Nghệ sĩ trang điểm đồ ăn: Khởi nghiệp từ niềm đam mê ẩm thực
Mong muốn tạo ra những tấm ảnh về đồ ăn kích thích vị giác, Vũ Quang Vinh và Lương Hạ Uyên đã thành lập Food click, kết hợp giữa food photography và food stylist chuyên nghiệp.
Nghệ thuật ẩm thực không chỉ đến từ sự hài hòa của hương vị, mà còn nằm ở cách trình bày, sắp xếp giúp nâng tầm món ăn thêm tinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không nhiều người theo đuổi công việc food photography và food stylist chuyên nghiệp.
Phát hiện ra điều đó, Vũ Quang Vinh và Lương Hạ Uyên đã cùng nhau kết hợp để tạo ra Food click – start-up theo đuổi hướng đi khác biệt và táo bạo. Cả hai tập trung hoàn toàn vào việc sáng tạo những bộ ảnh món ăn Việt, thước phim TVC quảng cáo đồ ăn đẹp, lạ, mang tính truyền thống đặc trưng.
Trình bày món ăn như môn nghệ thuật tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn.
Nhà tạo mẫu món ăn
Lương Hạ Uyên là cái tên không xa lạ đối với cộng đồng mạng. Cô gái sinh năm 1994 từng nổi lên như một hiện tượng qua các bản cover ngọt ngào kết hợp với khả năng chơi guitar điêu luyện. Tuy nhiên, không nhiều người biết cô đồng thời là người đứng sau những bức hình quảng cáo của hàng loạt nhãn hàng nổi tiếng.
Food stylist là người chuẩn bị thực phẩm, làm chúng trở nên đẹp mắt để trình diễn dưới camera. Một shot hình cần được trao đổi ý kiến giữa người thực hiện – người chụp ảnh – khách hàng, mua sắm chuẩn bị nguyên liệu thực phẩm, thử công thức, nấu món ăn, sắp xếp, trình bày sao cho mọi thứ phải hấp dẫn, kích thích vị giác ngay khi nhìn. Một buổi chụp hình có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày và trải qua không ít vất vả.
Lương Hạ Uyên theo đuổi công việc làm Food stylist chuyên nghiệp.
Lương Hạ Uyên theo đuổi công việc làm Food stylist chuyên nghiệp.
Thách thức của công việc này là thực phẩm dễ “chết”, tức là héo, chảy nước, biến dạng… do nhiệt độ, độ ẩm, thời gian trong khi chụp hình. Không chỉ vậy, kỹ thuật xử lý món ăn cũng cần được tìm hiểu kỹ, ví như cách giữ món ăn không bị nở, thiu…
Nhớ lại lần làm bộ ảnh cho sản phẩm bánh flan, Hạ Uyên đã phải làm nhiều loại khuôn để chụp được duy nhất một tấm hình.
“Tính cách quan trọng nhất của người làm nghề này là bình tĩnh. Một chút sơ sảy, mất kiếm soát có thể khiến công lao đổ sông đổ bể. Bên cạnh đó, phải cầu toàn, chú ý tới mọi chi tiết của món ăn khi lên hình”, cô gái sinh năm 1994 chia sẻ.
Một “nhà tạo mẫu” đồ ăn phải có kiến thức sâu về ẩm thực, các kỹ năng làm bếp, xử lý món ăn, trang trí và phối màu, tư duy bố cục. Đồng thời, hiểu biết các kỹ năng chụp ảnh như chọn ánh sáng, góc chụp… là điều cần thiết để dễ dàng trao đổi ý tưởng với nhiếp ảnh gia.
“Để trở thành food stylist cần phải hiểu đồ ăn trước, sau đó mới làm đẹp cho chúng. Tiêu chí đầu tiên để đánh giá hiệu quả của một bức ảnh đồ ăn chính là cảm giác ngon mắt, hấp dẫn mang lại. Nếu món ăn ngon chiếm tới 80% thành công của bức ảnh, thì việc bày biện lại đóng vai trò quyết định hoàn thiện 100% giá trị của bức hình”, Uyên khẳng định.
Các dự án của Food Click tập trung vào ẩm thực truyền thống.
Nhiếp ảnh gia đam mê ẩm thực
Video đang HOT
Đồng hành với Hạ Uyên là Vũ Quang Vinh. Chàng nhiếp ảnh gia đóng vai trò người chụp ảnh, thổi hồn cho món ăn, khiến người xem cảm nhận được vẻ đẹp và sự tinh tế của ẩm thực. Việc chụp hình này không đơn giản là làm nổi bật màu sắc hay hình ảnh món ăn, mà còn phải khiến người nhìn cảm nhận được hương vị, thần thái của món đó.
“Food photography phải có kiến thức về ẩm thực để &’cảm’ được đặc thù của từng món ăn. Mình cũng phải phối hợp chặt chẽ và ăn ý với food stylist để nắm được tinh thần của bức ảnh. So với việc chụp cảnh, chụp nhân vật, thức ăn dễ xuống sắc trong thời gian nhất định nên phải khẩn trương bắt kịp khoảnh khắc”, Vinh chia sẻ.
Hiện nay ở Việt Nam, cả hai công việc này không còn là lĩnh vực “lạ hoắc” nhưng vẫn chưa thực sự dành được nhiều sự quan tâm. Cả food stylist lẫn food photography phải tự học qua sách vở, thực hành qua các dự án và trau dồi kinh nghiệm sau thời gian dài.
Cả food stylist lẫn food photography phải hiểu được tinh thần và hồn món ăn.
Sau quá trình thử sức với những bức hình tĩnh, Food click của hai người trẻ tài năng này đã lấn sân sang mảng quay TVC quảng cáo đồ ăn. So với những yếu tố thẩm mỹ, hình ảnh chân thực của một bức ảnh, thì 30 giây video quảng cáo còn là sự kết hợp giữa sự độc đáo, sáng tạo, hình ảnh, góc quay, diễn viên, yếu tố ánh sáng… để truyền tải đúng thông điệp món ăn tới khách hàng.
“Việc tạo ra một bức ảnh hay đoạn video về món ăn có hồn, bên cạnh yêu thích nấu nướng thì còn phải có sự đam mê thật sự với ảnh ẩm thực. Phải say mê lắm thì mới thổi được cái &’thần’ vào từng khung hình”, hai nhà sáng lập Food click kết luận.
Theo zing.vn
Á hậu hớ hênh ở Đà Lạt gây tranh cãi nảy lửa cho các nhiếp ảnh gia
Trong khi nhiếp ảnh gia từng chụp ảnh nude Trần Nhân Quyền nói thẳng bộ ảnh là dung tục. Đạo diễn Triệu Quang Huy lại chỉ cho là bộ ảnh hài hước.
Bộ ảnh của 2 cô gái ăn mặc hở hang và một người mẫu nam chụp tại điểm du lịch tự phát Tuyệt Tình Cốc (Đà Lạt) gây nhiều bức xúc trong cộng đồng mạng những ngày gần đây. Một trong hai nhân vật nữ là Thư Dung - Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Du lịch Sinh thái Quốc tế 2018.
Ba người mẫu chụp hình trong bộ ảnh tại Đà Lạt bị cư dân mạng chỉ trích
Phía Thư Dung lên tiếng xác nhận là người trong hình khi cô chia sẻ loạt ảnh công khai trên trang cá nhân. Bạn diễn cùng cô là Nguyễn Quỳnh cũng làm điều tương tự. Hai cô diện trang phục áo yếm cách tân, khoe nội y sexy.
Một vài ảnh khác lại mặc trang phục hớ hênh vòng một. Nhiều kiểu tạo dáng của hai cô bị cư dân mạng nhận xét là "phản cảm" và "khoe da thịt lộ liễu". Người mẫu nam Danh Ngọc cũng xuất hiện trong một vài tấm hình với hình ảnh không mặc áo.
"Ở đây đã thể hiện rõ sự phản cảm"
Nhiếp ảnh gia Trần Nhân Quyền, giảng viên Đại học Sân khấu Điện ảnh không chỉ có thâm niên trong nghề mà còn đạt nhiều giải thưởng. Nhiếp ảnh gia lên tiếng về bộ ảnh tại Tuyệt Tình Cốc Đà Lạt:
Hai người đẹp chụp hình ở Đà Lạt với pha tốc váy khoe vòng ba
"Bộ hình này vô cùng phản cảm. Vì nó là văn hóa thị giác. Hình ảnh nhiếp ảnh mang tính văn hóa và thị giác. Vẻ đẹp thông qua đôi mắt cảm nhận, cần có chiều sâu nghệ thuật. Nhưng hình ảnh trong bộ ảnh ở Đà Lạt lại phô bày một cách thiếu tế nhị, không hài hòa.
Thực ra bộ hình này nude không phải, bán nude không phải, nó theo chủ nghĩa tự do, hồn nhiên hay còn gọi là theo chủ nghĩa xác thịt. Bản thân con người theo tạo hóa là một cơ thể đẹp, được mẹ Tự Nhiên ban tặng, hết sức hài hòa và thánh thiện, thậm chí ở đâu đó người ta còn dùng từ thuần khiết và mộc mạc.
Còn những hình ảnh trong bộ ảnh kia rất lấp lửng, không có sự biểu đạt của người chụp, cảm thấy xúc phạm người xem nhiều hơn. Còn tôi không biết câu chuyện này về khoản pr như thế nào, nhưng xét về mặt thị giác là phản cảm, không mang lại giá trị gì về mặt nghệ thuật".
Thư Dung là Á hậu tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Sinh thái Quốc tế 2018.
Đáng nói hơn khi một trong những người thực hiện bộ ảnh lại là Á hậu Thư Dung. Nhiếp ảnh gia Trần Nhân Quyền thấy điều này là không nên với một người được gọi là "người của công chúng".
Ông nêu quan điểm: "Á hậu là đại diện không chỉ về vẻ đẹp ngoại hình mà cả tâm hồn. Theo tôi đã là Á hậu, không nên thực hiện một bộ hình như thế này.
Người ta nói "y phục xứng kỳ đức", tức là hình ảnh, trang phục của bạn phải xứng đáng với tên tuổi, tầm vóc của bạn. Theo tôi, hình ảnh của Á hậu trong bộ ảnh này là không nên, mãi mãi không nên như thế".
Nói về ranh giới giữa nghệ thuật và phản cảm, nhiếp ảnh gia Nhân Quyền cho hay:"Thực ra không có cái gọi là ranh giới mong manh nào ở đây cả. Mong manh nghĩa là giữa cái tốt và cái xấu nó gần nhau.
Còn ở đây, hiểu ngắn gọn là cái tốt-cái xấu cách rất xa nhau. Bộ hình dung tục và nghệ thuật nó xa vời nhau lắm. Vậy nên theo tôi, lằn ranh giới này xa lắm. Nó không đạt được những tiêu chí mà ngôn ngữ nghệ thuật đặt ra".
"Bộ hình dung tục và nghệ thuật nó xa vời nhau lắm" - nhiếp ảnh gia Trần Nhân Quyền lên tiếng
Có ý kiến cho rằng bộ hình không để lộ điểm nhạy cảm nào của cơ thể mẫu nữ hay mẫu nam thì không thể gọi là phản cảm. Phản pháo lại ý kiến này, nhiếp ảnh gia của Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam cho hay: "Ta phải hiểu, cơ thể con người là tổng hòa của toàn bộ cơ thể, chứ đừng quy cách ra rằng phải đưa ra 3 vòng mới phản cảm.
Đôi khi nó đưa ra hình ảnh lấp ló, hoặc hình ảnh khiến người ta tưởng tượng, hoặc lấy bối cảnh hình ảnh không phù hợp với văn hóa Việt Nam, thì chúng ta cần phải lên án, chứ không thể ngụy biện bằng việc tôi không để hở bộ phận nhạy cảm.
Trên thế giới, người ta chụp nhiều bộ hình mặc bikini là điều bình thường, như trên bãi biển, hồ bơi, các cuộc thi sắc đẹp... nhưng khi bạn mặc, thậm chí còn kín hơn bikini nhưng dáng vẻ của bạn, góc chụp, rồi khuôn mặt, thần thái, đặc biệt là bạn còn đưa ngôn từ lời nói của bạn vào để ngụy biện cho việc làm của mình, thì đó lại là điều khác.
Nếu như đó chỉ là hình ảnh mang tính cá nhân, chụp kỷ niệm với nhau thì không sao, nhưng khi đưa ra trước công chúng thì bạn đã khẳng định việc của mình theo chiều hướng khác".
Nhiếp ảnh gia Trần Nhân Quyền khẳng định bộ hình này phản cảm, chứ không phải nằm giữa ranh giới mong manh nào.
Là một trong những tác giả có ảnh trong buổi triển lãm ảnh khỏa thân nghệ thuật đầu tiên tổ chức tại Hà Nội vừa qua, nhiếp ảnh gia Trần Nhân Quyền hiểu rõ điều mà một nhiếp ảnh cần để đưa bộ hình trở thành tác phẩm nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp cơ thể con người.
Ông chia sẻ: "Trước hết phải có nghề, thứ hai phải có nền văn hóa cao và tốt. Bạn phải yêu cái việc bạn đang làm. Bạn phải có phương pháp chụp để người xem cảm nhận được đó là vẻ đẹp thuần khiết của con người, là biểu hiện của vẻ đẹp do mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.
Trong tất cả sự ca ngợi, không gì hơn là ca ngợi con người. Cái khó là con người biểu đạt trên cơ thể với những bộ phận cơ thể nên người chụp phải có tầng văn hóa sâu.
Xét trên nhiều phương diện, về mặt tri thức - nếu không có tri thức, văn hóa sâu rộng thì không thể nhìn nhận dưới góc độ văn hóa được. Vậy nên, người chụp phải giỏi nghề đã".
"Không nên áp dụng bộ ảnh nước ngoài vào Việt Nam"
Ê-kíp chụp hình còn bẻ thông để tạo thành lán chụp ảnh
Bộ hình Tuyệt Tình Cốc Đà Lạt này bị cư dân mạng nhanh chóng phát hiện có nhiều điểm giống đến 80% một bộ hình có từ trước đó của nước ngoài. Nhiếp ảnh gia San Bùi chia sẻ: "Tôi có thấy một người bạn chia sẻ một bộ ảnh như thế bên nước ngoài ra đời trước bộ ảnh tại Đà Lạt (Việt Nam). Người bạn nhiếp ảnh của tôi có đăng một concept (hình ảnh) ở nước ngoài. Tôi cũng không chắc bên ê-kíp nhiếp ảnh Việt Nam đã mua bản quyền hay chưa.
Làm bên nghệ thuật thì mỗi người có một cái nhìn khác nhau. Mình nhìn thì dễ hiểu hơn người bình thường không ở trong ngành.
Á hậu là một danh hiệu không phải ai cũng đạt được vì phải hội tụ cả về sắc lẫn tài, là người để công chúng nhìn vào. Tôi không biết mục đích của bên nhiếp ảnh đăng lên vì mục đích gì".
Một trong những hình ảnh của bộ ảnh nước ngoài từ trước đó...
...có hình ảnh khá giống ý tưởng trong bộ ảnh của Á hậu Thư Dung và người mẫu Nguyễn Quỳnh
Trước những ý kiến chỉ trích, nhiếp ảnh thực hiện bộ hình cho Á hậu Thư Dung cho hay, mục đích chính vì muốn tạo nên sự mới lạ để mọi người chú ý vì nếu chụp bình thường, không mấy ai để ý.
Phản bác lại ý kiến này, nhiếp ảnh gia San Bùi cho hay: "Nếu nói thế thì bên nhiếp ảnh đã sai. Bởi một bộ ảnh bình thường, tại sao xu hướng người ta lại quay trở về thập niên 90 với những bức ảnh đời thường nhất từ ngày xưa tới bây giờ.
Nhiều khi chụp đời thường cũng rất khó chứ chưa nói tới việc áp dụng một concept nước ngoài của phương Tây vào người Việt, thật chẳng hợp lý chút nào".
Đạo diễn Triệu Quang Huy với hơn 10 năm sống và làm việc ở Mỹ, gặt hái nhiều thành công khi về nước. Anh có cái nhìn khá thoáng khi cho rằng: "Tôi thấy bộ hình đó mang tính hài nhiều hơn là dung tục hay phản cảm. Tôi thấy người ta xem bộ đó cười nhiều vì cô người mẫu hơi xấu".
Bộ hình vấp phải nhiều ý kiến từ các nhiếp ảnh gia
Trong khi đó, nhiếp ảnh gia Thành Đạt sinh năm 1991 từng hợp tác với nhiều người đẹp showbiz trong các bộ ảnh thời trang chia sẻ: "Tôi thấy đây là một bộ ảnh bình thường. Về cơ bản phong cách chụp như này tôi đã thấy rất nhiều. Ý tưởng không có gì mới lạ hay đột phá ở đây.
Tuy nhiên, chuyện bẻ cây làm đạo cụ theo tôi là cái sai của ê-kíp thực hiện. Còn chuyện chụp ảnh gợi cảm với thiên nhiên, từng có những bộ hình tương tự để nhằm mục đích quảng cáo, nổi tiếng rồi. Tôi không lấy làm lạ khi lại được áp dụng một lần nữa".
Theo Danviet.vn
Góc đam mê: Đang chuẩn bị nấu cơm thì cô gái chợt phát hiện mình có năng khiếu làm nhiếp ảnh gia Nếu để ý bạn sẽ thấy, gần đây nhờ có mạng xã hội mà rất nhiều "nhân tài ẩn dật" liên tục được cư dân mạng phát hiện. Ví như ông bố trẻ dỗ con mà vô tình khoe tài tiếp thị bếp từ, bạn trẻ ngồi thái giò cho mẹ lại tạo nên tác phẩm điêu khắc... đã từng gây sốt MXH...