Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ – giọng ca không thể trộn lẫn
Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trút hơi thở cuối cùng vào chiều 23/12 sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư.
Nữ nghệ sĩ không chỉ tạo dựng được lối hát riêng, không thể trộn lẫn, bà còn là soạn giả, người lãnh đạo đoàn hát sáng tạo, tìm hướng đi mới cho cải lương miền Nam một thời.
Sự ra đi của nghệ sĩ hàng đầu sân khấu cải lương miền Nam để lại niềm thương tiếc với đồng nghiệp và giới mộ điệu. Hơn 50 năm gắn bó với nghề, bà để lại những vai diễn ấn tượng cùng giọng hát đẹp với làn hơi dài, cao vút.
Đứng đầu trường phái giọng thanh cao, làn hơi dài
Chia sẻ với Zing, NSND Minh Vương cho biết ông làm việc với nghệ sĩ Thanh Kim Huệ cùng chồng của bà – Thanh Điền – khi họ cùng công tác ở đoàn Kim Chung. Không chỉ thu nhiều cuốn băng cải lương với nhau, NSND Minh Vương và Thanh Kim Huệ còn tạo nên những bản tân cổ gây tiếng vang như Biển tình, Yêu lầm, Nhớ người yêu. Từ những bản thu của họ đã trở thành cột mốc cho sự ra đời các bản tân cổ sau này.
Nữ nghệ sĩ vẫn đầy nhiệt huyết với sân khấu cải lương trước khi qua đời.
Nhắc về người đồng nghiệp, NSND Minh Vương đánh giá cao sự nghiêm túc, nhiệt huyết và chu đáo với nghề của Thanh Kim Huệ.
“Huệ cũng như các nghệ sĩ lớn khác đều có ý thức làm nghề, bảo vệ giọng hát và hình ảnh. Cô ấy giữ được giọng hát trong trẻo, trẻ trung đến trước khi qua đời. Từng đứng trên đỉnh vinh quang, lãnh đạo đoàn hát nhưng cô ấy luôn nhỏ nhẹ, dễ thương”, nam nghệ sĩ nói.
Trong ký ức của ca sĩ Quang Thành, Thanh Kim Huệ là nghệ sĩ lớn, có tầm vóc của sân khấu miền Nam bởi bà không chỉ có giọng ca điêu luyện, còn là soạn giả, một lãnh đạo sân khấu giỏi.
Video đang HOT
Nghệ sĩ Quang Thành cho biết: “Cô Thanh Kim Huệ đứng đầu trường phái giọng thanh trong, cao và dài hơi. Có thể nói cô một mình một cõi, tạo dựng lối hát riêng. Cách hát của cô sau này có nhiều người ảnh hưởng như Phượng Hằng, Linh Huệ, Lê Giang…”.
“Thời điểm sân khấu rơi vào khủng hoảng vì trào lưu sản xuất video, cô và chú Thanh Điền đã lèo lái đoàn Sài Gòn 1 phát triển trong thời gian dài. Trong khi các đoàn hát khác bối rối vì cơ chế thị trường ập tới, cô chú chấp nhận bán nhà để duy trì đoàn hát. Bên cạnh đó, cô tìm tòi, sáng tạo, gắn cải lương với những đề xã hội và lớp trẻ. Nhờ vậy, những vở diễn do cô sáng tạo diễn tại Nhà hát thành phố được sự ủng hộ của giới trí thức trẻ”, anh nói thêm.
Sáng tạo, đổi mới đưa cải lương gần với giới trẻ
Với NSƯT Ngọc Huyền, Thanh Kim Huệ là nghệ sĩ tài danh, cây bút sáng tạo của sân khấu cải lương miền Nam giai đoạn từ 1991-2000. Cụ thể, bà là người sáng tạo nên cách hát dài hơi với những luyến láy riêng biệt, không thể trộn lẫn.
Thanh Kim Huệ và chồng, nghệ sĩ Thanh Điền, có nhiều năm cống hiến cho nghệ thuật cải lương.
“Chị Huệ có công đưa cái mới, luyến láy lạ và hơi thở mới vào từng làn điệu cải lương, bài vọng cổ. Bây giờ, có những luyến láy của tôi vẫn là học hỏi từ chị. Tôi may mắn được chị Thanh Kim Huệ thương, ngoài thầy Bạch Mai và NSND Lệ Thủy. Bao năm qua, chị luôn theo dõi, chia sẻ những thăng trầm trong cuộc sống đời thường cũng như nghề nghiệp của tôi”, cô chia sẻ với Zing về đàn chị.
Bên cạnh đó, Ngọc Huyền đánh giá cao những đóng góp của nghệ sĩ quá cố với sân khấu cải lương miền Nam. Bà đã thổi hơi thở thời đại, mang những thứ mới lạ vào cải lương. Nhờ đó, vở diễn do bà sáng tác, dàn dựng thu hút giới trẻ TP.HCM một thời. Điều này thể hiện qua những vở của bà có hàng nghìn suất diễn, sân khấu liên tục sáng đèn các ngày trong tuần.
Nghệ sĩ Ngọc Huyền kể lại: “Ở chị Huệ có đặc điểm nổi bật là luôn luôn tìm cái mới đưa vào sân khấu. Giai đoạn chị và anh Thanh Điền lãnh đạo sân khấu Sài Gòn 1, nơi đây trở thành đệ nhất doanh thu với những vở mới thu hút lớp trẻ yêu cải lương. Trong các vở diễn của chị luôn làm bất ngờ bằng các tình tiết mới lạ. Với những đóng góp đó, tôi nghĩ chị xứng đáng để được vinh danh nghệ sĩ nhân dân”.
“Khi phát hiện bệnh, chị Huệ đã nói với tôi bằng tâm thế nhẹ nhàng “Đời vô thường, mình phải biết chấp nhận”. Tôi tin giờ này chị đang mỉm cười vì chị đã sống một đời trọn vẹn với gia đình, với nghề diễn và khán giả”, Ngọc Huyền chia sẻ.
Sân khấu âm nhạc TP.HCM ảm đạm dịp cuối năm
Nghệ sĩ, nhà sản xuất cảm thấy mạo hiểm khi tổ chức đêm diễn khiến nhiều sân khấu âm nhạc phải đóng cửa.
Sau khi thành phố có thông báo mở cửa trở lại, các sân khấu kịch cũng như âm nhạc ở TP.HCM vẫn im lìm. Mới đây, đạo diễn Thái Huân, Giám đốc sản xuất âm nhạc Hoàng Nhã cùng ê-kíp gây bất ngờ khi giới thiệu The Show Việt Nam.
Theo kế hoạch mỗi tháng, ê-kíp sẽ tổ chức một đêm nhạc riêng gắn với từng ca sĩ. Cụ thể số mở đầu là sự góp mặt của ca nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh. Đây là show diễn hiếm hoi có kế hoạch tổ chức nhưng vẫn chưa thể xua tan không khí ảm đạm của sân khấu nhạc miền Nam hai năm qua.
Sân khấu đìu hiu
Trao đổi với Zing về việc tổ chức show nhạc ở thời điểm dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, đạo diễn Thái Huân cho hay: "Nếu ai cũng lo sợ thì không biết đến bao giờ có một đêm nhạc. Ngay cả nhà chức trách cũng phải thay đổi tư duy chống dịch từ "Zero Covid" đến "sống chung với Covid". Tôi nghĩ sau thời gian ở nhà, âm nhạc nghệ thuật sẽ là món ăn tinh thần cho mọi người. Hàng quán mở, mọi người cũng đã hào hứng rồi. Vì vậy, chúng tôi hy vọng show diễn sẽ được đón nhận".
Phan Mạnh Quỳnh là người mở màn chuỗi live show The Show Việt Nam.
Nhìn nhận về sân khấu ca nhạc TP.HCM hai năm qua, Thái Huân đánh giá tình hình ảm đạm. Không chỉ có ít ỏi show diễn mà địa điểm tổ chức show cũng đóng cửa dần. Cụ thể sân khấu 126 không còn, Trống Đồng hầu như đóng cửa. Hai tụ điểm sân khấu ngoài trời này, trước đây, từng sáng đèn hầu hết ngày trong tuần. Một số phòng trà lớn như WE, Tiếng xưa, Đồng dao hầu như không có lịch diễn mới từ khi thành phố mở cửa.
Lý giải về điều này, đạo diễn Thái Huân cho rằng đang có sự chuyển đổi về cách làm của nghệ sĩ cũng như công ty quản lý.
"Sân khấu ca nhạc đìu hiu và nếu tổ chức rất khó bán vé. Trong giai đoạn này, ai làm show chắc được gắn huy chương dũng cảm. Những năm trước, ca sĩ đi hát, biểu diễn khắp nơi để kiếm tiền. Ngoài ra, nguồn thu của họ cũng đến từ việc bán băng đĩa. Vì vậy, thời điểm đó có nhiều show diễn, đêm nhạc diễn ra. Hiện tại, nghệ sĩ không cần lên sân khấu vẫn có thể kiếm tiền được nhờ mạng xã hội, YouTube. Do đó, ca sĩ, quản lý cũng không mặn mà làm live show, chưa kể đó là điều mạo hiểm", anh nói.
Theo Thái Huân, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng, độ viral của các sản phẩm phát hành trên mạng hơn hẳn các đêm nhạc với số lượng khán giả giới hạn.
"Không những thế, nghệ sĩ đã được khai thác quá nhiều, gần như cạn kiệt trên sóng truyền hình. Do đó, khán giả không còn mặn mà đến sân khấu gặp gỡ thần tượng. Trước đây, tôi tổ chức show diễn, khán giả ngồi chờ 1h sáng để được nghe ca sĩ ngôi sao hát. Thời đó, họ không có gì để giải trí cả", nam đạo diễn chia sẻ.
Tương lai của sân khấu nhạc TP.HCM
Câu hỏi đặt ra: Sự thay đổi của thời cuộc và phát triển của nền tảng trực tuyến sẽ đưa sân khấu nhạc TP.HCM đi đâu? Đạo diễn Thái Huân cho rằng đây chỉ là sự tạm nghỉ ngơi để chờ đón con đường khác ở phía trước. Anh khẳng định sân khấu không thể mai một vì luôn có giá trị riêng.
Đạo diễn Thái Huân và ca sĩ Phương Thanh.
Anh nhấn mạnh: "Nghệ sĩ đang tìm chỗ đứng và danh tiếng, họ cần có công nghệ. Nhưng khi họ đã thành công, lại trở về với giá trị thực. Khi ấy, nghệ sĩ muốn hát live, cùng ban nhạc, dàn nhạc. Họ muốn đứng trước người thật lắng nghe, theo dõi mình dù con số có thể ít hơn số view trên mạng. Tôi tin rằng dù công nghệ phát triển thế nào thì cảm giác khi nghe hát live cũng là một trời một vực với trên mạng. Giá trị thực không bao giờ mất đi".
Cùng quan điểm, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cũng cho rằng sân khấu, phòng trà đang gặp khó khăn nhưng mô hình này vẫn là lựa chọn hàng đầu của người yêu nhạc. Bản thân anh cũng yêu nhạc, biểu diễn cũng như tổ chức show nên không ngại mạo hiểm đầu tư làm phòng trà.
Sau 6 tháng đóng cửa, thua lỗ, Nguyễn Minh Cường khẳng định sẽ không bỏ cuộc. Anh cho biết nếu không thể gồng gánh được phí trả mặt bằng lớn, sẽ đóng cửa và tìm quán nhỏ hơn thay thế.
Trong khi đó nhà sản xuất Đồng Đăng Giao lại cho rằng tương lai của sân khấu nhạc TP.HCM rất ảm đạm và khó có khả năng phục hồi nếu không có sự đột phá, kết hợp với nền tảng công nghệ.
"Nếu cứ tư duy tổ chức như cũ thì sân khấu không thể tồn tại. Những khán giả tìm đến sân khấu để thưởng thức nghệ thuật, văn hóa thật sự rất hiếm và không đủ nuôi sống một chương trình, sân khấu. Đa số khán giả muốn giải trí. Sân khấu mà không bán vé được, không có nguồn thu thì sao tồn tại", anh nói.
Giải mã thành công của Erik tại The Heroes 2021 The Heroes đã khép lại sau nửa năm với ngôi vị quán quân thuộc về Erik. Qua từng vòng đấu, Erik đã liên tục giành chiến thắng và ấn định bằng một cái kết đầy ngọt ngào. Được đánh giá là ứng viên nặng ký cho ngôi vị quán quân cùng sự kỳ vọng của giám khảo, tuy nhiên đây cũng là áp...