Nghệ sĩ nên dùng sức ảnh hưởng một cách tốt đẹp
Marc Pollick – người đứng đầu Giving Back Fund (Los Angeles, Mỹ) – nhận định nghệ sĩ nên dùng sức ảnh hưởng của mình để làm từ thiện, nhưng đứng dưới danh nghĩa một tổ chức.
Angelina Jolie từng chia sẻ với The Telegraph về nguyên nhân cô thường làm từ thiện. “Chúng ta là gì trên thế giới này nếu chúng ta không có ích cho người khác theo một cách nào đó”, nữ diễn viên nói.
Nói đi đôi với làm, Angelina Jolie liên tục quyên góp tiền, ủng hộ nhiều quỹ từ thiện trong nhiều năm. Để vinh danh nỗ lực của cô, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn đã chọn nữ diễn viên làm đại sứ thiện chí vào năm 2001.
Năm 2006, ngôi sao 46 tuổi thành lập Quỹ Maddox Jolie-Pitt, nhằm viện trợ các cuộc khủng hoảng nhân đạo phạm vi toàn cầu. Theo US Weekly , cô và chồng cũ Brad Pitt đã đóng góp một triệu USD cho tổ chức Bác sĩ không biên giới vào năm 2010. Nhìn chung, các hoạt động từ thiện của Jolie đều đứng dưới danh nghĩa một tổ chức, và các ngôi sao khác cũng vậy.
Angelina Jolie và Brad Pitt nhiều lần làm từ thiện với khoản tiền hàng triệu USD. Ảnh: Getty Images.
Nghệ sĩ nên làm từ thiện như thế nào?
“Các tổ chức từ thiện vun đắp mối quan hệ với người nổi tiếng bởi họ có khả năng nâng cao nhận thức của công chúng về những nỗ lực từ thiện, từ đó kích thích cộng đồng tham gia quyên góp nhiều hơn. Người nổi tiếng có thể là người phát ngôn, thành viên hội đồng quản trị hoặc thậm chí là người sáng lập tổ chức từ thiện”, trang Charity Navigator nhận định trong bài viết có tựa đề “Người nổi tiếng sử dụng sức mạnh ngôi sao một cách tốt đẹp”.
Như chia sẻ của Charity Navigator , nhiều ngôi sao đã lập quỹ từ thiện hoặc tổ chức phi lợi nhuận sau nhiều năm quyên góp cho các tổ chức lớn. Chỉ cần tìm kiếm trên Internet, hàng trăm nghìn kết quả cũng những cái tên nghệ sĩ lớn sẽ xuất hiện chỉ sau một giây.
Jennifer Lopez đã thành lập tổ chức từ thiện vào năm 2009 với mục đích giúp đỡ các bà mẹ và trẻ em được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất. Tổ chức của nữ ca sĩ đã mở trung tâm y tế từ xa đầu tiên vào năm 2010 và thành lập thêm bảy trung tâm nữa.
Miley Cyrus thành lập Happy Hippie Foundation vào năm 2014. Tổ chức hỗ trợ thanh niên vô gia cư, thanh thiếu niên thuộc cộng đồng LGBT … Beyonce lập nên BeGOOD – quỹ từ thiện dành cho trẻ em, người vô gia cư và thất nghiệp, hỗ trợ nghiên cứu AIDS và tiếp cận nguồn nước an toàn.
Miley Cyrus trong một chuyến từ thiện ở châu Phi. Ảnh: Just Jared.
Vợ chồng Will Smith và Jada Pinkett Smith đã thành lập Will and Jada Smith Family Foundation từ thập niên 1990. Quỹ này hợp tác chặt chẽ với tổ chức của cựu Tổng thống Barack Obama – My Brothers Keeper Alliance.
Nhưng trang Charity Navigator cũng nhận định thêm: “Nhưng danh tiếng của bản thân một người nổi tiếng không thể thay thế quy trình hoạt động của một tổ chức từ thiện. Trước hết, dù bạn có lượng fan đông đảo, chưa chắc tất cả fan đều đã có chung sở thích từ thiện. Thứ hai, người nổi tiếng có thể không đủ năng lực để kiểm soát kỹ lưỡng về tài chính, cam kết về trách nhiệm và tính minh bạch của tổ chức từ thiện. Đây là các bước mà các nhà tài trợ hoặc những nghệ sĩ muốn lập quỹ từ thiện riêng cần hiểu rõ trước khi quyết định bắt tay vào công việc”.
Video đang HOT
Mặt trái của tự lập quỹ từ thiện
“Tại sao người nổi tiếng lại thành lập quỹ riêng mà không viết chi phiếu chuyển tiền thẳng cho một tổ chức từ thiện? Câu trả lời đơn giản là có thể họ không biết phải viết chi phiếu cho ai, cho tổ chức nào”, Tiến sĩ Leslie Lenkowsky – làm việc Trung tâm Từ thiện Đại học Indiana – chia sẻ với Forbes vào năm 2008.
Nhưng theo Lenkowsky, đây không phải nguyên nhân duy nhất nghệ sĩ tự lập nên quỹ từ thiện. PR cho bản thân cũng là mục đích rõ ràng, và có thể chiếm phần lớn mục tiêu khi lập nên quỹ từ thiện hoặc tổ chức phi lợi nhuận.
Lenkowsky nói thêm: “Mục đích từ thiện có thể là trao học bổng, hỗ trợ người có hoàn cảnh thật, nhưng đây cũng là phương tiện để quảng bá hình ảnh của người nổi tiếng”.
Một mặt khác trong việc làm từ thiện của người nổi tiếng là không hẳn lúc nào họ cũng quyên góp tiền túi của mình, Forbes viết. Họ có thể tổ chức giải đấu golf gây quỹ, tổ chức đêm nhạc với sự xuất hiện của một số ngôi sao và dùng tiền vé để quyên góp, hoặc tổ chức triển lãm nghệ thuật, bán đấu giá…
Stephanie Sandler – phó chủ tịch cấp cao của Giving Back Fund – chia sẻ với Forbes : “Nhiều người nổi tiếng đã vang danh khắp nơi vì thường xuyên làm từ thiện, nhưng lại không thực sự bỏ tiền túi ra”.
Giving Back Fund là công ty tư vấn và quản lý từ thiện có tiếng tại Los Angeles (Mỹ), chính Sandler đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc giúp người nổi tiếng lập quỹ từ thiện.
Forbes cho biết Justin Timberlake không giải trình được cụ thể chi phí dùng trong quỹ từ thiện đứng tên mình. Ảnh: Getty Images.
Theo thông tin từ Forbes , Marc Pollick – người đứng đầu Giving Back Fund – không đồng tình với hành vi lập quỹ từ thiện nhưng không thực sự sử dụng tiền của bản thân. Ông nói: “Tôi nghĩ mang tiếng từ thiện nhưng không bỏ tiền túi là một kiểu gian lận với công chúng”.
Và để khuyến khích người nổi tiếng quyên góp tiền của chính mình, Giving Back Fund đã lập danh sách tôn vinh những cá nhân quyên góp nhiều nhất từ năm 2008. Forbes cũng sử dụng số liệu từ danh sách trên của Giving Back Fund để xếp hạng những nghệ sĩ hào phóng nhất Forbes Celebrity 100.
Nghệ sĩ Hàn, Trung từ thiện thế nào?
Khác với nghệ sĩ Âu Mỹ, đa phần nghệ sĩ Hàn Quốc và Trung Quốc gửi tiền từ thiện tới các tổ chức lớn.
Ở showbiz Hoa ngữ, phong trào nghệ sĩ ủng hộ từ thiện bùng lên và xuất hiện nhiều nhất trên mặt báo vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán. Hàng trăm nghệ sĩ cùng gửi tiền cho các quỹ từ thiện do chính phủ kiểm soát, một số gửi cho quỹ từ thiện của nữ ca sĩ Hàn Hồng – người có kinh nghiệm làm từ thiện lâu năm và được người dân tín nhiệm.
Số tiền đóng góp như thế nào, tư trang y tế ra sao, đều được tất cả tổ chức từ thiện tư nhân lẫn chính phủ công khai rõ ràng. Hành động trên giúp các tổ chức từ thiện minh bạch trong việc kiểm toán, giải ngân, mà bên thứ 3 – tức người dân – có thể yên tâm rằng khoản tiền từ thiện không thất thoát, ăn chặn.
Cần kê khai minh mạch như trên bởi nhiều nghệ sĩ Trung Quốc cũng vướng phải nghi vấn biển thủ tiền quyên góp để sử dụng vào mục đích riêng. Lý Liên Kiệt, Lý Á Bằng hay Thành Long cũng đứng tên quản lý một số quỹ từ thiện riêng. Nhưng Lý Liên Kiệt từng bị tố biển thủ 54 triệu USD tiền quyên góp vào năm 2016, nhiều ngôi sao khác cũng vướng vào lùm xùm khi không giải trình được các khoản chi từ quỹ từ thiện.
Lý Liên Kiệt từng bị tố biển thủ 54 triệu USD tiền từ thiện. Ảnh: Weibo.
Theo thống kê, đến năm 2015, có gần 300 tổ chức từ thiện trên lãnh thổ Trung Quốc với số tiền quyên góp gần 2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 300 triệu USD). Nhưng theo Chinadaily , chỉ khoảng 38% số tiền này hiện được sử dụng vào mục đích từ thiện, cứu trợ. Những khoản thu còn lại chưa có thông tin giải trình.
Ở Hàn Quốc, các nghệ sĩ thường làm từ thiện bằng hai cách: Một là cùng người hâm mộ trực tiếp đưa tiền và nhu yếu phẩm tới các địa điểm cần làm từ thiện, hai là gửi tiền cho các quỹ hoặc tổ chức lớn.
Với hình thức thứ nhất, quy mô thực hiện thường không lớn, chủ yếu là mang tặng quà và nhu yếu phẩm như sách vở, gạo, than để đun nấu và sưởi ấm… Do đó, các nghệ sĩ có thể bàn bạc với công ty và cùng người hâm mộ tự thực hiện.
Về hình thức thứ hai – tức quyên góp cho tổ chức, các nghệ sĩ Hàn thường quyên góp tiền của chính mình và gửi thẳng tới các tổ chức như Good Neighbors, Hiệp hội cứu trợ thiên tai quốc gia Hope Bridge, Tổ chức Chiếc ô xanh…
Ngoài ra, vào mỗi dịp quyên góp, nghệ sĩ Hàn còn gửi tiền tới thẳng các trung tâm y tế hoặc trung tâm bảo trợ trẻ em, chẳng hạn Hiệp hội Y học Hàn Quốc, Bệnh viện Đại học Y Seoul, Quỹ Cộng đồng Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc…
Nhìn chung, do hình thức từ thiện minh bạch, rõ ràng và không ôm đồm vượt khả năng của bản thân, các nghệ sĩ Hàn hiếm khi vướng vào tai tiếng liên quan đến việc từ thiện. Nếu bị đưa lên mặt báo và bị khán giả bàn tán, có chăng chỉ là chuyện Jeon Ji Hyun quyên góp quá ít hay ngôi sao này quyên góp chậm, ngôi sao kia nhanh chóng chi tiền giúp đỡ người dân, không hề xuất hiện các vấn đề như biển thu tiền quyên góp hay ăn chặn tiền ủng hộ cộng đồng.
IU là một trong những sao chăm làm từ thiện nhất showbiz Hàn Quốc. Ảnh: Twitter.
Tượng sáp xấu thảm họa của các ngôi sao Hollywood
Những bức tượng sáp khác xa phiên bản đời thực của các nghệ sĩ thường trở thành đề tài bàn tán của người hâm mộ.
Những ngày gần đây, loạt tượng sáp của nghệ sĩ Arlindo Armacollo thực hiện từ năm 2015 bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội. Các tác phẩm được chú ý vì quá xấu so với phiên bản đời thực. Tượng sáp biểu tượng gợi cảm Marilyn Monroe bị cho là thảm họa vì gương mặt méo mó, ngũ quan lệch lạc.
Thực tế, những bức tượng sáp này được thực hiện bởi doanh nhân không chuyên. Arlindo Armacollo thu hút khán giả, báo đài vì những tác phẩm không giống nguyên mẫu. Tượng sáp về Elvis Presley, thiên tài Albert Einstein... cũng bị cho là quá khác xa so với đời thực. Theo The Guardian, ông từ chối nhiều lời phỏng vấn vì muốn tác phẩm của mình được tôn trọng.
Julia Roberts từng được dựng tượng sáp nhằm vinh danh cô giành giải Oscar hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc năm 2001 trong phim Erin Brockovich, năm ấy cô 40 tuổi. Tuy nhiên, bức tượng sáp được cho là phiên bản già nua và đáng sợ của nữ diễn viên. Nụ cười của bức tượng sáp được miêu tả hoàn toàn trái ngược với "người đàn bà đẹp".
Tượng sáp của đôi vợ chồng quyền lực Angelina Jolie và Brad Pitt bên cạnh con gái ruột đầu tiên Shiloh thời gian dài bị đánh giá là thảm họa. Trong khi Jolie được cho là có vài nét giống, tượng sáp Brad Pitt lại hoàn toàn khác xa thực tế. Insider khẳng định tượng của sao phim Troy trông như một người lạ đứng cạnh biểu tượng gợi cảm.
Năm 2015, Nicki Minaj được dựng tượng sáp tại Bảo tàng sáp Madama Tussauds ở Las Vegas, Nevada. Bức tượng tái hiện hình ảnh nữ ca sĩ trong MV Anaconda trông già hơn và không hoàn toàn giống với cô. Tháng 1/2020, bức tượng chuyển đến bảo tàng ở Berlin, Đức và tiếp tục gây tranh cãi. Đội ngũ thực hiện tượng sáp bị đánh giá làm việc quá xuề xòa.
Năm 2015, nghệ sĩ Madame Tussauds công bố tượng sáp của Jennifer Lopez. Tuy không đến mức bị gọi là thảm họa nhưng tác phẩm nghệ thuật bị cho là không hề giống với giọng ca On the Floor.
Tháng 4/2014, tượng sáp của Justin Timberlake được truyền thông chú ý. Tuy nhiên, thay vì khen ngợi, tác phẩm nghệ thuật này bị cho là phiên bản trẻ tuổi, nông nổi và giận dữ của giọng ca Mirrors. Mặt khác, bức tượng sáp cũng bị cho là khác xa hoàn toàn với "hoàng tử tình ca" ngoài đời thực.
Tháng 4/2011, Robert Pattinson được dựng tượng sáp sau thành công của bộ phim Twilight. Tuy nhiên, nét mặt và mái tóc của người đàn ông đẹp nhất thế giới năm 2020, theo viện thẩm mỹ Advanced Facial Cosmetic And Plastic Surgery, bị cho là không ăn nhập gì với phiên bản đời thực.
Năm 2006, Lindsay Lohan được dựng tượng sáp sau thành công của Mean Girls. Tuy nhiên, tác phẩm này bị cho là phiên bản xấu xí của ngôi sao đình đám một thời. Thời điểm ấy, Lohan là gương mặt đắt giá của Hollywood, nhan sắc và ngoại hình đều đang ở đỉnh cao. Song, tượng sáp lại khiến Lindsay Lohan trông già nua và khắc khổ hơn so với đời thực.
Từ Angelina Jolie-Brad Pitt đến Miley Cyrus-Liam Hemsworth: 6 cặp đôi Hollywood gây tiếc nuối khi tan vỡ sau chuyện tình đẹp Từ Angelina Jolie và Brad Pitt đến Nicole Kidman-Tom Cruise hay Miley Cyrus-Liam Hemsworth, đều là những cặp đôi Hollywood đã khiến hàng triệu người hâm mộ tiếc nuối khi đường ai nấy đi. Channing Tatum và Jenna Dewan Channing Tatum gặp và yêu nữ diễn viên Jenna Dewan trên trường quay bộ phim "Step Up" của họ, vào năm 2006. 3 năm...