế.
Bố ở đơn vị nhiều ngày chưa được về, hai bé bắt xe theo mẹ lên khoe với bố giấy khen mà mình vừa nhận được. (Ảnh: Chụp màn hình)
Người cha đi làm xa, kí ức trong đầu những đứa nhỏ chỉ là vài câu trêu đùa qua màn hình điện thoại. Nó không có nhiều cảm xúc, cũng chẳng chân thật như khi được ôm vào lòng. Là những mảnh vụn vỡ, thắc mắc rằng tại sao anh chị hàng xóm lại có ba bế mỗi tối, còn mình thì không. Là sự đau xót của một người ở xa, nhung nhớ và bất lực.
Có nhiều ông bố, khi đối diện với con sau những ngày xa cách, trong đầu cứ quẩn quanh mãi câu hỏi liệu rằng nó còn nhớ, yêu mình hay không?! Nhiều khi, cái ngoảnh mặt đầy lạnh lùng khiến không ít người đàn ông mạnh mẽ cũng phải chạnh lòng rơi nước mắt.
Con gái lên thăm, đứng nhìn bố qua cánh cổng: Cuộc gặp gỡ khiến ai nhìn thấy cũng phải nghẹn lòng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Vì mưu sinh cùng những lựa chọn khác nhau, không ít người cha đành phải giấu nhẹm trong tim thứ tình cảm lớn lao để vác ba lô lên và đi. Thực tế phũ phàng lắm, nó không màu hồng giống ngôn tình, hay những bài hát vỗ về mà ta hay nghe. Thời còn độc thân, việc xa nhà để phấn đấu cho tương lai, nó dễ lắm. Lúc đó, một thằng con trai chẳng phải vướng bận điều gì thì tuần này hay tháng nọ không trở về cũng chẳng sao. Thế nhưng, khi có gia đình nhỏ, người cha nào cũng không đành lòng mà gạt bỏ cái ôm để ra khỏi nhà, chứ đừng nói là đi xa vài ngày, hay vài tháng.
Bố làm nhiệm vụ cách ly, con khóc thét quấn không rời lúc chia tay (Ảnh: Chụp màn hình)
Ngoài áp lực của một người cha bình thường, là gồng gánh trách nhiệm 2 bên và chỗ dựa cho mấy mẹ con, những người đi làm xa còn mang theo nỗi nhớ, như hành trang "rũ mãi chẳng thể dứt". Đàn ông mà, ít nói lắm, thế nhưng, chất chứa phía sau là cả những nỗi niềm đâu mấy ai hiểu được.
Họ ngộ lắm. Phải tự lo cho bản thân tất cả mọi thứ, từ ốm đau đến những áp lực xã hội, có khi họ kiệt sức đến mức lười chẳng muốn kể với ai. Thế nhưng, qua cái màn hình điện thoại, vẫn làm sao cười thật tươi để hậu phương của mình không phải lo lắng.
Khi bố đi làm xa, kí ức trong con chỉ qua màn hình điện thoại. (Ảnh: Chụp màn hình)
Họ ngộ lắm. Cứ giấu nhẹm đi những khoảnh khắc vất vả, bởi họ nghĩ rằng, có một người phụ nữ ở nhà đang cực khổ hơn bản thân mình nhiều. Lắm lúc nản chí, cũng chỉ biết cùng anh em động viên nhau, âu thì vì "hi sinh đời bố củng cố đời con". Tuổi thơ con có thể vắng bóng, nhưng tương lai con sẽ đầy đủ và sung túc hơn.
Những người cha này ngộ lắm. Ngoài tài chính, họ còn còn phải gồng gánh thêm dăm ba cái giận hờn từ vợ, rồi sự thờ ơ từ những đứa con chưa ý thức được nhiều. Không ít khoảnh khắc chạnh lòng mà muốn rơi nước mắt.
Tôi từng nghe câu chuyện về cái Tết 2021 ở Chí Linh (Hải Dương), đó là khi đợt bùng dịch thứ 3 bùng phát, không ít y bác sĩ đã phải lên đường để đối phó với dịch Covid-19. Tại Trung tâm Y tế Chí Linh, khoảnh khắc giao thừa, không ít những ông bố đã ngồi ngắm nhìn ảnh gia đình trong những góc tối đầy xót xa. Hay như vị bác sĩ nọ cũng chỉ biết khóc nghẹn khi nghe tin người thân mất qua điện thoại mà bất lực chẳng biết làm gì. Cái Tết Nguyên Đán ở đây có lẽ sẽ mãi là khoảnh khắc chẳng thể quên, thế nhưng, cũng là lúc họ cảm nhận được thứ tình cảm với gia đình chất chứa nhiều đến nhường nào.
Dịch bệnh đã khiến cho không ít em nhỏ phải xa ba lâu ngày. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hay như câu chuyện về một anh kỹ sư xây dựng nọ, dăm bảy hôm lại thấy vợ giận dỗi một lần. Những áp lực bên ngoài chẳng thể đau đớn hơn khi thấy giọt nước mắt hay sự lạnh lùng từ bà xã. Âu cũng vì cả hai đều trải qua những ngày thật khó khăn. Thôi thì, nghề chọn người, đành phải đánh đổi để mai sau con cái mình không khổ.
1 tuần, 1 tháng hay thậm chí là vài năm là quãng thời gian rất dài với một người cha phải xa gia đình. Nếu bạn đang được ở cạnh người thân, sáng tối hít hà đứa con yêu thương của mình, xin hãy trân trọng từng giây phút đó. Bởi ở ngoài kia, có không ít ông bố phải thèm khát cảm giác đó đến tột cùng.
Biết ba đi làm xa, em bé ôm mãi chẳng chịu buông (Ảnh: H.G)
Nhân ngày của cha, xin chúc cho những "trụ cột chính" trong gia đình nói chung và những ống bố đang đi làm xa nói riêng thật mạnh mẽ và kiên cường. Áp lực nhiều đến đâu chăng nữa, hãy cố gắng vượt lên tất cả vì phía sau luôn có những đứa con xem ba nó là "thần tượng".
Cùng gừi lời chúc với YAN nhé!
Đại hội phản biện quan điểm "đẻ con gái dịu dàng" của team bỉm sữa làm dân tình "mém xỉu" Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng, con gái sẽ hiền lành, thùy mị và ít nghịch hơn con trai. Chùm ảnh dưới đây sẽ minh chứng rằng suy nghĩ ấy là sai quá sai! Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng đẻ con trai đau đầu lắm. Chúng nghịch ngợm như "tiểu quỷ", trong nhà mà có 2 thằng bé nô với...