Nghệ thuật hôn điệu nghệ
Nếu các cặp tình nhân muốn nụ hôn của mình cuồng nhiệt và đầy rung cảm như nụ hôn đầu đời thì họ cần lưu ý một vài bí quyết sau.
- Mỗi lần hôn hãy tưởng tượng chàng và nàng như một người xa lạ mà bạn mới gặp lần đầu.
- Trước khi hôn, hãy nhìn nhau say đắm kèm theo nụ cười sung sướng, nói những lời yêu có cánh thì nụ hôn sau đó là sự tích tụ bao điều hạnh phúc.
- Nếu bạn để ý và phát hiện ra vẻ đẹp của đôi mắt, cổ cao ba ngấn, hay những nét đẹp nổi bật khác trên gương mặt người yêu, bạn sẽ cảm thấy nụ hôn “ngọt ngào” hơn rất nhiều.
- Bạn không được chấp nhận sự nhàm chán trong yêu đương, mỗi lần hôn và âu yếm nhau nên chủ động sáng tạo ra những chiêu mới lạ.
- Khi hôn hai người cần “hóa thân” để cảm nhận nụ hôn bằng cả tâm hồn và sự gắn kết cơ thể thậm chí bằng cả tiếng rên khẽ và mùi hương tỏa ra từ hai người.
Những điều cần kiêng kị khi hôn
Video đang HOT
- Không được cắn lưỡi người yêu khi hôn vì đôi khi sơ suất gây nguy hiểm cho “đội bạn”.
- Chớ nên để nụ hôn phát thành tiếng “chộp chộp” nghe rất phản cảm.
- Không ngoạc mồm quá cỡ như muốn “ăn tươi nuốt sống” miệng của người yêu trông chẳng đẹp chút nào.
- Tránh túm tóc người yêu khi hôn vì dễ gây phản tác dụng nếu họ cảm thấy đau.
- Không nên lạm dụng kiểu hôn vào sau vành tai vì không phải lúc nào cũng làm người yêu bạn phấn khích.
- Khi đang hôn nhau, đắm đuối chớ nhìn chòng chọc vào mặt người yêu (nhất là phái nữ) vì đây là động tác hơi thô bạo trong tình yêu.
Theo VNE
Kỳ lạ chuyện rắn hổ mây hiểu tiếng người và thân thiết với gia chủ
Mới đây, lại nổi lên chuyện về con rắn hổ mây nặng hơn 10kg ở núi Cấm, nhờ biết nghe tiếng người cảnh bảo mà thoát chết bởi toán thợ săn.
Rắn hổ mây chúa làm bạn với con người
Từ thủa nhỏ, ông Đinh Phi Vân (40 tuổi) - ngụ ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, đã được cha đưa lên núi Cấm sinh sống với nghề làm nương rẫy. Cách đây hơn 10 năm, ông Vân lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ngọc Sơn - người sinh ra và lớn lên ở núi Cấm, rồi chọn vồ Mồ Côi trên lưng chừng núi để mưu sinh.
Sống giữa núi rừng, nên hàng ngày gia đình ông Vân gặp rất nhiều loài thú rừng như: heo, gà, chồn, trăn... Đặc biệt với họ nhà rắn, gia đình ông rất có duyên gặp chúng. Ông Vân cho biết: "Mình sống giữa "rừng thiêng" phải có nguyên tắc riêng để tồn tại là sống hòa bình với thiên nhiên, núi rừng. Căn nhà của tôi được xây dựng kiên cố. Bất cứ con nào xâm phạm vào nhà, ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình thì tôi tìm mọi cách để tiêu diệt. Nhưng nếu chúng không xâm phạm hay chỉ ở ngoài sân thì tôi không bao giờ đụng tới".
Bởi theo ông Vân, những loài thú rừng đều có "linh tính" nếu mình tìm cách gài bẫy hay hại nó thì nhất định nó sẽ trả thù. "Bằng chứng là một số khu rẫy trồng chuối, đu đủ, bắp... bị heo rừng, chồn... phá tan hoang cũng chỉ vì trước đó, chủ nhân tìm cách gài bẫy bắt chúng. Nhất là một số loài rắn, chúng thường tìm đến tận nhà để trả thù khi mình đe dọa tới tính mạng chúng", ông Vân nói. Là người có kinh nghiệm đi rừng, ông Vân cho rằng chỉ có con người mới tìm tới tận nơi để tiêu diệt thú rừng. Chúng không còn con đường thoát thân mới chống trả chứ thú rừng không bao giờ tự dưng dám "truy đuổi, tấn công" con người.
Từng đối mặt với rất nhiều thú dữ, nhưng với gia đình ông Vân, chuyện gặp loài rắn độc giữa núi rừng là điều kỳ lạ nhất. Cách đây hơn 5 tháng, ông Vân ra phía sau nhà để làm cá, chuẩn bị nấu cơm thì bắt gặp một con rắn hổ mây dài hơn 4m, nặng khoảng 10kg đang ngóc đầu như chuẩn bị bắt mồi. Khi đó vợ ông Vân ở trong nhà nhìn ra thấy vậy nhưng không nói thành tiếng vì sợ. Ông Vân thấy con rắn như muốn tấn công mình. Kinh nghiệm sống ở rừng lâu năm, nên ông biết loài rắn hổ mây này ban đầu chỉ làm động tác dọa đối thủ. Nếu đe dọa tới tính mạng chúng mới tấn công lại. Biết vậy nên ông Vân lùi vào nhà để con rắn bỏ đi.
Ông Vân cho rằng: "Rắn hổ mây nặng cả chục kg thì 1 người khó lòng thắng được nó vì nó rất nhanh, đánh một gậy cũng khó lòng giết được nó mà nó quay lại tấn công mình thì rất nguy hiểm. Có lẽ con rắn này ngửi thấy mùi cá tanh nên đánh hơi tìm đến chứ không chủ động tấn công người, nên mình mới không bị nó "đớp" khi không đề phòng gì".
Nửa tháng sau, vợ chồng ông Vân mắc võng ở gốc Xoài phía sau nhà ngủ trưa lại gặp con rắn này lần nữa. Con rắn bò ngang dưới võng, phát hiện có người đang nằm đu đưa, nó chỉ khựng lại rồi bò đi tiếp. Bà Sơn kể lại: "Khi đó tôi điếng hồn vì con rắn to bò sát người mình. Tôi chỉ chắp tay vái lạy con rắn mau bò đi khỏi nhưng nó vẫn khựng lại làm tôi bủn rủn cả người. Cuối cùng, nó cũng chịu bò tiếp hơn 5m rồi nằm dưới hốc đá. Tôi và ông chồng cuốn võng không dám mắc ở đó nữa". Thì ra đó là đường đi lại thường xuyên của con rắn này.
Từ đó trở đi, cứ vài ngày, khi đêm về, nó lại bò gần về nhà ông Vân để bắt chuột. Căn nhà ông Vân được thiết kế đặc biệt: Lưng dựa vào núi, mái tôn nằm sát vách đá, nên chuột, rắn đều có thể bò lên mái nhà dễ dàng. Vì vậy con rắn hổ mây này chọn mái nhà ông làm "địa bàn" săn bắt chuột. Mỗi khi tới gần nhà, con rắn đều phát ra âm thanh giống tiếng huýt sáo như nên báo hiệu cho gia đình biết có sự xuất hiện của nó. Biết vậy, nên gia đình ông Vân không tìm cách hại con rắn này mà sống hòa bình vì nó cũng bắt chuột giúp gia đình.
Nhờ hiểu tiếng người mà thoát nạn
Con rắn hổ mây xuất hiện ở nhà ông Vân trở nên thân thuộc với gia đình. Lâu lâu không nghe con rắn này huýt sáo, đứa con ông Vân còn cảm thấy buồn buồn. Còn đối với bà Sơn, thì không còn sợ hãi nữa mà xem con rắn này như bạn. Ông Vân còn treo bóng đèn phía sau nhà và để sẵn thau nước, để ban đêm kho con rắn này về khát nước có sẵn nước uống.
Tuy nhiên, tù khi nhà ông Vân xuất hiện hơn chục thợ rừng đến đây thuê nhà ở để khai thác gỗ thì tính mạng con rắn hiền lành này gặp nguy hiểm. Ông Vân kể lại: "Lúc đó, gia đình tôi cho hơn 10 thợ rừng đến đây trú ngụ, khai thác gỗ tràm ở dưới dốc. Ngay đêm đầu tiên, người thợ rừng tên Tèo đã phát hiện ra tiếng huýt sáo của con rắn. Đoán con rắn này nặng cả chục kg nên anh ta bàn kế hoạch để ngày hôm sau bắt cho bằng được". Mấy ông thợ rừng dày dặn kinh nghiệm còn kêu chủ nhà kiếm sẵn đu đủ để... hầm, vì con rắn này rất to. Khi đó bà Sơn rất tức giận vì không muốn nhóm thợ săn bắt con rắn. Nhưng bà không biết làm thế nào, vì cự cãi với toán thợ thì đồng nghĩa với việc mất đi món tiền thuê nhà không nhỏ hàng tháng.
Buổi sáng hôm sau, khi toán thợ rừng xuống dốc để khai gỗ, chỉ còn mình bà Sơn ở nhà, bà đứng ở phía sau nhà, nói vọng ra khu vực phía con rắn hổ mây thường đi vào ban ngày: "Mày khôn hồn thì trốn đi, tối nay về mà huýt sáo nữa thì tụi nó bắt mày làm thịt, tao không cản được đâu...". Đến đây, bà Sơn cũng không hiểu tại sao mình "nổi khùng" lên rồi nói như vậy. Theo bà, mình chỉ có cảm tình với con rắn này và không muốn nó bị giết bởi đám thợ rừng nên mới nói như vậy để con rắn có "linh tính" nghe được sẽ tránh, may ra mới thoát chết.
Điều lạ lùng, từ đó trở đi, con rắn này tuyệt nhiên không còn xuất hiện gần nhà ông Vân lần nào nữa. Toán thợ rừng thấy lạ, cứ đợi tới đêm, rình coi nó huýt sáo ở đâu, hướng nào để vây bắt, nhưng đều không thành. Suốt một tháng liền, toán thợ rừng không tài nào bắt được con rắn này vì nó đã trốn đi đâu mất tăm...
Thế nhưng, khi toán thợ rừng khai thác gỗ xong đi nơi khác thì con rắn này lại xuất hiện. Bà Sơn kể lại: "Bữa đó, 11h trưa, nhóm thợ rừng dọn đồ đi khỏi nhà tôi thì 1h chiều, con rắn đã bò về như "nhớ" nhà. Ban đầu nó huýt sáo ở phía sau vườn cây rồi bò lên mái nhà, lần theo giàn thiên lý để xuống sân trước nhà. Tôi phải kêu đứa con chạy vào nhà, để con rắn được yên. Thế nhưng nó chỉ nằm đó một hồi rồi bò xuống dốc kiếm ăn".
Cũng từ khi không có toán thợ rừng thì cứ vài ngày, lâu nhất là nửa tháng con rắn hổ mây này lại về nhà ông Vân để uống nước, bắt chuột. Gia đình ông Vân xem con rắn là người bạn thân thiết trong gia đình. Sau chuyện này, bà Sơn rất tin vào chuyện có "linh tính" giữa người và muông thú, dù bản thân bà trước giờ không tin vào những điều huyền bí hay mê tín dị đoan.
Theo xahoi
Khu rừng mang tên đại tướng Tương truyền đó là rừng cấm của người Mường bản Nhọt (xã Gia Phù, huyện Phù Yên, Sơn La), là nơi ở của thần linh được người dân canh giữ cẩn thận. Chiến tranh kết thúc, hàng rào tâm linh bao bọc khu rừng đã không còn, nhưng huyền thoại về một vị tướng bằng xương bằng thịt lập căn cứ trong rừng...