Nghệ sĩ Mạc Can: “Tôi không tin vào bất cứ điều gì trên đời, thậm chí, tôi không tin tôi”
Để sống với niềm đam mê diễn xuất và sáng tác, nghệ sĩ Mạc Can dễ yêu, dễ khóc nhưng lại không dễ tin người.
Ông từng bị lừa gạt nhiều lần, đa số đều từ những người phụ nữ ông tin tưởng. Duy nhất, đến tận bây giờ, ông vẫn nhớ hình ảnh một người con gái. Mối tình đơn phương đầu tiên để lại trong ông nhiều điều day dứt.
Ảo ảnh tình yêu và nỗi đau câm nín
Cha mẹ đều theo gánh hát nên nghệ sĩ Mạc Can chào đời trên ghe giữa sông Tiền chòng chành sóng vỗ vào năm 1945. Cha mẹ đặt cho ông cái tên Lê Trung Can nhưng về sau, theo cách ông nói vui, thấy ông nghèo quá người ta đặt cho nghệ danh Mạc Can. Ông không có giấy khai sinh mà chỉ biết nguyên quán ở Bạc Liêu. Đến khi gánh hát rã đoàn, gia đình ông mới về sống ở khu vực nhà thờ Chợ Quán, Sài Gòn (TP.HCM bây giờ).
Trước khi trú ngụ lâu dài ở Sài Gòn, ông theo cha mẹ rong ruổi khắp lục tỉnh trên chiếc ghe của đoàn hát. Cuộc sống nay đây mai đó gieo vào lòng cậu trai trẻ một sự suy tư, sự nhạy cảm với cảnh vật, con người. Có lẽ, hoàn cảnh đã tạo cho ông chất xúc tác đặc biệt để nhìn mọi vật, mọi việc dưới một lăng kính nhiều màu nhưng u buồn. Bởi vậy, cách ông yêu, cách ông giữ lại hình bóng một người con gái cũng khác thường.
Ông kể, năm ông 18 tuổi, cha của ông được mời về tăng cường cho một gánh hát có quy mô nhỏ xíu. Dĩ nhiên, cha dẫn theo cả gia đình, trong đó có ông và anh trai. Anh của ông rất đẹp trai, thân hình cao to, tóc tai gọn gàng. So với anh trai, Mạc Can không có điểm nào nổi trội. Ông không ganh tỵ với vẻ ngoài trời phú cho anh trai nhưng lại có cảm giác buồn tủi. Thời non dại, ông cũng nghĩ tại anh trai nhìn đẹp mã hơn nên ông mới thất tình. Suy nghĩ ấy xuất phát từ việc cả hai anh em cùng thích một cô gái nhưng cô ấy lại chọn anh của ông.
Nghê si Mac Can nhơ vê môi tinh đâu nhe nhang nhưng khăc côt ghi tâm.
Bé Phước, người con gái mà nghệ sĩ Mạc Can yêu và nhớ cho đến bây giờ, chỉ được đóng vai tỳ nữ, cũng theo gia đình sống lang bạt. Bữa nọ, ông đi quanh đoàn hát thì bắt gặp cảnh bé Phước hóa trang. “ Nhìn bộ đồ hóa trang của bé Phước, tôi thấy thảm thiết quá, một chiếc hộp thiếc nhỏ xíu. Bé Phước dùng lọ nghẹ (nhọ nồi – PV) để làm màu đen, đánh má hồng bằng bao nhang. Tôi thường động lòng với kiếp sống bèo bọt, không tương lai như Phước. Chứng kiến phụ nữ có hoàn cảnh thảm thương, trái tim tôi nhói đau“, nghệ sĩ Mạc Can nhớ lại.
Rung động trước hoàn cảnh bi thảm của cô gái nhỏ, Mạc Can chuyển sang yêu từ lúc nào không rõ. Thế nhưng, cô gái ấy lại thích anh trai của nghệ sĩ Mạc Can. Nhìn cảnh anh trai sánh vai bên bé Phước, dẫu không có cử chỉ âu yếm nhưng ông hiểu họ đã yêu nhau. Đau khổ, ông nghĩ mình nên uống thật say, đứng trước mặt bé Phước gào khóc, chắc cô ấy sẽ động lòng. Nghĩ vậy, 18 tuổi, lần đầu tiên, ông nhậu say bét nhè, đứng trước mặt bé Phước.
Ông co thoi quen hut thuôc khi nhơ lai chuyên cu.
Nhưng, cho đến tận bây giờ, ông mới hiểu, càng làm bản thân bệ rạc thì càng chẳng có ai thương mình, chỉ khi nào mình tốt hơn, mới mong người ta nghĩ lại. Nàng thơ năm 18 tuổi đã bị thời gian khỏa lấp đến độ nghệ sĩ Mạc Can không còn mường tượng ra được mặt mũi. Thế nhưng, hình ảnh bé Phước vẫn luôn trong tim ông. Ông vẫn yêu một bóng hình không còn rõ ràng. Sau tình yêu đầu, ông cũng yêu thêm vài người nhưng không hợp, dường như tính tình cô độc khiến ông khó chấp nhận có một người khác ở bên cạnh, hoặc giả chẳng ai cho ông cảm giác yêu thích như bé Phước.
Tiếng thở dài của số phận
Cầm tẩu thuốc phì phà, nghệ sĩ Mạc Can thút thít như trẻ con khi người viết hỏi chuyện chạm đến nỗi lòng. “Sắp chết rồi buồn làm gì. Mà không, đó là tôi nói giỡn, chứ tôi buồn, nỗi buồn cô độc. Nhiều lúc mình giỡn hoài người ta coi thường, nói chuyện người ta không để ý. Tôi dễ khóc, xem cải lương cũng khóc, đọc truyện của mình viết cũng khóc… Tôi khóc nhiều nhưng giấu không để ai biết”, nghệ sĩ Mạc Can bộc bạch.
Nghệ sĩ Mạc Can có tật nói chuyện cà rỡn nhưng lại đa tài. Đóng phim, diễn kịch, ảo thuật, viết văn… chuyện gì ông làm cũng có nét riêng và được khán giả, độc giả đón nhận. Thời điểm đỉnh cao của nghề nghiệp, thu nhập một tháng của ông cao ngất ngưởng. Thế nhưng, ông nói bản thân không biết làm toán. Trong đầu ông những con số vốn không tồn tại, cho nên, ai muốn lừa gì thì lừa, còn ông chỉ biết làm nghề, yêu nghề.
Bị xí gạt (lừa – PV) nhiều quá, ông đâm ra dè dặt và không dám tin, khó tin người khác. Bởi vậy, theo cách ông nói, Mạc Can tìm đỏ mắt cũng không có lấy một người bạn. “Tôi không tin vào bất cứ điều gì trên đời. Thậm chí, tôi không tin tôi. Không cụ thể, không thể giải thích, chỉ không tin là không tin. Tôi bị xí gạt nhiều quá. Đàn bà xí gạt nhiều hơn. Tôi tôn trọng phụ nữ. Phụ nữ đáng yêu, đáng thương, nhưng tôi giúp người ta mà người ta lừa tôi“, nghệ sĩ Mạc Can chia sẻ.
Ông bảo, thuộc tính của người viết văn là ưa hư cấu. Thế nên, ông thích hư cấu cả cuộc sống đời thường. Bởi vậy, 5 phút, ông đã có thể yêu một người phụ nữ. Ông có thể yêu một người phụ nữ dù không biết họ, có thể yêu một bối cảnh, một bức tường loang lổ. Ông thích yêu thương vô định như thế chứ không muốn ràng buộc. Ông hay nói vui, với ông người phụ nữ khi chinh phục sẽ rất đẹp, thơ mộng nhưng đi đến hôn nhân tất cả đẹp đẽ đều tan biến. Bởi vậy, với ông, thương chút thôi, thương nhiều quá sẽ mệt.
Phong tro nho, nơi ông sinh sông trong nhiêu năm qua.
Đã vậy, ông còn cái tính chỉ thích ăn cơm mình nấu. “Tôi tự nấu cơm ăn, bởi cái miệng của tôi không ăn được đồ người khác nấu, người ta nấu không đúng khẩu vị. Không phải đòi hỏi cao sang, tự tôi nấu, tôi nêm nếm đúng ý, tôi mới ăn được“, nghệ sĩ Mạc Can cho biết. Thêm nữa, ông không thích ở yên một chỗ, chân ông là chân đi, thích lang bạt kỳ hồ. Người phụ nữ nào có đủ kiên nhẫn yêu một người “gàn dở” như ông?
Quanh căn phòng trọ nhỏ xíu, một không gian riêng mang cá tính của ông. Một chiếc giường nhỏ, nơi ông thường suy nghĩ hư cấu những câu chuyện mắt thấy tai nghe thành truyện ngắn, tiểu thuyết. Những ý tưởng ùa đến, ông bật dậy, cặm cụi gõ bàn phím của chiếc máy tính cũ kỹ bằng 2 ngón tay trổ đồi mồi. Những tác phẩm mang đầy hơi thở cuộc sống, chứa đựng những khoảnh khắc, câu chuyện mà ông thuộc về nó, sống với nó. Cuối đời ông sống trong cảnh khó khăn, song vẫn giữ cái “chất” tự trọng của một người nghệ sĩ. Đời như bóng câu qua cửa sổ, kiếp nhân sinh có lúc như một tiếng thở dài của số phận…
“Tiền bạc mọi người giúp đỡ, tôi đều gửi tiết kiệm”
Thấy hoàn cảnh ông đơn chiếc, nhiều người giúp đỡ gạo, mắm, tiền bạc… ông vui vẻ nhận, ghi ơn. “Tôi còn làm được chút đỉnh, tiền bạc mọi người giúp đỡ, tôi trích ra một ít để chi tiêu, số còn lại gửi tiết kiệm. Nghề của tôi thu nhập không ổn định, tôi phải tiết kiệm để dùng khi cần. Tôi không đói đến nỗi không có rau mà ăn như một số nơi chia sẻ. Nhiều người thương, giúp đỡ tôi lắm. Tính tôi tự trọng từ nhỏ đến lớn, tôi không đi xin”, nghệ sĩ Mạc Can chia sẻ.
Nghệ sĩ Mạc Can: "Anh em giúp tôi, tôi đều gửi vào tiết kiệm chứ không động tới số tiền đó"
"Tôi cảm thấy mình còn sống được nên dù khó khăn thế nào tôi cũng không há miệng xin ai hết...", nghệ sĩ Mạc Can nói.
Mới đây, trên kênh Youtube của ông trùm công ty giải trí Color Man (Bửu Điền) đã đăng tải một clip dài quay lại cảnh anh tới thăm nhà nghệ sĩ Mạc Can.
Tại đây, Color Man đã tặng hai phong bì cho nghệ sĩ Mạc Can để ủng hộ ông. Trong đó có một phong bì của anh và một phong bì 5 triệu được một mạnh thường quân bên Canada gửi về.
Nghệ sĩ Mạc Can xúc động nhận tấm lòng của Color Man. Ông còn đứng khoanh tay để tỏ lòng trân quý của mình.
Tuy nhiên, nghệ sĩ Mạc Can cũng nói: "Tính tôi tự trọng, tôi không xin một đồng xu nào của ai hết. Tôi cảm thấy mình còn sống được nên dù khó khăn thế nào tôi cũng không há miệng xin ai hết.
Anh em giúp tôi, tôi đều gửi vào tiết kiệm chứ không động tới số tiền đó".
Tiếp lời nghệ sĩ Mạc Can, Color Man chia sẻ thêm: " Tôi biết, các cô các chú nghệ sĩ lớn tuổi như Mạc Can có lòng tự trọng cao lắm. Ai có lòng thì các cô các chú rất quý, nhưng không cầu xin lòng trắc ẩn.
Họ không thích ai đó thương hại họ mà muốn được thương quý, thương mến. Họ không cầu cạnh ai hết".
Trong lúc trò chuyện, nghệ sĩ Mạc Can có giới thiệu cho Color Man xem bản in đầu tiên và các lần tái bản của tác phẩm Tấm ván phóng dao (tiểu thuyết làm nên tên tuổi cho ông).
Bản in đầu tiên và các lần tái bản của tác phẩm Tấm ván phóng dao
Vừa nhìn thấy cuốn tiểu thuyết, Color Man đã lóe lên một ý định trong đầu. Anh gọi điện ngay cho đạo diễn Khương Dừa để lên kế hoạch chuyển thể tác phẩm này thành phim điện ảnh.
Nghệ sĩ Mạc Can biết vậy liền tỏ ra vui mừng, tặng luôn bản in đầu tiên của tác phẩm cho Color Man, kèm theo chữ ký của mình, dù trong tay ông chỉ còn duy nhất một cuốn của bản in đó.
Thông qua clip, khán giả thấy nghệ sĩ Mạc Can nói chuyện rất dí dỏm, hài hước, thể hiện một sự lanh lợi, linh hoạt, dù tuổi đã cao.
Tuy vậy, khi được Color Man khen rằng có khiếu diễn hài, nghệ sĩ Mạc Can lại từ chối và nói thẳng: "Người ta gọi tôi là danh hài tôi khó chịu quá. Tôi không phải danh hài, cũng chưa chắc có duyên hài".
Sau khi xem xong clip, mọi người đều yên tâm vì thấy nghệ sĩ Mạc Can vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn.
Theo Trí Thức Trẻ
Nghệ sĩ Mạc Can xin phó GĐ Điền Quân cho đi diễn: "Cát xê 5 xu, 10 xu cũng được" "Không cần mời đâu, lôi đầu tới diễn luôn. Tiền cát xê bao nhiêu cũng được, 5 xu 10 xu cũng được hết" - nghệ sĩ Mạc Can nói với phó giám đốc Điền Quân Khương Dừa. Mới đây, trên kênh Youtube của phó giám đốc công ty Điền Quân Khương Dừa đã đăng tải phần tiếp theo của clip quay lại cảnh...