Nghệ thuật “KHẨU CHIẾN” với chồng được mọi phụ nữ khôn ngoan áp dụng
Một người phụ nữ thông minh, khôn ngoan là người luôn biết nói gì, như thế nào trong cuộc “ khẩu chiến” với chồng.
Cãi nhau là một nghệ thuật! Có người trưởng thành từ những cuộc tranh cãi, cũng có người vì tranh cãi mà chịu tổn thương sâu sắc. Sự khác biệt của những hệ quả này nằm ở chỗ, lời nói và hành động của người trong cuộc được kiểm soát thận trọng, hay đã vượt quá ranh giới báo động của quan hệ vợ chồng.
Cãi nhau để giữ lửa chứ không phải phá nát
Khi cãi nhau với chồng, điều cấm kỵ bạn nên tránh đó là không moi móc chuyện quá khứ, không bới lông tìm vết. Ngay chính bản thân bạn cũng không muốn người khác “soi” vào chuyện cũ của mình, huống chi là những ông chồng khó tính. Bạn nên nói thẳng vào vấn đề mình muốn tranh luận như vậy, việc tranh luận hay cãi vã sẽ diễn ra nhanh hơn và người nghe cũng dễ dàng hiểu vấn đề hơn.
Bạn trong lúc cãi nhau, bạn cũng nên dùng những từ ngữ theo kiểu “góp ý, sửa đổi” để giúp chồng bạn hiểu mình sai ở chỗ nào để sửa chữa. Và đương nhiên, bạn cũng nên nhận một phần trách nhiệm để chồng hiểu rằng bạn là người công bằng.
Khi cãi nhau, đừng dùng ngữ khí phủ định
“Anh trước giờ chưa từng quan tâm con cái” hay “Anh luôn quên những chuyện quan trọng là lời “phủ đầu”, thẳng thắn xóa sạch nỗ lực của đối phương trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Đem bạn đời so sánh với người khác hoặc đánh giá môt cách tiêu cực về họ cũng là những việc cần tránh mọi lúc có thể, bởi chúng dễ hủy hoại không khí hòa thuận, êm ấm trong cuộc sống hôn nhân. Trên thực tế, chỉ khi cảm nhận được sự tôn trọng và ghi nhận từ đối phương, con người ta mới học được cách hồi đáp chân tình
Tuyệt đối tránh lôi “người thứ ba” vào cuộc
Mọi sự tranh cãi của các cặp vợ chồng trước hết đều nảy sinh từ bất đồng giữa những người trong cuộc. Vậy nên, đừng bao giờ vì nóng giận mà nói với ông xã những mẫu câu như: “Lúc chúng ta mua nhà, bố mẹ anh không cho được một đồng”, “Đám bạn nhậu của anh chẳng làm được gì ngoài việc dựa dẫm tiền bạc”…
Những lời nói như thế vô tình biến người đàn ông trở thành kẻ bị động, thiếu chính kiến và dễ bị xúi giục. Một chuyên gia tâm lý học người Anh từng phân tích, việc lôi kéo người khác vào cuộc sẽ càng khiến trận khẩu chiến của hai vợ chồng thêm nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Giữ bí mật đối với bố mẹ
Các bậc phụ huynh lớn tuổi tâm lý thì ít, mà ích kỷ thì nhiều. Bất luận nguyên cớ sự việc ra sao, họ cũng luôn đứng về phía con ruột của mình và dành cho con dâu hoặc con rể cái nhìn khắt khe hơn. Dưới sự can thiệp không đúng cách của cha mẹ, cặp đôi trẻ càng thêm xa cách và khó tìm được tiếng nói chung.
Đừng bao giờ nói “không” thành “có”
Phụ nữ, nhất là phụ nữ nội trợ hay mất tự tin khi ngày ngày đầu bù tóc rối với việc nhà cửa, con cái; còn đức ông chồng lại ăn mặc chỉnh tề và tiếp xúc với các cô gái trẻ đẹp. Sự tự ti khiến họ buông những lời giận lẫy theo kiểu: “Em có làm gì, anh cũng đâu có thuận mắt!”. Thái độ chỉ trích “từ không nói có” như vậy không phải điều đàn ông muốn được nhận từ người phụ nữ của mình, những câu nói khích lệ, động viên mới là thứ mà họ chờ đợi.
Lùi một bước để tiến một bước
Đàn ông vốn thích nghe nói ngọt, vì thế, nếu bạn nói thẳng nói thật với chồng những sự thật trần trụi hoặc những kỷ niệm không mấy hay ho thì có lẽ anh ấy sẽ rất khó nghe lọt tai. Các bà vợ ơi, hãy trung thành với câu slogan “Lấy nhu thắng cương”. Chồng bạn bận việc, đến gặp nhóm bạn của bạn muộn rồi cũng vội vàng đi ngay sau khi chào hỏi mọi người dăm ba câu. Bạn phát cáu, cự nự ngay với chồng: “Anh lúc nào cũng chẳng coi ai ra gì! Bạn bè 5-7 năm mới gặp nhau mà anh lại lạnh nhạt như vậy!”…
Khi giận chồng trước mặt bạn bè, tốt nhất bạn nên nhịn, ngậm bồ hòn làm ngọt rồi về nhà đóng cửa bảo nhau sau. Trong trường hợp trên, nếu bạn nhẹ nhàng nói với chồng và coi như mình là nguyên nhân của sự chậm trễ đó thì sau khi về nhà, anh ấy sẽ suy nghĩ đến sự chịu đựng của bạn. Đến lúc đã ở nhà thì bạn hãy “tiến lên một bước” nhé, anh ấy sẽ còn biết ơn vì bạn đã giữ thể diện cho anh ấy trước đám đông đấy.
Bí quyết 3 “không”
Nhiều cặp vợ chồng mỗi khi cãi nhau xong là cứ như vừa trải qua một trận đấu căng thẳng và bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài. Nếu cứ như vậy thì làm sao mà giải quyết được vấn đề và làm sao mà thông cảm cho nhau được? Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra bí quyết 3 “không” mà các bạn nên tham khảo:
KHÔNG NÓI VỀ “ĐỐI PHƯƠNG”. Khi cãi nhau, vợ chồng hay chỉ trích những câu đại loại như: “Tại sao anh/cô lại đối xử với tôi như vậy?”, “Anh/cô lại vẫn cái tật cũ ấy!”. Khi nói về nhau như vậy, vô tình ta đã đẩy “phe kia” vào tình thế phải tự vệ, vì đó là phản ứng tự nhiên đầu tiên, và sau đó sẽ là tâm lý phản công. Mà khi đã có tâm lý này rồi thì không thể nào nhượng bộ được đâu.
KHÔNG TỎ THÁI ĐỘ BẤT CẦN. “Anh không đưa tôi đi chơi thì càng tốt, tôi càng có tự do!”… các bà vợ rất hay nói câu này mỗi khi giận chồng. Nên bỏ ngay đi nhé vì câu nói này rất kích động, thậm chí làm tổn thương anh ấy, và có khả năng tình yêu sẽ bị giảm đi rất nhiều sau câu nói này đấy.
KHÔNG NGẮT LỜI. Các bà vợ mỗi lần giận thường không muốn nghe chồng nói gì. Nếu bạn cũng vậy thì nên thay đổi thói quen xấu này nhé. Khi đàn ông nếu đã mở miệng giải thích thì bạn hãy lắng nghe họ cho hết và đặc biệt, phải chú ý đừng ngắt lời. Chỉ một lần ngắt lời thôi, sau này bạn sẽ không nghe thấy anh ấy trình bày quan điểm gì nữa đâu.
Chiến tranh lạnh là thứ độc dược nguy hiểm
Sau khi cãi nhau với chồng, nhiều phụ nữ đều coi đối phương như kẻ vô hình, không trò chuyện, không nhắn tin, không nghe điện thoại. Kỳ thực chiến tranh lạnh trong hôn nhân giống như một ván bạc tâm lý, đôi bên đều chờ đợi người kia mềm lòng xuống nước trước. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho lựa chọn này chát hơn bạn tưởng. Sự cố chấp và lòng tự tôn không giúp các cô gái hả giận, mà chỉ làm tình cảm của họ và nửa còn lại thêm rời rạc.
Các chuyên gia khuyên bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì đó không phải là cách hữu hiệu nhất để trừng phạt ai cả, ngược lại còn khiến cho bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi, không khí gia đình nặng nề, khó chịu và để lâu còn ảnh hưởng không tốt đến tình cảm vợ chồng.
Gào thét ầm ĩ là điều tối kị
Người ta vẫn thường nói vợ chồng trong nhà có gì đóng cửa bảo nhau chứ đừng dại gì mà gào thét ầm ĩ mỗi khi “xử” anh ấy. Đàn ông vốn không thích nhiều lời và lại càng không muốn đôi co với phụ nữ, lời ra tiếng vào. Không biết bạn đã nghe đến câu “xấu chàng hổ ai?” chưa?
Bạn gào lên trước mặt chồng chỉ khiến anh ấy thấy khó chịu mà vô tình bạn đã làm mất mặt chồng trước bàn dân thiên hạ rồi. Điều này chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng? Đừng bao giờ thể hiện sự tức giận trước chốn đông người bạn bè, đồng nghiệp hay sếp của anh ấy. Bạn sẽ từ một người chính nghĩa biến thành tội đồ đấy. Đàn ông vốn có lòng tự trọng cao và rất kị khi bị vợ làm mất mặt trước đám đông.
Giận hờn, cãi vã là những gia vị cho đời sống vợ chồng, chỉ cần bạn hãy cố gắng có cách đối diện với chúng thật hiệu quả để từ đó có thể hiểu nhau nhiều hơn, để quý trọng hơn những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau!
Theo Phunutoday
Hậu quả của việc lăng mạ vợ sau một lần khẩu chiến
Phương để lại lá đơn ly hôn với lý do, vì Huấn gọi mày xưng tao với Phương cho nên chút tình nghĩa vợ chồng còn lại cũng chấm hết.
Huấn và Phương yêu nhau hai năm mới cưới. Khi lấy nhau hai người cũng thỉnh thoảng xảy ra cãi cọ do một số bất đồng. Phương tính chi li, thích vun vén, tiết kiệm, chăm lo cho gia đình, còn Huấn thì thích đàn đúm, tiêu xài hoang phí. Hồi chưa lấy nhau, Huấn hay đánh bạc, nhiều lần phải cắm cả xe máy, Phương phải bán cả nữ trang đi để chuộc xe cho Huấn. Thấy Phương yêu mình mà dám hy sinh tất cả, Huấn rất cảm động, thề là sẽ bỏ cờ bạc.
Sau khi cưới, Phương vẫn chỉn chu như thế, còn Huấn thì không đánh bạc nhưng vẫn quan hệ với những người bạn thích chơi bời. Bạn thì ít, bè thì nhiều, Phương nhiều lần khuyên bảo Huấn không được nên cằn nhằn, nhiều lần hai vợ chồng cãi cọ cũng chỉ vì thói ham chơi và rượu chè không biết đường về của Huấn.
Khi Phương sinh con, cô lại hay cằn nhằn hơn vì Huấn vẫn thường xuyên bỏ mặc mẹ con cô mà đi chơi. Mâu thuẫn ngày càng căng thẳng khi Phương vừa phải chăm con vừa phải lo kinh tế. Để "dằn mặt" chồng, Phương nghỉ việc ở cơ quan về nhà chăm con, bắt Huấn phải lo kinh tế, may ra mới biết đến nỗi vất vả của Phương và chung tay chăm sóc gia đình.
Ban đầu Huấn cũng chịu khó làm việc và đưa tiền lương cho vợ, nhưng chỉ được một thời gian, Huấn cảm thấy kinh tế là một gánh nặng, một áp lực lớn. Huấn chán nản bỏ bê rồi bỏ mặc mẹ con Phương tự lo cho nhau. Thấy không cải tạo được chồng, Phương cũng buông xuôi. Cô vốn là một luật sư nên cô dễ dàng kiếm tiền bằng dịch vụ tư vấn cho khách hàng, vẫn đảm bảo thời gian chăm sóc con cái.
Thấy vợ không thèm đếm xỉa gì đến mình, Huấn lại cảm thấy như mình bị bỏ rơi. Trước dây Phương hay cằn nhằn là thế mà giờ cô chẳng nói nửa lời. Huấn đi hay về cô cũng không quan tâm. Cô nấu cơm mà đến giờ ăn Huấn chưa về thì cô để phần, hai mẹ con ăn rồi đi chơi, đi ngủ. Phần cơm mà Huấn không ăn thì hôm sau Phương ăn cơm rang, cơm nguội, cũng không cằn nhằn Huấn bất cứ chuyện gì.
Cũng từ việc được "tự do" tuyệt đối như vậy, Huấn cũng không dám đòi hỏi Phương về mặt tình cảm. Càng cảm thấy mình có lỗi, Huấn càng mặc cảm. Nhiều lúc muốn bỏ hết bạn bè chơi bời để làm người cha tốt, người chồng tốt, nhưng chỉ được vài hôm bạn bè rủ rê, Huấn lại "lên đường". Những lúc như vậy, Huấn bắt gặp cái cười khẩy kín đáo của Phương, như thể: "Loại người như anh thì không làm nổi việc đó đâu". Huấn dần cảm thấy mình đã bị loại khỏi gia đình. Huấn ước giá như Phương cứ cằn nhằn như trước, cãi cọ nhau vài câu rồi vẫn đâu vào đấy còn hơn thế này.
Thế là Huấn tự gây chuyện khiến Phương nổi đóa, bao nhiêu bực tức nhẫn nhịn bấy lâu, Phương trút hết ra. Huấn cũng không chịu nổi cho nên sẵng giọng mày - tao với Phương rồi bỏ đi uống bia. Khi Huấn trở về thì Phương đã thu dọn đồ đạc cùng con vào nam. Phương để lại lá đơn ly hôn với lý do, vì Huấn gọi mày xưng tao với Phương cho nên chút tình nghĩa vợ chồng còn lại cũng chấm hết. "Giờ chúng ta là người dưng nước lã, là mày, là tao". Phương viết trong bức thư để lại.
Đến lúc này, nhìn căn nhà trống hoác Huấn mới biết giá trị của mái ấm lớn đến chừng nào. Đối với Huấn thì vài bữa tiệc tùng ở ngoài kia chẳng thể thay thế được vợ con. Nhiều ngày trôi qua, Huấn chờ Phương trả lời tin nhắn hoặc nghe điện thoại. Huấn sẽ vào nam đón mẹ con Phương và mong cô tha thứ. Huấn biết, vợ chồng có thể xích mích, cãi cọ, nhưng không thể dùng ngôn ngữ ấy mà đối xử với nhau được, nó không chỉ là một cách xưng hô, mà còn khiến cho nhau bị tổn thương trầm trọng.
Theo Gia đình Việt Nam
Chồng chết đứng giữa phố nhìn vợ "khẩu chiến" giành nhân tình Không hiểu sau khi tận mắt chứng kiến, tận tai nghe cuộc khẩu chiến của cô vợ xinh đẹp với gái trẻ để dành lại lão bồ già ở giữa phố anh còn có đủ can đảm, đủ tình cảm để đặt niềm tin vào vợ mình nữa không? Ảnh minh hoạ: Internet Đọc câu chuyện "Vợ quyết đấu khẩu với gái trẻ...