Nghệ sĩ Tự Long tiết lộ không có ngày sinh nhật, câu chuyện phía sau khiến ai nghe cũng thán phục
Như một sứ mệnh được sắp đặt sẵn, ngày sinh nhật của nghệ sĩ Tự Long vô cùng đặc biệt.
Là một trong những “anh tài” có độ tuổ.i lão làng ở Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai thế nhưng Nghệ sĩ Nhân dân Tự Long lại là người tạo được ấn tượng mạnh nhất với khán giả trẻ, đặc biệt là lứa tuổ.i gen Z. Thông qua những tiết mục, phát ngôn của nghệ sĩ Tự Long, người hâm mộ cảm nhận sâu sắc hơn truyền thống dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước mạnh mẽ. NSND Tự Long có kiến thức, hiểu biết rất uyên bác về lịch sử, văn hóa, góp phần cho khán giả hiểu hơn về những hy sinh của thế hệ đi trước. Ít ai biết được, NSND Tự Long có một điều rất đặc biệt là sinh nhật trùng với ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12).
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, NSND Tự Long bất ngờ chia sẻ chưa từng đón sinh nhật vì muốn dành cả ngày đặc biệt đó cho công việc. Nam nghệ sĩ nói: “Khi tốt nghiệp trường đại học SKĐA, tôi được bên Quân đội rất ưu ái và nhận về. Môi trường quân đội có những kỷ luật riêng, thế nên tôi lại càng không có tư tưởng đứng chỗ này nhìn chỗ kia. Có một chuyện rất buồn cười mà tôi cứ hỏi lại mẹ mình mãi, rằng có phải tôi thật sự sinh ngày 22/12 không? Mọi người quả quyết rằng tôi sinh đúng ngày đó, không thể khác được! Thế nên đúng là một cái duyên. Từ trước đến nay, tôi không có ngày sinh nhật bởi vì ngày đó, tôi dành hết để đi phục vụ các anh em, đồng chí trong quân ngũ. Thậm chí nếu có người chúc mừng cũng sẽ chúc mừng ngày 22/12 – ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam”.
Nghệ sĩ Tự Long gây xúc động, khiến nhiều người thán phục khi tiết lộ luôn dành ngày sinh nhật để phục vụ đồng chí và anh em trong quân ngũ
Vào ngày 22/12/2024 vừa qua, nghệ sĩ Tự Long cho biết mình đã trải qua tuổ.i mới trong cảm xúc rất đặc biệt: “Xin gửi lời cảm ơn chân thành với tất cả mọi người đã dành tình cảm cho tôi nhân ngày đặc biệt. Cảm ơn Phố chèo, cảm ơn Làng văn hóa, cảm ơn Nhà sao sáng, Nhà cá lớn, cảm ơn 32 anh tài và cả những anh chị em trong ekip. Cảm ơn đã dành những tình cảm đặc biệt cho tôi trong ngày hôm nay. Từ ngày sinh ra đến bây giờ 52 cái bánh chưng thì đây là cái bánh chưng hạnh phúc nhất. Tôi không nghĩ là mình lại được anh em trong gia tộc và mọi người yêu mến nhiều như vậy!”.
NSND Tự Long vừa đón tuổ.i 52 trong tình yêu thương, quý mến của các nghệ sĩ và khán giả
Nam nghệ sĩ cho biết đây là sinh nhật đặc biệt nhất trong đời mình
Nghệ sĩ Tự Long sinh năm 1973 tại Bắc Ninh, bố mẹ của nam nghệ sĩ đêu hoạt động nghệ thuật. Bố của NSND Tự Long là NSƯT Tự Lẫm và mẹ là NSƯT Minh Phức. Ngay từ bé, má.u nghệ thuật đã chảy nồng ấm bên trong người của nghệ sĩ Tự Long. Nghệ sĩ Tự Long được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2012. Đến năm 2015, nghệ sĩ Tự Long tiếp tục được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, đây là danh hiệu cao quý dành cho những nghệ sĩ có cống hiến đặc biệt xuất sắc cho nền nghệ thuật nước nhà. Hiện tại, NSND Tự Long mang quân hàm Đại tá và giữ chức vụ Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.
Video đang HOT
NSND Tự Long có mái ấm hạnh phúc, vợ nam nghệ sĩ là giảng viên tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Năm 2024 là cột mốc mới, đưa nghệ sĩ Tự Long đến gần hơn với đối tượng khán giả trẻ, thế hệ gen Z. Ở Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, nghệ sĩ Tự Long không chỉ xuất hiện với vai trò một đàn anh chỉ bảo thế hệ nghệ sĩ trẻ mà còn là “người truyền lửa” thông qua các bài hát trong từng công diễn. Một trong những tiết mục của nghệ sĩ Tự Long kết hợp cùng Cường Seven, SOOBIN gây sốt chính là Trống Cơm. Phần trình diễn của nhóm không chỉ mang tính giải trí mà còn thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời khi kết hợp giữa âm nhạc dân gian với một phong cách biểu diễn rất mới mẻ và đầy năng lượng. Trống Cơm giúp Tự Long và đội của anh thể hiện được tài năng, sự hiểu biết và tình yêu đối với âm nhạc truyền thống, đồng thời mang đến một làn gió mới cho thể loại nghệ thuật dân gian.
Khi được hỏi về việc cân bằng yếu tố văn hóa truyền thống trong các sản phẩm hiện đại, nghệ sĩ Tự Long trải lòng với chúng tôi: “Văn hóa là sự bồi đắp. Văn hóa không tự sinh ra. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, thương nòi, quật khởi, hiếu khách, thân thiện, yêu hòa bình. Những điều đó đâu phải tự nhiên mới có? Tất cả đều được bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử. Tại sao người ta lại nói Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến đấu giỏi, thậm chí người dân cũng chiến đấu giỏi? Bởi chúng ta chiến đấu cho nhà, cho gia đình, cho những người thân yêu – đó là một lý do chính đáng. Chúng ta chiến đấu để bảo vệ Đất nước, gìn giữ hòa bình, chiến đấu vì chính nghĩa. Chúng ta có những tấm gương và hình tượng mà không ai có quyền được làm mất đi. Cái này có thể rất quen và nhiều người đã từng nói, nhưng chúng tôi là những người nghệ sĩ. Chúng tôi muốn mang những hình tượng đó tới công chúng để các bạn hiểu và qua đó sẽ có thêm trách nhiệm với cuộc sống, hiểu rõ giá trị của sự hy sinh. Trách nhiệm với Tổ quốc sẽ nảy sinh từ đây.
Và dù là loại hình nghệ thuật dân tộc nào nhưng đối với nhà hát chúng tôi, đề tài mạnh mẽ nhất vẫn là những câu chuyện thời chiến. Từ những cánh đồng rộng bao la cho đến những dòng sông uốn lượn – tất cả đều là những giá trị trường tồn mang đậm bản sắc dân tộc. Cánh đồng giờ không còn nhiều, dòng sông không còn cuồn cuộn như xưa,… nhưng tất cả vẫn còn lưu giữ trong ký ức, trong trang sách và cả những hình tượng sân khấu. Trách nhiệm của chúng tôi là phải gìn giữ và phát huy nó, lan tỏa tới công chúng thật rộng rãi. Để mỗi lần được xem là các bạn sẽ cùng chúng tôi ngắm nhìn và trải nghiệm lại những vẻ đẹp ấy”.
NSND Tự Long đã làm rất tốt vai trò “người truyền lửa” trong Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Một đại tá từng b.ị ch.ê không xứng với danh hiệu NSND: Sở hữu 13 huy chương, mất 6 năm cho một vai
"Rất kỳ lạ, khi tôi được phong NSND, rất nhiều anh chị em bảo rằng, làm gì mà lại được phong" - NSND Tự Long chia sẻ.
NSND Tự Long hiện đang là cái tên gây chú ý khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Anh có nhiều tiết mục trình diễn hấp dẫn và được khán giả yêu thích nhờ tính hài hước, giải trí. Tuy nhiên, đằng sau đó là một Tự Long với nhiều cống hiến trong nghề.
Sự nghiệp khó khăn, vất vả và nỗ lực vươn lên
NSND Tự Long tên thật là Vũ Tự Long, sinh năm 1973 tại Bắc Ninh - quê hương của nghệ thuật chèo cổ và các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian khác.
NSND Tự Long tại chương trình Anh trai vượt ngàn trông gai
Anh là con nhà nòi, sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, với cha là NSƯT Vũ Tự Lẫm (nghệ danh Hai Lẫm), mẹ là NSƯT Nguyễn Thị Phức (nghệ danh Minh Phức), đều công tác tại đoàn Quan họ của tỉnh.
Vì thế, ngay từ nhỏ, Tự Long đã được thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ cha mẹ và được sinh trưởng trong môi trường nghệ thuật, được dạy hát chèo. Ngay từ thời học sinh, anh đã mạnh dạn tham gia phim truyền hình để thu thập kinh nghiệm diễn xuất. Nhờ đó, Tự Long sớm dạn dĩ với sân khấu, ống kính máy quay.
Sau này, vì hoàn cảnh cuộc sống khó khăn nên Tự Long không thể theo nghề ngay. Anh thi vào trường Trung cấp Xây dựng Bắc Ninh, tốt nghiệp khoa Mộc và đi làm thợ mộc kiếm sống.
Không chỉ làm thợ mộc, Tự Long còn phải làm nhiều công việc chân tay vất vả khác để có tiề.n trang trải cuộc sống. Anh từng làm cả lơ xe, phụ hồ xách vữa cho các công trình trên thị xã, chạy xe ôm.
Trong thời gian này, Tự Long vừa gửi tiề.n về cho gia đình, vừa tiết kiệm một khoản cho mình. Từ đó, anh quyết tâm thi vào Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội để được theo đuổi đam mê và bén duyên với nghề diễn. Tại trường Tự Long chọn theo học Chèo để nối nghiệp cha mẹ, phát huy vốn liếng văn hóa làng quê có sẵn trong mình.
Năm 1998, Tự Long tốt nghiệp khoa Chèo và tới 1999 thì đầu quân về Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần, truân chuyên từ những vai cầm cờ chạy hiệu mà đi lên. Tự Long còn thừa nhận mình là người thích ô tô và lái xe, và sẽ theo nghề tài xế nếu không làm nghệ thuật. Với bản chất con nhà nông, đi lên từ lao động, Tự Long không ngại bất cứ khó khăn nào với nghề mà sẵn sàng lăn xả diễn xuất, với những đồng cát xê thấp nhất, diễn mọi vai.
Tới năm 2000, Tự Long bén duyên diễn hài cùng Xuân Bắc trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và nhanh chóng được khán giả cả nước biết tới, yêu mến.
Từ đây, Tự Long bắt đầu tham gia sân khấu hài với vai diễn Bác sĩ hoa sún.g trong chương trình Gặp nhau cuối tuần. Cứ như vậy, sự nghiệp diễn hài của Tự Long lên như diều gặp gió, khiến anh được nhớ đến nhiều nhất với vai trò nghệ sĩ hài. Tự Long cũng là một trong số ít nghệ sĩ gắn bó lâu nhất, bền bỉ nhất với loạt chương trình Táo quân, gần như không vắng bóng năm nào.
Tự Long được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 2012 và có được 10 huy chương trong sự nghiệp của mình. Ngày 15/9/2014, anh được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội. Năm 2015, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Đến ngày 30/7/2020, Tự Long được phong quân hàm Đại tá.
Những điều ít ai biết đằng sau hào quang từ hài kịch
Tự Long là một trong số ít nghệ sĩ được phong danh hiệu NSND khi còn rất trẻ nên gây nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng anh chưa xứng đáng.
Về điều này, NSND Tự Long từng giải thích rằng, việc phong danh hiệu phụ thuộc vào thành tích lấy từ hoạt động nghệ thuật trong môi trường của chính người nghệ sĩ đó. Anh nói: "Rất kỳ lạ, khi tôi được phong NSND, rất nhiều anh chị em bảo rằng, làm gì mà lại được phong. Nhưng mọi người chỉ biết tôi qua các chương trình hài như Gặp nhau cuối tuần, nghĩ rằng tôi không có giả.i thưởn.g.
Thực ra tôi đang sở hữu bộ giả.i thưởn.g 13 huy chương vàng, bạc các loại. Trong đó là 7 huy chương vàng, 6 huy chương bạc của các loại hình nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp của toàn quốc, có cả kịch, chèo".
Trên thực tế, NSND Tự Long là một nghệ sĩ chèo và chính kịch xuất sắc, chứ không chỉ ở hài kịch.
Về chèo, Tự Long từng được chính NSND Tào Mạt - một cây đại thụ trong làng chèo đán.h giá cao, chọn mặt gửi vàng cho nhiều tác phẩm chèo do ông viết ra. Ngày đó, NSND Tự Long dù còn trẻ nhưng đã được nhìn nhận về năng lực ca hát, diễn xuất chèo không thua gì các tiề.n bối.
Về chính kịch, từ năm 2004 anh đã đoạt huy chương vàng đầu tiên nhờ vai Trịnh Sâm trong vở Chuyện người xưa. Anh tiết lộ phải mất đến 6 năm chạy qua sân khấu, đợi nghệ sĩ chính bị ốm thì mới tới lượt mình được nhận vai. Điều này cho thấy nỗ lực lớn của Tự Long trong nghề nghiệp. Từ vai phản diện, Tự Long được tin tưởng giao cho các vai chính diện trong chính kịch. Vai chính diện đầu tiên Tự Long hoàn thành là vai Chu Văn An, một nhân vật lịch sử.
Để diễn được vai này, Tự Long phải bỏ hết chất hài, chất hề để nghiêm túc từ lời ăn tiếng nói tới dáng đi và trong cách ứng xử. Anh tiếp thu các bài học từ tiề.n bối và nhờ vai diễn Chu Văn An được tiếp một huy chương vàng nữa.
Sau đó, Tự Long lại được giao đóng vai đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong trận Điện Biên Phủ. Tự Long chia sẻ: "Tôi được đóng vai các nhân cách lớn nên con người tôi cũng tự thay đổi".
NSND là đại tá, phó giám đốc: Từng làm phụ hồ, xe ôm, giờ ở chung cư cao cấp nhưng không quen "Bây giờ, ở chung cư cao cấp 40 tầng nhưng tôi không biết ai, muốn quay lại thời bị lây ghẻ, hắc lào chi chít đó" - NSND Tự Long chia sẻ. Quá khứ cơ cực, phải làm phụ hồ, xe ôm NSND Tự Long tên thật là Vũ Tự Long, sinh năm 1973 tại Bắc Ninh - quê hương của nghệ thuật...