Nghệ sĩ mạo hiểm để thăng hoa trên sân khấu
Nhào lộn trên không, nằm trên phi thuyền đáp xuống sân khấu hay quấn dây bay lượn mà không hề có biện pháp bảo hiểm… là những hình thức được nghệ sĩ Việt áp dụng nhiều gần đây để có được tiết mục độc đáo, hấp dẫn.
Chỉ với một dải lụa trắng, Đàm Vĩnh Hưng điều khiển cơ thể treo lơ lửng như những nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp trong liveshow kỷ niệm 15 năm ca hát của anh.
Không dùng đến bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào khác, anh đối đầu với màn bay mạo hiểm này. Chính anh cũng tự tay vòng dây quanh người, rồi lấy đà lao đi khiến không ít khán giả thót tim theo dõi anh. Pha biểu diễn của nam ca sĩ chỉ trong vòng nửa phút nhưng đã gây ấn tượng mạnh, mang lại cao trào cảm xúc cho ca khúc Bay đi cánh chim biển.
Để có được màn bay, Mr. Đàm đã mất hai tháng tập luyện đến trật bả vai, đau khớp tay không biết bao nhiêu lần. Cánh tay anh cũng rướm máu không ít trước khi thành thục động tác bay lượn. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
Trong chương trình Đẹp Fashion Show 10, siêu mẫu Thanh Hằng có màn xuất hiện ấn tượng khi treo ngang người trên nóc nhà, toàn thân được móc vào hai sợi dây.
Tư thế nằm thoạt nhìn tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn bởi diễn viên nếu không bình tĩnh lấy thăng bằng sẽ không thể thả xuống sân khấu đúng kịch bản. Thanh Hằng cho biết khi được êkíp yêu cầu thực hiện pha mạo hiểm này cô có chút lo lắng, nhưng quyết định thử sức bởi chi tiết này đắt giá cho bộ sưu tập của nhà thiết kế Công Trí.
Trong khi các người mẫu tham gia Đẹp Fashion Show 10 chỉ mất 2-3 buổi tập thì Thanh Hằng phải tập riêng cả tuần lễ với nhóm múa của biên đạo Tấn Lộc cho màn xuất hiện này. Ảnh: Trung Chiến.
Video đang HOT
Hồ Ngọc Hà cũng có màn đáp xuống sân khấu từ trên không trong chiếc phi thuyền mô hình ở live concert tháng 12/2011. Chiếc phi thuyền được điều khiển bằng một cần cẩu 150 tấn đặt bên ngoài nhà hát, đưa Hồ Ngọc Hà từ mái nhà đáp xuống.
Êkíp của Hồ Ngọc Hà mất hơn một tháng thương thảo để đưa cần cẩu vào sân khấu Lan Anh. Họ phải ký xác nhận tự chịu mọi trách nhiệm nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Nữ ca sĩ thú nhận cảm giác nằm trong chiếc “lồng sắt” bay từ trên trời xuống cũng không hề dễ dàng. “Không ai biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Khi nằm một mình giữa trời đêm bao la, tôi chỉ biết nhắm mắt và nghĩ về con trai”. Đó là cách giúp cô giảm bớt căng thẳng khi mạo hiểm cho tiết mục mở màn.
Tiết mục trọn vẹn, gây hiệu ứng đặc biệt đối với khán giả. Màn mở đầu sáng tạo này cũng góp vào thành công cho live concert của Hà Hồ, đem về cho cô giải thưởng Cống hiến cho chương trình ấn tượng nhất của năm 2011. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
Theo VNE
7 quyết định mạo hiểm đem về cả núi tiền trong làng công nghệ
Quyết định của các nhà điều hành và các hãng công nghệ dưới đây đã từng bị coi là mạo hiểm và "ngớ ngẩn".
1. Google mua YouTube với giá 1,65 tỷ USD
Năm 2006, 1,65 tỷ USD là một khoản tiền khổng lồ để mua lại một công ty mới thành lập có tương lai chưa có gì chắc chắn.
YouTube lúc đó đang rơi vào tình trạng bấp bênh về mặt pháp lý khi các nhà cung cấp nội dung như Universal và CBS phản đối tình trạng vi phạm bản quyền.
Ngày nay, YouTube đã là một trong những thành phần quan trọng nhất của thế giới web. Mỗi năm, Google thu về hơn 3 tỷ USD doanh thu từ YouTube.
2. Twitter từ chối đề nghị mua lại với giá 500 triệu USD từ Facebook
Năm 2008, Mark Zuckerberg nhận thấy Twitter đang trở nên mạnh mẽ và lo ngại đây sẽ là mối đe dọa đối với Facebook. Mark đề nghị mua lại Twitter với giá 500 triệu USD.
Các nhà điều hành của Twitter từ chối thương vụ này vì họ muốn xây dựng công ty độc lập của mình.
Cuối cùng, việc từ chối Facebook là một lựa chọn thông minh. Hiện nay, giá trị thị trường của Twitter đã đạt từ 8-10 tỷ USD.
3. Apple tham gia thị trường điện thoại
Quyết định tham gia thị trường điện thoại di động của Apple rõ ràng là một trong những bước đi thành công nhất trong lịch sử công nghệ.
Tuy nhiên, vào thời điểm ban đầu, đó là một bước đi đột phá của hãng chuyên sản xuất máy tính và iPod.
4. Chris Sacca vay tín dụng đầu tư cho Photobucket
Chris Sacca đã từng là một nhà điều hành của Google trong vòng 3 năm trước khi ông ra đi vào năm 2006 để trở thành một "angel investor" (nhà đầu tư ngay từ khi doanh nghiệp còn ở giai đoạn "trứng nuớc").
Công ty đầu tiên ông dành sự quan tâm là Photobucket, một trang chia sẻ hình ảnh đang phát triển khá nhanh.
Vấn đề nằm ở chỗ, lúc đó Sacca không hề có tiền nhưng ông vẫn quyết định đầu tư cho Photobucket bằng một khoản vay lớn từ thẻ tín dụng
Chris Sacca
5. Intel thay đổi trọng tâm kinh doanh từ chip nhớ sang vi xử lý
Năm 1985, Intel lâm vào tình cảnh khó khăn. Lợi nhuận của công ty giảm từ 198 triệu USD xuống còn 2 triệu USD vào năm 1984.
Chủ tịch Andy Grove và Tổng Giám đốc Gordon Moore đã tự sa thải và tuyển dụng lại chính mình (theo nghĩa tường trưng). Sau đó, ông từ bỏ sản phẩm chính của công ty để bước vào ngành công nghiệp vi xử lý đang phát triển mạnh.
6. Microsoft tham gia thị trường game video
Máy chơi game đầu tiên của Microsoft ra mắt ngày 15/11/2001 bị nhiều người nghi ngờ về cơ hội thành công.
Những người này đã đúng. Microsoft phải chịu lỗ 4 triệu USD với máy chơi game đầu tiên. Hiện nay, với XBOX 360, mảng kinh doanh giải trí đã đem về cho Microsoft nhiều tỷ đô la.
7. Facebook từ chối 1 tỷ USD của Yahoo và 15 tỷ USD của Microsoft
Công ty mới thành lập của Mark Zuckerberg mới được 2 năm tuổi khi Yahoo đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD.
Zuckerberg thực sự đã bị cám dỗ bởi khoản tiền này, nhưng anh vẫn từ chối để giữ quyền độc lập.
Năm 2007, Tổng Giám đốc Steve Ballmer của Microsoft đề nghị Zuckerberg bán lại Facebook với giá 15 tỷ USD, Zuckerberg lại từ chối.
Hiện nay, mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đã có giá trị khoảng 100 tỷ USD.
Theo VNN
Bịt mắt đi ngược trên dây ở độ cao 250 mét Ngày 8/7 vừa qua nghệ sỹ tạp kỹ Ice Kyle - thế hệ thứ 6 của tộc người Dawaz, Tân Cương (Trung Quốc) đã thực hiện một màn thử thách vô cùng mạo hiểm tại vùng núi Hồ Nam. Theo News.cn, người đàn ông ngoài 40 tuổi này muốn bịt mặt đi ngược trên dây cáp bằng thép có độ dài 700 mét,...