Nghệ sĩ J Trần: “Tôi chấp nhận hy sinh để nhận được cái lớn hơn”
Là “cha đẻ” của hai chương trình âm nhạc “ The Cover Show” và “ The Only”, nhạc sĩ – nhà sản xuất chương trình J Trần đã lựa chọn một hướng đi trái ngược với thị hiếu hiện tại dù bỏ ra rất nhiều chi phí để thực hiện nhưng lợi nhuận thu về hầu như không đáng kể.
Nghệ sĩ – nhà sản xuất âm nhạc J Trần có lẽ là cái tên quá đỗi quen thuộc với thị trường âm nhạc ở Mỹ. Sau nhiều năm ở nước ngoài, nam nghệ sĩ đã quyết định quay về Việt Nam để thực hiện đam mê với những bước đi liều lĩnh mà không phải ai cũng dám thử sức, dám làm. Đó chính là việc thành lập công ty truyền thông và cho ra mắt các chương trình âm nhạc có chất riêng, không đụng hàng bất kỳ chương trình nào như: The Cover Show, The Only... dù chưa biết rằng những đứa con của mình tạo ra liệu có mang về lợi nhuận hay không.
Bên cạnh đó, người nghệ sĩ có “máu liều” này còn có một ấp ủ lớn hơn, đó chính là mang “chuông đi đánh xứ người” để âm nhạc, nghệ sĩ Việt có một vị trí mới trên bản đồ âm nhạc thế giới.
Cùng lắng nghe những trải lòng của nghệ sĩ – nhà sản xuất âm nhạc J Trần với phóng viên:
Định cư ở nước ngoài đã lâu may lại quay trở về Việt Nam làm các chương trình về âm nhạc. Trước khi về, anh có tìm hiểu kỹ để khỏi bị lạc hậu so với thị trường âm nhạc hiện này không?
Mặc dù tôi không sống ở đây nhưng cách vận hành ở đây tôi không lạ gì. Từ ngày The Voice, The X-factor,… về Việt Nam tôi đều xem và hiểu rõ kỹ. Ngoài ra, bản thân tôi biết rõ nên mới dám làm.
Là một công ty mới, nhưng Lê Trần Media đã rất “chịu chơi, chịu chi” khi cho ra mắt hai chương trình âm nhạc là The Cover Show và The Only khi đầu tư kinh phí “khủng” để đầu tư chương trình, không có nhà tài trợ đồng hành. Format chương trình lại kén khán giả, cơ hội thu lợi nhuận chưa có. Vì sao anh lại “chịu chơi” như thế?
Trước khi bắt tay vào sản xuất, tôi đã có một kế hoạch cụ thể trong 5 năm, có kinh phí dự trù sẵn. Theo như kế hoạch ban đầu, chương trình chỉ được phát sóng trên nền tảng YouTube, nhưng rất may, trong một cơ duyên thì phía đại diện của VTV3 đã liên hệ mời hợp tác phát sóng, điều đó là cơ hội tốt giúp chương trình được đến gần hơn với khán giả. Cũng vì vậy đã giúp lộ trình của tôi đi nhanh hơn dự kiến đến tận 2 năm. Đây là điều may mắn lớn nhất với tôi.
Thật ra, ban đầu cũng có nhà đầu tư tìm đến, nhưng tôi lại không muốn có bất kỳ sự can thiệp sâu đến format chương trình nên chưa có sự hợp tác. Tôi chấp nhận chịu lỗ để xây dựng thương hiệu, nhân hiệu, sau đó chúng tôi mới có quyền tính đến chuyện kiếm tiền. Làm việc trong ngành tài chính và kinh doanh nhiều năm, tôi hiểu được nguyên tắc đầu tư ban đầu.
Các ca khúc anh đang làm, các bài nhạc anh phối mới trong các chương trình đã lên sóng vừa qua như: The Cover Show, The Only có xu hướng hoài niệm. Anh có nghĩ sao khi có người cho rằng lựa chọn của anh hơi xưa cũ?
Cái mà tôi đang làm là xu hướng, hiện tại Việt Nam chưa nhận được điều đó. Điều tôi muốn hướng tới là thổi hơi trẻ vào “nhạc già”. Ví dụ như The Cover Show mùa 2 sắp tới sẽ là câu chuyện của các bạn trẻ bây giờ. Hay, bắt đầu từ tập 13 của The Only trở đi, các bạn sẽ thấy một cách phối nhạc hoàn toàn mới, đặc biệt là sự kết hợp âm nhạc của rock pha lẫn ca cổ, nhạc jazz house pha lẫn rap hay đọc rap trên nền cổ nhạc,…
Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất sẽ lựa chọn những gương mặt hot, có lượng fans đông để thu hút người xem, còn anh lại chọn lại là những gương mặt mới toanh vào chương trình. Vì sao?
Video đang HOT
Điều đầu tiên là tôi muốn chương trình xây dựng thương hiệu cho những gương mặt mới tài năng, có cái riêng của chính mình. Khi xây dựng được nhiều cái riêng như vậy sẽ trở thành cái chung, thành hệ sinh thái riêng của đơn vị Lê Trần. Những nghệ sĩ của Lê Trần thành danh thì đó sẽ là một nguồn tài nguyên vô hạn.
Chúng tôi không muốn chạy theo thị hiếu, không đứng trên góc nhìn về rating, lượt xem để quyết định mời nhân vật này, nhân vật kia mà chúng tôi muốn khán giả tập trung theo dõi chương trình được xây dựng với tất cả tâm huyết.
Bởi, nếu cứ chạy theo thị hiếu, lựa chọn những nghệ sĩ hot thì khán giả sẽ bị phân tâm, thay vì xem chương trình thì khán giả sẽ bị chi phối, chú ý nhiều đến khán giả, đến drama. Thật ra, chạy theo thị hiếu để kiếm tiền thì rất dễ, nhưng với tôi lại muốn đi đường dài, một phạm trù của sáng tạo.
Việc giúp đỡ một số ca sĩ mới, vậy anh có lo sợ một ngày nào đó khi họ có chỗ đứng, có sự nổi tiếng thì lại bị quay lưng với mình không?
Thật ra, nếu như mình có thể cho họ điều họ cần, họ muốn thì chắc hẳn họ sẽ không đi. Nhưng nếu tôi không cho được cái họ muốn, họ cần thì sẽ tôi cũng sẽ không giữ được họ dù có bao nhiêu hợp đồng đi nữa.
Tôi tin, nếu họ “quay lưng” với tôi họ sẽ mất. sẽ thiệt. Bởi tôi là người tạo ra chương trình, tạo ra những nơi để họ có thể sáng tạo, cống hiến và tỏa sáng.
Ở giai đoạn đầu, các nhà sản xuất thường tuyên bố rằng sẽ không dùng drama để tạo thu hút cho chương trình. Tuy nhiên, sau một thời gian họ sẽ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh. Anh sẽ giữ vững quan điểm ban đầu là không tạo drama hay không?
Thực ra, trong quá trình tôi làm show cũng đã có nhiều drama, nhưng tôi đã dập tắt như: Nhà sản xuất âm nhạc chèn ép các thí sinh, chương trình của tôi mà có người mồi chài mua bán giải…
Nếu như để mượn drama thì chắc hẳn chương trình của tôi “nổi” lắm rồi!
Nếu tôi không phải là nhà sản xuất “sạch”, tôi vô phương đến với những đối tác đình đám, uy tín mà tôi đang đồng hành. Vì kế hoạch lớn, xa hơn nên bắt buộc tôi phải hy sinh lớn hơn mọi người. Tỉ lệ thành công dựa vào sự hy sinh của mình, bởi hy sinh càng lớn, nhận lại càng nhiều.
Là một nhà sản xuất, anh có nhận xét gì về thị trường sản xuất của Việt Nam hiện nay như thế nào?
Nói về thị trường sản xuất âm nhạc hiện nay bắt buộc phải có mối quan hệ với nhãn hàng, đầu tư theo nhãn hàng để sau đó có lợi nhuận. Là một người mới, tôi không thể cạnh tranh được.
Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, tôi cần phải có một khoản thời gian để làm thương hiệu, nhân hiệu, cùng những dòng sản phẩm để có thể thuyết phục nhãn hàng ngó đến tôi. Tôi không muốn đầu tư một chương trình âm nhạc theo ý đồ của nhãn hàng mà muốn nhãn hàng cùng chia sẻ với tôi về tầm nhìn trong âm nhạc. Đây là điều khó, nhưng tôi tin mình có thể làm được nếu có những chương trình, những tệp khách hàng phù hợp với họ.
Còn về thị trường nhạc Việt hiện nay, anh nhận xét ra sao?
Theo tôi, thị trường âm nhạc đang bị bão hoà, họ đang đi đến một chu kỳ cuối. Trong khi đó âm nhạc thế giới đã quay lại các giá trị bản nguyên. Ví dụ là thế giới đã làm xu hướng làm những bản nhạc đình đám bằng disco.
Nhạc Việt đang bị bối rối, đang lúng túng, chưa có hướng đi “đáng giá” . Các ca sĩ hạng A đang bắt đầu “trẻ trâu hóa” sản phẩm của mình. Các ca sĩ trẻ thì bắt chước theo kiểu vô tội vạ, “bê nguyên con” và cho rằng như thế là hợp thời.
Trước tiên, làm âm nhạc phải tôn trọng khán giả, tự sáng tạo ra những gì mà chúng ta thuộc về, đừng copy của người khác cho là của mình. Vẫn có những người giống tôi, đang cố gắng khơi một “dòng” khác để thoát ra, để hy vọng nhạc Việt tìm được hướng đi khác tốt hơn. Tuy nhiên, tôi cũng kêu gọi các ca sĩ, producer âm nhạc hãy làm ơn đừng ngoại hóa phát âm tiếng Việt, chạy theo trend quá đà, sử dụng quá nhiều kỹ xảo âm thanh phòng thu, làm méo tiếng ca sĩ… Là người tạo ra nội dung và xu hướng thì chúng ta phải tạo văn hoá Việt đầu tiên chứ đừng ngoại hóa. Làm thế không biết khi nào nhạc Việt mới vươn tầm thế giới?
Anh có thể chia sẻ thêm một số kế hoạch sắp tới của mình không?
Sắp tới tôi sẽ kết hợp với Netflix để ra mắt một chương trình mới. Và đây là một cuộc chơi lớn. Bởi, đó là một chương trình kết hợp giữa điện ảnh và âm nhạc theo xu hướng người nước ngoài, có diễn viên Mỹ đóng nhưng hát vẫn là tiếng Việt, nhạc Việt. Nếu tôi làm được điều đó, thì các bạn trong chương trình The Only sẽ vươn tầm ra xa hơn.
J Trần: Người nghệ sĩ có "máu liều" dám làm những cái không ai dám làm trong làng nhạc Việt
Nhạc sĩ J Trần - tổng giám chế và là người viết nên format của 1 Không 2 - The Only cũng như The Cove Show đã mang đến những điều chưa từng có tại thị trường âm nhạc Việt Nam.
Với vòng Chân Dung Âm Nhạc - The Music's Faces, tư duy sáng tạo không đi theo lối mòn của anh được khán giả đón nhận nhiệt tình và khiến người trong nghề không khỏi khâm phục.
Khác với các tập trước chỉ đơn thuần là giới thiệu những ca khúc mới, vòng Chân Dung Âm Nhạc - The Music's Faces có cách thức thi thay đổi, mang đến màu sắc khác lạ và thử thách khó khăn hơn cho các ca sĩ và team producer.
Ở tập 14, các ca sĩ phải cùng kết hợp để khắc họa nên vở nhạc kịch với chủ đề "Chờ". Từ đó truyền tải câu chuyện về một cô gái chịu nhiều tổn thương, giúp khán giả cảm nhận được các cung bậc cảm xúc mà cô đang trải qua trong tình yêu.
Tác giả J Trần - "cha đẻ" của chương trình The Only chia sẻ lý do khi viết format vòng Chân Dung Âm Nhạc: "Thật ra, tôi ra đề bài dễ hơn là người ta ra đề bài để tôi đi theo. Lúc đó mình sẽ bị bó ý tưởng vào người khác cho nên tôi quyết định rằng sẽ đi theo một hướng khác hoàn toàn chưa có. Ở hướng đó, tôi muốn mở ra phần mà âm nhạc chưa nói hết, cái đó gọi là chân dung. Cái tôi muốn mang ra là mỗi một tập là nó đều có một đôi mắt riêng, một chân dung riêng".
Hơn thế, tác giả J Trần là người luôn biết cách làm mới và khiến công chúng thích thú trước các thử thách của The Only. Thể loại thi lạ, yêu cầu sự sáng tạo và chuyên môn cao giúp các ca sĩ và team producer thử sức ở những mảng không phải là thế mạnh. Chính điều này giúp họ được học hỏi và trưởng thành hơn qua từng ngày.
Vì vậy, những người trong nghề như nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường không khỏi khâm phục tư duy "một không hai" của tác giả J Trần.
Hơn thế, cái hay nhất của nhạc kịch là sự kết nối. Các bài hát được truyền tải mạch lạc, có cốt truyện cụ thể để khán giả dõi theo xuyên suốt mà không nhàm chán. Kết thúc của màn trình diễn này lại là mở đầu cho phần biểu diễn tiếp theo, cứ như thế dẫn dắt cảm xúc khiến người nghe chứng kiến câu chuyện một cách chân thật và trọn vẹn nhất.
Với chủ đề "Chờ" của tập 14, khán giả không khỏi ngỡ ngàng bởi những chi tiết bất ngờ dần lật mở. Nếu bắt đầu câu chuyện, họ đồng cảm với những tổn thương mà người vợ đang chịu đựng, oán trách người chồng đã không làm tròn nhiệm vụ thì đến phần trình diễn của Viễn Trinh, mọi người mới ngỡ ngàng bởi sự sự thật đằng sau.
Sau khi rung động nhất thời với chàng ca sĩ trong phòng trà, cô gái - diễn viên thế thân của Viễn Trinh - chợt nhận ra những sai lầm trong phút chốc của mình. Cô hoảng loạn chạy theo người chống để tìm cách xin lỗi. Hình ảnh cô gái chạy đuổi theo người chồng đi qua con đường giữa những người xa lạ, đi qua phòng trà rồi về lại chính ngôi nhà của mình.
Đến cuối cùng, cô vẫn không gặp được người chồng rồi chợt nhận ra mình đang đứng chơ vơ giữa dòng người. Cô gái nhận và đọc thư tuyệt mệnh từ người chồng. Người vợ lúc này mới biết rằng hoá ra bấy lâu nay, người chồng vì bệnh tật nên muốn rời xa cô, hành hạ đủ đường để cô có thể bỏ rơi anh bởi sợ anh sẽ làm khổ cô. Khi biết được sự thật, hàng nước mắt lăn dài trên má, sự đau khổ đến tột cùng với tiếng hét của cô gái thật sự khiến khán giả phải nổi da gà.
Với bản phối Kết Thúc, Viễn Trinh cùng Kỳ Tích Team nhận được rất nhiều lời khen. Ở những đoạn cao trào, giọng hát đầy nội lực của Viễn Trinh làm mọi người không thể rời mắt. Hay khi giai điệu lắng đọng, nàng ca sĩ truyền tải thành công những lời tự sự, nỗi đau không thể nguôi ngoai.
Hơn thế, bản phối được xử lý khéo léo, thuần ballad giúp tôn lên giọng hát đẹp của Viễn Trinh giúp tiết mục để lại nhiều ấn tượng.
Dương Nguyễn, giọng ca gây nghiện khiến nhạc sĩ J Trần phải ngả mũ Dương Nguyễn - One Way Team đã mang đến cho khán giả bản phối Giấc mơ cuối đời được biến tấu theo phong cách hoàn toàn mới lạ. Chính vì sự sáng tạo, biến những bản nhạc không phải sở trường theo phong cách đậm chất Dương Nguyễn và Super Team, mà cả hai đã nhận được cơn mưa lời khen từ các...