Nghệ thuật rèn kỷ luật cho con
Có những hình thức kỷ luật, những quan niệm dạy con được bố mẹ cho là khoa học, thông minh, song chưa chắc. Hãy lắng nghe phân tích của chuyên gia trong từng sai lầm cụ thể và lựa chọn giải pháp thay thế hữu hiệu hơn.
1. “Để dạy con một bài học, cứ lấy đi cái gì đó của nó”
Khi con trai không về nhà đúng giờ ăn tối, con gái không chịu tự rửa đồ chơi, bạn có xu hướng muốn phạt con bằng cách cắt món tráng miệng của con trai hay không cho con gái chơi món đồ của nó nữa. Song ngay cả khi lệnh trừng phạt được thực hiện, bạn sẽ thấy, sau này con vẫn phạm lỗi như thường.
Mọi người vốn ghét bị mất mát hơn cả mong muốn có được điều gì đó. Cho nên, nếu bạn đưa cho con một số tiền để tiêu khi nó đi xem phim, bảo với nó rằng “nếu con không về nhà đúng giờ thì phải hoàn trả mẹ toàn bộ số tiền đó”, thì bạn đã gửi đi một thông điệp về lòng tin tưởng với con, và khiến con muốn là người có trách nhiệm.
2. Gia đình phải ăn cùng nhau mọi bữa tối
Mọi điều bạn từng nghe đều đúng: Cả nhà ăn tối cùng nhau là chuyện rất tuyệt vời. Song với những lịch làm việc, hoạt động ngoại khóa, các lớp học thêm… có vẻ không thực tế nếu cứ ước ao cả nhà sẽ có mặt đầy đủ bên bàn ăn vào đúng 7 giờ tối.
Thực ra, trong bất kỳ bữa ăn gia đình nào cũng vậy, chỉ có 10 phút là thực sự chất lượng. Và các bạn có thể dành ra 10 phút quý giá này cho nhau vào bất cứ thời điểm nào trong ngày – bữa sáng, hay trước giờ đi ngủ. Cả nhà nói chuyện gì với nhau mới là điều quan trọng. Hãy bảo con dạy bạn một từ mới trong môn ngoại ngữ nó học mỗi ngày, bạn cũng dạy con một từ mới, hoặc kể cho con nghe về ông bà nội ngoại, họ hàng, đây chính là cách gia tăng tình cảm gia đình trong mỗi thành viên.
Video đang HOT
3. Dùng tiền để treo giải
“Nếu con giữ phòng sạch, con kiếm được 10.000 mỗi ngày” – bạn dạy con theo cách này, đứa trẻ có thể sẽ giữ phòng gọn gàng, nhưng là vì làm vậy nó kiếm được tiền, chứ không phải vì nó nhận ra “chúng ta là một gia đình, có những việc cần làm cho một gia đình như bàn ăn phải dọn, quần áo sạch cần gấp, giường ngủ cần trải trước giờ ngả lưng…”.
Treo thưởng vật chất cho những nhiệm vụ mang tính chất “trách nhiệm cơ bản”, bạn đang dạy cho con thấy tiền bạc luôn ở trong tâm trí mọi người. Đã có bằng chứng cho thấy tiền bạc khiến bọn trẻ trở nên ích kỷ hơn.
Bạn có thể làm theo một cách khác, hãy phạt con một khoản mỗi lúc con phạm lỗi, và cứ kệ cho chúng thoải mái mắc sai lầm. Lúc nào cũng trong tình trạng “phải trả nợ” sẽ khiến con bạn tự rút kinh nghiệm dần lên và có ý thức hơn trong việc tránh mắc lỗi.
4. Không nói chuyện tiền trước mặt con
Có đến 80% trong chúng ta chưa bao giờ nói chuyện tài chính với bố mẹ. Những đứa trẻ không hề biết tiền được làm ra như thế nào, chi tiêu vào những việc gì và khi còn đi học thì nên đầu tư vào đâu, vào bạn bè, hay các tổ chức tôn giáo, xã hội… Điều đó cũng có nghĩa là, nếu bạn không bắt đầu những cuộc chuyện trò với con về hoạch định tài chính bây giờ, thì sẽ vẫn chẳng có ai làm điều đó.
5. Đứng ngoài cuộc chiến giữa các con
Điều bạn ghét nhất là phải làm trọng tài giữa các con khi chúng tranh nhau chơi máy tính. Bạn có thể nghĩ cứ để chúng tự dàn xếp là một giải pháp thông minh, song nếu chưa đến một lứa tuổi nhất định, chúng chưa thể có kỹ năng làm chuyện đó.
Bởi thế, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc tách chúng ra, cho cả hai đứa thời gian nhằm bớt nóng. Sau đó, yêu cầu mọi người trong nhà bao gồm bạn, chồng bạn, và mỗi đứa con đưa ra giải pháp về việc máy tính nên được sử dụng như thế nào, chọn ra 3 đề xuất khả thi để cùng thảo luận trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
6. Nói chuyện giới tính
Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cả một series những cuộc trò chuyện quanh chủ đề này, cho dù bản thân có thấy đôi chút không thoải mái. Theo Hiệp hội Thanh thiếu niên Mỹ, cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện này với con từ khi chúng… 18 tháng tuổi, bắt đầu từ cách gọi tên các bộ phận cơ thể. Khi các con lớn lên, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng nói chuyện này một cách trôi chảy với đứa trẻ 8 tuổi hơn là 13 tuổi, bởi khi đã bước vào giai đoạn dậy thì, cha mẹ sẽ là người… cuối cùng bọn trẻ muốn chia sẻ về chủ đề tế nhị ấy.
7. Đứng trên con khi đưa ra kỷ luật
Khi muốn đưa ra thông điệp rằng những gì con vừa làm là sai, bố mẹ thường đặt mình ở vị trí kẻ cả, thậm chí còn trỏ ngón tay về phía con. Tại sao bạn không thay các cử chỉ đó bằng cách ngồi xuống, trên một chiếc thẳng lưng, có nệm êm để tình hình bớt căng thẳng? Các chuyên gia tâm lý tin rằng bạn sẽ không muốn ở vị trí “kẻ quyền lực”. Bạn muốn một không khí dân chủ, công bằng, như vậy ai cũng dễ dàng tiếp thu, hợp tác hơn.
Theo TTVN
Xin em đừng im lặng
Em im lặng khiến anh vô cùng lo lắng, hãy lên tiếng và cho anh câu trả lời. Dù em cứ cố tình vờ như không biết nhưng anh thì chẳng hề ngại ngùng hay giấu giếm rằng cho đến tận bây giờ tâm trí anh vẫn chưa thể thôi nghĩ về em. Anh muốn có cơ hội để chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã mắc phải trong quá khứ. Anh muốn được nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em rồi thì thầm vào tai em một câu rất khẽ rằng: " Anh xin lỗi, hãy cho anh được yêu em lại từ đầu!".
Ngày ấy em bảo anh rằng hãy cho em một khoảng lặng để có thể tĩnh tâm mà suy nghĩ, nhưng đã ngần ấy thời gian trôi qua rồi, tại sao em vẫn chưa đưa ra một câu trả lời để anh khỏi ngóng khỏi trông? Anh đã cố gắng chịu đựng bao nhiêu thứ xúc cảm dày vò tâm trí, nào là day dứt, hối hận, nào là đau khổ, buồn bã, đã vậy trong lòng lại cứ nhớ em đến cồn cào. Anh cố ghìm nỗi cô đơn đến cháy ruột cháy gan, cố nén những yêu thương dạt dào trong trái tim mình lại, anh chấp nhận tự đương đầu với bao cơn sóng to gió lớn đang thi nhau xô ngã lòng mình để cho tâm trí em được an yên.
Cứ ngỡ rằng chỉ cần rời xa một thời gian, cứ ngỡ rằng chỉ là tạm dừng thôi nhưng có ai ngờ rằng đó lại là cách mà em dùng để gạt anh ra khỏi đời mình. Ngày hôm qua cậu bạn thân thông báo với anh rằng em đã có người yêu mới, chàng trai đó anh cũng biết bởi cậu ấy đã đi bên cạnh và dõi theo em từ rất lâu rồi. Lúc biết tin anh có cảm giác mình giống như một kẻ từ trên cao bị rơi xuống vực sâu hun hút, bàng hoàng, sợ hãi và hụt hẫng vô cùng.
Sự im lặng từ phía em làm anh đau đớn (Ảnh minh họa)
Anh cố tình không tin vào những điều mà cậu bạn thân nói, anh cố tình vin vào cái cớ rằng sự im lặng này chỉ là do em muốn cho anh một bài học để sau này không bao giờ còn mắc phải những lỗi lầm như thế nữa thôi. Anh cứ ngốc nghếch tự an ủi, tự trấn tĩnh tinh thần mình bằng những câu mà ngày xưa em đã nói, rằng: " Em yêu anh nhiều lắm!", rằng: "Mình mãi là của nhau anh nhé!" và gần đây nhất em nói rằng: "Hãy cho em một khoảng lặng để có thời gian nghỉ ngơi và tĩnh tâm suy nghĩ, để quên hết tất cả những gì đã qua và có thêm sức mạnh tiếp tục cuộc tình này".
Trong một chuyến hành trình nếu muốn đi được xa thì đôi khi người ta cũng phải dừng chân để tạm nghỉ. Tình yêu cũng vậy, đối với anh thì sự im lặng từ phía em chỉ là tạm dừng chứ không phải là kết thúc giống như những gì mà lúc này đây anh đang lo lắng trong đầu. Mình đã yêu nhau nhiều như thế, có lẽ nào chỉ vì một lần anh phạm lỗi mà em đã vội vã buông tay? Ai đó vẫn bảo rằng "đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại", còn anh thì đang rất hối hận, rất muốn chuộc lỗi, vậy thì hà cớ gì mà em lại bỏ rơi anh?
Tình yêu của em sao mà khó nắm bắt quá, nó khiến cho anh giống như một kẻ tội nghiệp, giống như một con chiên tuy ngoan đạo nhưng vì một lần phạm lỗi nên đã bị Chúa trời khước từ tấm lòng chân thật của mình. Anh không hiểu, dù có cố nghĩ theo hướng nào đi chăng nữa thì anh cũng không thể giải thích được vì sao em lại buông tay, là do em đã hết yêu anh thật hay bởi khoảng lặng ấy lại chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giữa hai đứa chúng mình? Bao nhiêu lời thề nguyền, bao nhiêu lời hứa hẹn, chẳng lẽ em nỡ nhẫn tâm quên hết thật sao?
Anh không muốn tin rằng cái cách mà em gạt phăng anh ra khỏi cuộc đời mình lại chính là việc ngày ấy em đòi anh dành cho em một khoảng lặng. Cho dù điều đó là sự thật và cho dù lòng em có thay đổi thật đi chăng nữa thì anh cũng sẽ chẳng bao giờ tin nếu như không phải do em trực tiếp thừa nhận với mình. Lúc này đầu óc anh quay cuồng, còn tâm trí anh thì cứ giống như đang bị giằng xé. Khó chịu lắm em ạ, bởi vậy nếu hiểu thì mong em đừng tiếp tục im lặng nữa, hãy lên tiếng và cho anh một câu trả lời.
Theo Eva
Bi hài chồng bị vợ "ép" để mang thai 1 tuần 2 lần vào đúng giờ, đúng tư thế và thời điểm "về đích", anh Trung cảm thấy chuyện chăn gối vợ chồng không khác gì tra tấn... Tham khảo nhiều sách báo và được "mách nước" rằng mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm để thụ thai. Mang thai vào mùa xuân và sinh vào lúc cuối thu đầu...