Nghệ sĩ Thanh Hiếu- Nhớ mãi không nguôi giọng hát “Quan họ Đài”
Tiếng hát nghệ sĩ Thanh Hiếu nay đã bước sang tuổi 60 vẫn đằm thắm, hồn hậu, trữ tình da diết và rất sang trọng lịch lãm.
Nghệ sĩ Thanh Hiếu sinh năm 1959 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha là nhạc công của đoàn cải lương Bắc Giang. Nên ngay từ khi còn nhỏ, cô bé Thanh Hiếu thường theo cha đến với sân khấu của đoàn, những giai điệu dân gian của dàn nhạc dân tộc, của các bài bản cải lương đã thấm sâu vào cô bé Thanh Hiếu và còn được các cô các chú nghệ sĩ của đoàn dạy hát. Nhưng sống trên quê hương Kinh Bắc, những lần về dự Hội Lim được nghe và được xem thú chơi quan họ đã làm cô bé Thanh Hiếu thực sự thích thú và đam mê.
Cái duyên quan họ đến với nghệ sĩ Thanh Hiếu cũng rất tình cờ. Vốn không học quan họ bài bản, mà chỉ được học truyền khẩu từ các nghệ nhân, xuất phát từ niềm yêu thích, muốn tìm hiểu về loại hình ca hát dân gian của quê hương, nên khi học phổ thông rồi làm thợ tiểu thủ công nghiệp ở HTX Hoa Mai, nghệ sĩ Thanh Hiếu rất say mê ca hát, đặc biệt là các làn điệu dân ca quan họ và mong muốn được thể hiện mình. Niềm đam mê cùng chất giọng cao, khỏe khoắn của nghệ sĩ Thanh Hiếu đã được khẳng định tại hội diễn văn nghệ của Bộ Nông nghiệp tổ chức năm 1979 tại nông trường Hữu Lũng – Lạng Sơn. Chương trình biểu diễn của đoàn văn nghệ sở Nông nghiệp Hà Bắc lúc bấy giờ đã thu hút được nhiều khán giả bởi sức hút từ giọng hát trẻ của Thanh Hiếu – người đã giành giải xuất sắc.
Sau khi giành được giải nhất tại Hội diễn của Bộ Nông nghiệp tổ chức năm 1979, Thanh Hiếu đã nhận được sự quan tâm từ giới truyền thông và các đơn vị nghệ thuật. Năm 1981, Thanh Hiếu về công tác tại Đài Phát thanh Hà Bắc nay là Đài PT-TH tỉnh Bắc Giang để vừa làm biên tập viên phòng văn nghệ, vừa là nghệ sỹ biểu diễn. Trong thời gian này, qua sự phát hiện và dìu dắt của các nhạc sỹ Dân Huyền, Ngọc Phan…
Nghệ sĩ Thanh Hiếu bắt đầu cộng tác thu thanh với Đài TNVN. Năm 1988, nghệ sĩ Thanh Hiếu chuyển về giảng dạy tại trường trung cấp VHNT tỉnh Bắc Giang và công tác cho đến năm 1998. Trong thời gian giảng dạy tại đây, nghệ sĩ Thanh Hiếu cũng vẫn hăng say cộng tác thu thanh với Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) và giảng dạy tại khoa dân tộc – Học viện âm nhạc QG Việt Nam và trường Cao đẳng VHNT Hà Nội. Đây cũng là dịp để nghệ sĩ Thanh Hiếu có nhiều dịp cộng tác thu thanh với Đài TNVN nhiều hơn. Thời gian này, thính giả của Đài TNVN không thể quên tiếng hát của nghệ sĩ Thanh Hiếu với các tiết mục quen thuộc như: ” Người ở đừng về “, ” Se chỉ luồn kim ” ” Dưới giời mấy kẻ biết ra ” ” Giếng nước quê hương “, . . . đã gần 40 năm thu thanh phát sóng đến nay, những tiết mục ấy vẫn thường xuyên nhân được yêu cầu của thính giả muốn nghe lại.
Đến năm 1998, vì lý do gia đình nghệ sĩ Thanh Hiếu chuyển về sống ở Hà Nội. Lúc này cơ hội biểu diễn của chị được nhiều hơn. nghệ sĩ Thanh Hiếu đã cùng các NS, giảng viên các trường nghệ thuật tại Hà Nội đi biểu diễn nhiều nơi trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2005, Thanh Hiếu cũng cộng tác giảng dạy, biểu diễn tại CLB đàn và hát dân ca của Đài TNVN. Những tiết mục thu thanh của nghệ sĩ Thanh Hiếu với chất giọng khỏe khoắn, trong sáng luôn làm đắm say trái tim người nghe và luôn nhận được thư của thính giả yêu cầu nghe lại trên sóng của Đài TNVN.
Nghệ sĩ Thanh Hiếu duyên dáng trong trang phục quan họ.
Giọng hát của nghệ sĩ Thanh Hiếu luôn được giới chuyên môn đánh giá cao bởi vừa mang được các yếu tố vang, rền, nền nảy của Quan họ nhưng lại công thêm một chút thanh nhạc, làm cho tiếng hát bấy cao vút, bay bổng, trong sáng và vút bay. Có lẽ cũng chính nhờ giọng hát này cùng một số tiếng hát của các nghệ sĩ khác mà giới chuyên môn gọi vui là “Quan họ Đài” chăng?
Hiện nay, đã đến tuổi nghỉ ngơi mà nghệ sĩ Thanh Hiếu chưa chịu buông lơi, chị vẫn chăm chút hàng ngày cho giọng hát, vẫn đi khắp nơi truyền dậy và truyền lửa cho quan họ. Kỳ lạ thay, tiếng hát ấy bước sang tuổi 60 vẫn đằm thắm, hồn hậu, trữ tình da diết và rất sang trọng, lịch lãm./.
NSND Thanh Ngân và NSƯT Trọng Phúc thổi hồn vào Tướng cướp Bạch Hải Đường phiên bản 2020
Tiếp nối thành công của đêm diễn tối ngày 13/6 với đông đảo khán giả yêu cải lương ủng hộ, vở diễn Tướng cướp Bạch hải Đường do NSND Thanh Ngân và NSUT Trọng Phúc hát chính sẽ tái diễn vào tối 27/6 và chỉ mới thông báo thì phòng vé đã nhận đăng ký hơn 2/3 rạp.
Vừa thông báo tái diễn đã "cháy" vé
Trải qua hơn một tháng tập luyện vất vả, tinh thần yêu nghệ thuật cải lương của các nghệ sĩ và mọi người trong ekip như được tiếp thêm sức mạnh khi trận mưa lớn trong đêm công diễn đầu tiên vào tối 13.6 vẫn không làm khán giả chùn bước.
Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (TP.HCM) chật kín người, bán vé tới hàng cuối cùng. Khán giả không ngần ngại ngồi hàng ghế phụ để có thể thưởng thức trọn vẹnh vở cải lương kinh điển này.
Video đang HOT
Không phụ lòng khán giả mộ điệu, vở cải lương kinh điển này sẽ được tái diễn vào 20h tối 27/6 cũng tai Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (TP.HCM). Theo thông tin từ Ban tổ chức, hiện tại phòng vé đã nhận đăng ký hơn 2/3 rạp, với giá vé triệu 300.000 - 500.000 - 700.000 - 1 triệu đồng đồng/vé.
Vở cải lương kinh điển Tướng cướp Bạch Hải Đường của cặp đôi Nghệ sĩ gạo cội Hùng Cường và Ngọc Giàu từng làm khán giả mê mẩn, mang dấu ấn khó phai trước năm 1975. Và đây cũng là vai diên rât thanh công cua chị ruột, nư nghê si Thanh Hăng vao nhưng năm 90 thê ky trươc, thế nên có thể nói điều này không tạo nên áp lực cho NSND Thanh Ngân khi đã thể hiện thành công trọn vẹn vai diễn.
NSND Thanh Ngân thổi hồn vào vai diễn khi sáng tác ca khúc chủ đề
Đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu đã chỉnh sửa đôi chút kịch bản gốc của tác giả Nguyễn Huỳnh, tạo thêm một dấu ấn đẹp cho kịch bản này khi triển khai sâu hơn những nỗi niềm mà nhân vật Nhung của NSND Thanh Ngân và Đặng Hoàng Minh của NSƯT Trọng Phúc đối diện với bi kịch. Bên cạnh đó, NSND Thanh Ngân cũng làm mới câu vọng cổ, lời thoại và sáng tác ba ca khúc nhạc nền xuyên suốt vở diễn. Cô đã phối hợp với Nhạc sĩ Thanh Liêm sáng tác phối nhạc cho liên khúc Men tình lạc lối gồm các ca khúc nhỏ như: Men Tình, Lầm Lỡ, Lạc Lối, Dĩ Vãng.
Vào vai Nhung, ngươi vơ phan trăc cua tương cươp Bach Hai Đương (NSƯT Trọng Phúc), NSND Thanh Ngân nhận về vô vàn lời khen từ khán giả. NSND Thanh Ngân khiến khán giả như được hòa mình vào nhân vật Nhung với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Khi thì khán giả phải trách hờn cô với tâm lý người vợ trắc nết vì tiền, vì tình mà nhẫn tâm bán con, đánh mất đi lương tâm của một người mẹ. Thoát đó, khán giả lại thương sót cho cô khi phai "chông đơ" vơi nhưng man "thương căng chân ha căng tay" cua tên nhân tinh Hai Cang. Rồi lại rơi nước mắt trước phân cảnh cô dằn xé lương tâm của tấm lòng một người mẹ khi đến nhà ông Bằng đòi lại con. Nhưng có lẽ ấn tượng sâu sắc và đọng lại trong lòng khán giả nhiều nhất là phân cảnh độc diễn nội tâm của nhân vật Nhung chỉ với vỏn vẹn 10 phút ngắn ngủi đã khiến khán giả chuyển từ căm ghét sang thương cảm cho tâm lý nhân vật. Những lời gào thét, thủ thỉ vạch trần tội ác khi đối mắt trước tòa ác lương tâm của chính mình mà nhân vật nhung thốt ra như chạm vào cảm xúc của khán giả khiến cả khán phòng tĩnh lặng nghẹn ngào.
Bày tỏ tình cảm đối với đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu, NSND Thanh Ngân cho biết cô và nghệ sĩ Trọng Phúc đều là học trò của ông từ khi mới chập chững bước chân vào nghề: "Nhờ có thầy Giàu tạo nhiều dấu ấn đẹp cho hàng loạt vở cải lương kinh điển mà lớp nghệ sĩ như Ngân mới được trải nghiệm cùng nhân vật, từ đó tạo nên một phiên bản mang màu sắc mới mẻ đáp ứng thị hiếu của người mộ điệu, có thể xem hoài một vở mà không "ngán". Đối với Ngân tình thương dành cho thầy là vô bờ bến, không gấy mực nào kể hết. Cảm ơn nhạc sĩ Thanh Liêm đã cùng phối nhạc cho những ca khúc chủ đề, giúp vở diễn được làm mới một cách chỉn chu, trọn vẹn nhất". Nữ nghệ sĩ cũng không quên tri ân những khán giả không ngại "đội" mưa gió, đường xa, có những khán giả ở tỉnh xa đến chỉ để thưởng thức vở cải lương kinh điển này.
"Không khoảng cách" phiên bản mới: Khai màn với giọng nam trữ tình của ca sĩ Quang Dũng Chương trình "Không khoảng cách" ra đời với mục đích dùng âm nhạc để kết nối khoảng cách địa lý, khoảng cách giữa nghệ sĩ và khán giả, khoảng cách giữa cũ và mới để những trái tim yêu nhạc, yêu cái đẹp được ở bên nhau mãi. Trong thế giới phẳng ngày nay, công nghệ phát triển khiến việc kết nối khá...