Nghệ thuật quản lý của Tim Cook và Jeff Bezos
Tim Cook và Jeff Bezos có tư duy lãnh đạo khác nhau, nhưng họ đều đề cao quy tắc “ sự im lặng ngượng ngùng”.
Quy tắc “ sự im lặng ngượng ngùng” rất đơn giản. Khi gặp một câu hỏi khó, bạn không trả lời ngay, mà ngừng lại và suy nghĩ về cách trả lời. Khoảng ngừng có thể kéo dài 10 – 20 giây hoặc lâu hơn, bảo đảm người được hỏi hiểu rõ vấn đề trước khi phản ứng.
Điều này đã được Tim Cook áp dụng tại Apple từ nhiều năm nay. “Cook nổi tiếng vì những lần im lặng kéo dài và khiến những người khác không thoải mái trong các cuộc họp, khi âm thanh duy nhất ông tạo ra là tiếng xé vỏ kẹo”, bài viết trên tạp chí Fortune năm 2008 cho hay.
Video đang HOT
Jeff Bezos (trái) và Tim Cook.
Ở Amazon, Bezos cũng áp dụng quy tắc tương tự nhưng theo cách có trật tự hơn. Đó là dành thời gian – có thể lên tới 30 phút – ở đầu mỗi cuộc họp để đọc thầm các bản ghi nhớ in trên giấy. Điều này cho phép những người dự họp nghiên cứu, suy nghĩ về nội dung họp và viết ra các ý tưởng mà không bị quấy rầy.
“Đó là trải nghiệm rất lạ với các nhân viên mới. Họ không quen với việc ngồi yên lặng và nghiên cứu với các lãnh đạo trong cùng một căn phòng”, Bezos tiết lộ. Những lần khởi đầu yên lặng như vậy bảo đảm sự toàn tâm toàn ý cho người dự họp, nhất là khi họ có thể không kịp xem xét nội dung trong các bản ghi nhớ trước khi cuộc họp bắt đầu.
Cook và Bezos không phải những lãnh đạo công nghệ duy nhất áp dụng quy tắc này. Elon Musk thường dành 5 – 15 giây để suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn. Steve Jobs từng dành tới 20 giây trước khi đưa ra lời đáp hoàn hảo cho một câu chỉ trích cá nhân ông.
“Sự im lặng ngượng ngùng” là công cụ quý giá bởi nó cho phép người trả lời cân bằng giữa suy nghĩ và tình cảm, thay vì phản ứng hoàn toàn dựa vào cảm xúc. Điều này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh thế giới phát triển trong 10 năm qua, dẫn tới nhu cầu phải có phản ứng tức thì với mọi câu hỏi và thời gian là thứ xa xỉ nhất trên thế giới.
Tim Cook được thưởng 'khủng'
CEO Apple, Tim Cook, đã được trao khoản thưởng bằng cổ phiếu trị giá hơn 282 triệu USD sau khi ông giúp công ty đạt giá trị vốn hóa 2.000 tỷ USD.
Theo các tài liệu vừa được Apple nộp lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), khoản thưởng đã được chuyển cho Cook hồi đầu tuần. Ông đã bán số cổ phiếu này và thu về 132 triệu USD sau thuế. CEO Apple sau đó đã tặng 5 triệu USD cho một tổ chức từ thiện giấu tên.
Tim Cook vừa thành tỷ phú sau khi giúp Apple đạt vốn hóa 2.000 tỷ USD. Ảnh: Reuters.
Theo ước tính của Bloomberg, tài sản của Tim Cook đã vượt mốc 1 tỷ USD sau khi Apple cán mốc 2.000 tỷ USD giá trị vốn hóa.
Cook hiện sở hữu trực tiếp gần 850.000 cổ phiếu Apple, tương đương 0,02% cổ phần công ty, trị giá 375 triệu USD. Tài sản từ bán cổ phiếu, cổ tức và các khoản thu nhập khác vào khoảng 650 triệu USD nữa.
Không giống các CEO công nghệ như Mark Zuckerberg (Facebook), Jeff Bezos (Amazon), Bill Gates (Microsoft)... thành tỷ phú từ công ty mà họ sáng lập, phần lớn tài sản của Tim Cook đến từ cổ phiếu thưởng của Apple kể từ khi gia nhập công ty năm 1998.
Năm 2015, Cook từng công bố kế hoạch cho đi phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện. Đến nay, ông đã tặng hàng triệu USD cho các tổ chức từ thiện khác nhau, hầu hết đều bí mật.
Phòng điều trần của bộ tứ CEO công nghệ có gì đặc biệt Jeff Bezos, Tim Cook, Sundar Pichai, Mark Zuckerberg đều chọn không gian không quá nghiêm túc, cũng không quá thoải mái để trả lời chất vấn của Hạ viện Mỹ tuần qua. Trào lưu "đánh giá phông nền" đang phổ biến trong thời gian cách ly xã hội, trong đó từng chậu cây, kệ sách trong phòng cũng được người dùng để mắt...