Nghệ sĩ da màu bên lề ‘nước Mỹ xấu xí’
Những ngôi sao như Beyonce, Jay Z, Drake, The Weeknd… vẫn dùng âm nhạc và sự ảnh hưởng của mình để cổ vũ cho phong trào “Black Lives Matter” (Người da màu đáng được sống).
Phân biệt chủng tộc là vấn đề vẫn âm ỉ trong lòng nước Mỹ và chưa bao giờ có dấu hiệu kết thúc. Những năm gần đây xảy ra hàng loạt vụ việc mâu thuẫn lớn giữa cảnh sát và người da màu nơi đây. Thống kê nửa đầu năm 2016 có đến 509 trường hợp bị cảnh sát Mỹ bắn hạ, phần lớn nạn nhân là người da màu.
Nạn phân biệt chủng tộc là khởi nguồn cho một phong trào có tên “Black Lives Matter” (Người da đen đáng được sống). “BLM” nhanh chóng trở thành cụm từ khóa nóng trên mạng xã hội Twitter. Nó cũng là khẩu hiệu để người dân Mỹ (gồm cả da màu và da trắng) xuống đường biểu tình trong hòa bình để đòi quyền sống cũng như được đối xử công bằng.
Nam ca sĩ người Canada The Weeknd vừa ủng hộ 250.000 USD cho phong trào “Black Lives Matter”.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các nghệ sĩ, ngôi sao cũng không đứng ngoài vấn đề này. Nhiều nhà phê bình, chuyên môn đã chỉ trích Viện Hàn lâm khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ khi Oscar phân biệt chủng tộc; từ chối tôn vinh những người hùng da màu thời hiện đại.
Ở lĩnh vực âm nhạc, vấn đề quyền sống của người da màu còn “nóng” hơn nhiều. Mới đây, nam ca sĩ người Canada – The Weeknd đã ủng hộ số tiền 250.000 USD, góp một tiếng nói mạnh mẽ cho người da đen. Tháng trước, giọng ca Beauty Behind The Madness đã chia sẻ với người hâm mộ trên mạng xã hội: “Như thế là đã quá đủ rôi. Đây là thời điểm để đứng lên cho điều đó (quyền sống của người da màu). Chúng ta có thể lựa chọn, hoặc ngồi xuống và chỉ nhìn ngó hoặc làm một điều gì đó. Lúc này chính là thời điểm”.
Đầu tháng 8, bố mẹ của The Weeknd đã di chuyển từ Canada đến Ethiopia, ủng hộ 50.000 USD cho trường Đại học Toronto để thành lập một nghiên cứu. The Weeknd là nghệ sĩ tiếp theo dùng tiếng nói và sức ảnh hưởng để nói về quyền sống của người da màu.
Vợ chồng Beyonce và Jay Z là những nghệ sĩ tích cực nhất với phong trào “Black Lives Matter”.
Vấn đề bạo lực của cảnh sát Mỹ đối với người da màu và sự khẳng định vai trò của người da đen là tâm điểm của nền âm nhạc tại Mỹ trong năm qua. Album To Pimp a Butterfly của rapper Kendrick Lamar cũng như đĩa nhạc Lemonade của Beyonce, với các mức độ khác nhau đều nói đến bản sắc của người da đen – như một cách cổ vũ cho phong trào BLM.
Video đang HOT
Nhiều video ca nhạc, nổi bật như Formation là tiếng nói mạnh mẽ mà Beyonce muốn gửi đến công chúng Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc. Nữ ca sĩ cũng đưa chủ đề này ra trước công chúng Mỹ vào tháng 2 vừa qua khi trình diễn tại Super Bowl cùng các vũ công để tưởng nhớ những nạn nhân người da đen.
Beyonce từng chia sẻ: “Chúng tôi không cần lòng thương hại. Chúng tôi cần tất cả mọi người công nhận cuộc sống của người da màu… Sự tước đoạt cuộc sống khiến chúng tôi cảm thấy bơ vơ và tuyệt vọng nhưng chúng tôi tin rằng mình đang chiến đầu vì lẽ phải cho một thế hệ mới. Đó là cuộc chiến dành cho bất kỳ ai cảm thấy đang nằm bên lề xã hội, người đang chiến đấu cho tự do và quyền con người… Cuộc chiến của người da màu và tất cả những tộc người thiểu số cần phải được kết thúc”.
Beyonce ám chỉ những nghệ sĩ da màu như cô dù nổi tiếng cỡ nào vẫn có thể chỉ là một người bên lề trong xã hội. Trong một video gần đây của cô cũng thể hiện một sự thật đầy chua chát: “Người ít được bảo vệ nhất nước Mỹ là phụ nữ da màu. Người bị thờ ơ nhất nước Mỹ cũng là phụ nữ da màu”.
Trong buổi hòa nhạc tại Glashow vào tháng 7/2016, Beyonce đã dành một khoảng lặng, sử dụng các màn hình khổng lồ trên sân khấu để hiện tên của những người da đen bị sát hại bởi cảnh sát Mỹ trong năm.
Tháng trước, Beyonce và chồng của cô là Jay Z đã phản ứng kịch liệt về vụ nổ súng vào 2 người đàn ông da đen là Alton Sterling tại Lousiana và Philando Castile tại Minnesota. Jay Z còn ra mắt một ca khúc có tênSpiritual, cũng với trích dẫn nổi tiếng của nhà vận động bãi nô Frederick Douglass ở thế kỷ 19.
Jay Z ám chỉ nước Mỹ là “nơi công lý bị chối bỏ, nghèo đói được thi hành, vô minh chiếm ưu thế” như lời Douglass đã nói cách đây 2 thế kỷ. Chồng của Beyonce chia sẻ: “Tôi đã viết ca khúc đó trong một năm hoặc lâu hơn thế. Tôi chưa bao giờ hoàn thành nó cả. Punch (đồng chủ tịch hãng TDE) khuyên tôi hãy ra mắt ca khúc khi thiếu niên da màu Mike Brown bị cảnh sát bắn chết… Tôi rất đau buồn khi biết rằng cái chết của cậu ấy không phải là cuối cùng. Tôi rất buồn và thất vọng về nước Mỹ”.
Rapper người Canada Drake.
Rapper Drake cũng không nằm ngoài cuộc chiến đòi lại quyền sống cho người da màu. Anh chia sẻ trên trang Instagram: “Không thể nào bỏ qua mối quan hệ giữa cộng đồng da đen và da nâu, và thực thi luật pháp vẫn còn căng thẳng cả nhiều thập kỷ trước đây. Không ai bắt đầu cuộc sống của mình như là một hashtag cả”. Có lẽ, anh muốn ám chỉ từ “hashtag” chính là khẩu hiểu “Black Lives Matter” và muốn nó được thực thi trong đời sống.
“Black Lives Matter” khởi nguồn từ Mỹ và đã lan sang châu Âu (London, Anh). Người da màu tại nơi đây vẫn đang ngày ngày cầu nguyện và xuống đường biểu tình để đòi sự công bằng, quyền sống. Những nghệ sĩ kể trên, họ cũng đang dùng âm nhạc cũng như tiếng nói để tạo ra một thế giới công bằng và tự do.
Theo Zing
Bí mật kinh hoàng của "đảo ma" tại Mỹ
Hòn đảo hoang sơ xanh mướt này là nơi từng xảy ra một chuỗi những sự kiện bi thảm.
Lồng bẫy tôm hùm trên bờ biển "đảo ma" Malaga
Đảo Malaga tại Maine, Mỹ được bao phủ bởi cây xanh giữa vịnh Maine, gần như chẳng còn dấu tích gì của dân cư trên diện tích 161.000m2.
Hiện vẫn đang có nhiều tranh cãi về việc ai là người đặt chân tới đây đầu tiên vào thế kỷ 19. Nhưng dù là ai thì sau này đã có một nhóm ngư dân đánh bắt gần bờ xuất hiện, rồi dần dần tăng lên 42 người. Việc sinh sống trên đảo khá phổ biến thời bấy giờ, nhưng Malaga lại có nhiều biến cố hơn, vì đây là nơi duy nhất là cộng đồng đa chủng tộc tìm tới nương thân.
Cư dân trên đảo một buổi chiều
Trong thời điểm kỳ thị chủng tộc ở mức đỉnh điểm, người Maine đã thổi bùng ngọn lửa đạo đức nhạy cảm đe dọa cuộc sống cộng đồng. Những ngườii gốc Scotland, da màu, Ireland, Yankee hay Bồ Đào Nha trên đảo khá nghèo, không kết hôn hợp pháp mà chỉ chung sống. Đó là điều không thể chấp nhận ở thời kỳ đó, và dĩ nhiên là một cái gai trong mắt.
Ngoài ra ở thời Victoria, nghỉ dưỡng trên đảo là thú vui của giới nhà giàu, nên chính quyền cho rằng những người da đen trên đảo sẽ làm "bẩn" cảnh quan và làm mất khách du lịch. Họ bị mô tả là "nghèo đói, ngu dốt, đáng ghê tởm, tà ác và là một nỗi ô nhục."
Gia đình một cư dân trên đảo
Sau này căng thẳng tăng lên, người dân Malaga bị cáo buộc loạn luân, đầu óc không bình thường và bị khuyết tật gen.
Thuyết ưu sinh phản khoa học phổ biến khắp nước Mỹ trong vài thập kỷ đầu thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong những hành vi "khoa học" sinh ra là cưỡng ép triệt sản khắp nơi trên nước Mỹ. Đa số nạn nhân đương nhiên là người da màu. Con số này khá lớn tại Maine (326 trường hợp từ 1925-1963), đặc biệt là ở Malaga. Thứ trưởng tư pháp Maine năm 1936 từng thừa nhận con số nhiều hơn thống kê do không ghi chép.
Nhưng như vậy chưa đủ. Sau cả trăm năm tranh chấp đất đai vì người chủ cũ không còn, hòn đảo chính thức thuộc về nhà nước và sớm sau đó những yếu tố này đã mở đường cho tai họa.
Ngôi trường trên đảo
Hè năm 1911, Thống đốc Frederick Plaisted tới Malaga lần đầu và hứa với cư dân rằng họ sẽ không bị đuổi. 3 tuần sau, nhà nước ra tối hậu thư đòi thu hồi đất, yêu cầu người dân rời đi nếu không sẽ bị cưỡng chế và đốt nhà. Gần 1 năm sau, những ngôi nhà không còn ai, còn người dân chịu cảnh màn trời chiếu đất, vật vờ trên bờ, dưới nước liên tục vì không thể ở lại, nhưng cũng chẳng có nơi nào khác chấp nhận họ. Họ bị bệnh, mệt mỏi và chết. Một người chồng tìm bác sĩ và quay lại khi vợ đã chết trương vì bệnh với đàn con vây xung quanh.
Một số người khác bị bắt và giam giữ suốt đời dựa trên thước đo không đáng tin cậy về khả năng trí tuệ. Nhận thấy chưa triệt để, chính quyền tại đây còn đào tất cả mộ trong nghĩa trang, bỏ hài cốt vào năm giỏ lớn và chôn bừa tại một địa điểm nào đó. Nhưng riêng việc vận chuyển hài cốt cũng không đến nơi đến chốn, đã có những thi thể rơi xuống nước.
Những ngôi mộ này từng bị đào lên khi mới chôn
Việc loại bỏ cư dân một cách tàn nhẫn này không chỉ vì thuyết ưu sinh phân biệt chủng tộc, mà còn vì tham nhũng. Đảo này đã được bán lại cho bạn của thống đốc Plaisted năm 1913 để làm dự án nghỉ dưỡng, nhưng vì lý do nào đó mà công trình không thể khởi công.
Sau này, chính quyền rất cố gắng để xóa bỏ quá khứ, nhưng "ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Các thuật ngữ lấy từ tên đảo kiểu như "Malagites" nhằm chỉ những người có lối sống hỗn hợp sắc tộc không lành mạnh, hay "malago" chỉ người thiểu năng đã trở nên thông dụng.
Từ năm 2000, các nhà khảo cổ bắt đầu tới tìm lại quá khứ của Malaga. Phác họa ban đầu về một cộng đồng dân cư đặc biệt bắt đầu xuất hiện. Năm 2010, thống đốc Baldacci tới thăm hòn đảo đã bày tỏ sự hối tiếc cho những bất công của người dân nơi đây với lời hứa chuộc lỗi. Với những nỗ lực tra cứu tài liệu, các nhà khảo cổ đã hình dung ra được đời sống của họ cả trăm năm trước.
Theo Danviet
Biểu tình phản đối cảnh sát nhiều nơi ở Mỹ Hàng trăm người biểu tình bị bắt vì có hành vi quá khích với cảnh sát trong các cuộc tuần hành phản đối các hành vi bạo lực của cảnh sát với người da màu trên khắp nước Mỹ. Một người biểu tình hét vào mặt cảnh sát trong cuộc biểu tình tại thành phố New York - Ảnh: Reuters Đối với nước...