Nghệ sĩ cải lương gạo cội Thanh Sang nguy kịch
Giọng ca cải lương gạo cội nhập viện từ ngày 4.4 và bệnh tình trở nặng với các triệu chứng suy thận, xuất huyết não, hôn mê sâu…
Bà Ngọc Mỹ (hay ở nhà còn có tên Liễu) – vợ nghệ sĩ Thanh Sang – kể chiều 4.4, gia đình đưa ông vào Bệnh viện Gia Định, quận Bình Thạnh, TP HCM vì sức khỏe nghệ sĩ suy yếu. Khi đến bệnh viện, ông vẫn tự mở cửa xe, leo lên băng ca nằm và miêu tả tình trạng khó thở của mình cho bác sĩ. Tuy nhiên, sau vài ngày, bệnh tình ông trở nặng hơn. Sáng 8.4, bác sĩ cho vợ nghệ sĩ biết tim mạch, phổi, thận của ông đều bị suy. Ngoài ra, ông còn bị xuất huyết não và hôn mê sâu.
Nghệ sĩ Thanh Sang (phải)
“Gia đình muốn đưa ông về nhà nhưng bác sĩ khuyên tôi nên để ông nằm lại vài ngày để còn nước còn tát”, bà Liễu chia sẻ. Nghệ sĩ Ưu tú hiện nằm trong phòng hồi sức, được con trai chăm non. Vợ ông về nhà chuẩn bị phòng hờ hậu sự. Vợ chồng ông chỉ có hai người con – một trai và một gái.
Từ năm 2001, sức khỏe của nghệ sĩ Thanh Sang đã dần suy yếu. Vì thế, ông xa rời sân khấu một thời gian dài. Năm 2007, nghệ sĩ Bạch Tuyết làm đạo diễn chương trình “50 năm một tình yêu nghệ thuật” nhằm kỷ niệm 50 năm theo nghiệp cải lương của Thanh Sang.
Video đang HOT
Đầu năm 2015, ông cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội như Minh Vương, Lệ Thủy, Phượng Liên góp mặt trong vở cải lương kinh điển Nửa đời hương phấn khi tác phẩm được tái dựng tại Nhà hát Bến Thành, quận một, TP HCM. Ông đóng vai Cang, anh Hai của Tùng – chàng trai đem lòng yêu kỹ nữ tên Hương. Dù bị tụt huyết áp trên sân khấu, ông vẫn cố gắng hoàn thành vai diễn và gây xúc động cho khán giả bởi nỗ lực diễn xuất.
Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Sang sinh năm 1943. Ông đi hát từ cuối thập niên 1950 và đoạt giải Thanh Tâm năm 1964 với vai Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long. Ông còn nổi tiếng với các vai: Trần Minh “khố chuối” trong Bên cầu dệt lụa, Thi Sách trong Tiếng trống Mê Linh, Tô Điền ở vở Tiếng hạc trong trăng. Lục Vân Tiên trong vở Kiều Nguyệt Nga…
Theo Tam Kỳ (VnExpress)
Ngọc Huyền thăm nhà thờ tổ của Hoài Linh
Nữ nghệ sĩ được danh hài đón tiếp khi đến thăm nhà thờ tổ nghề sân khấu tại quận 9, TP HCM ngày 4/3.
Ngọc Huyền (trái) vừa từ Mỹ trở về nước để tập luyện cho thí sinh của chương trình "Đường đến danh ca vọng cổ". Chị đến dâng hương tại nhà thờ tổ nghiệp của Hoài Linh (phải) ở phường Long Phước, quận 9, TP HCM.
Danh hài dù bận việc vẫn thu xếp thời gian đón tiếp đàn em. Ngọc Huyền cho biết chị và Hoài Linh thân thiết khi còn hoạt động trong nước. Sang Mỹ, cả hai tiếp tục gắn bó trong các chương trình ở hải ngoại. Ngọc Huyền hâm mộ tài năng của đàn anh và luôn coi Hoài Linh là tấm gương mẫu mực khi làm nghề.
Giọng ca "Phận tơ tằm" chụp hình lưu niệm với lư đồng đặt trước gian nhà thờ chính.
Lần đầu đến nhà thờ tổ, Ngọc Huyền chia sẻ chị ngỡ ngàng trước quy mô và không khí linh thiêng nơi đây.
"Tôi càng khâm phục tấm lòng của anh Bốn (tên thân mật của Hoài Linh) dành cho tổ nghiệp và đồng nghiệp", Ngọc Huyền chia sẻ.
Ngọc Huyền cùng đàn anh sắp xếp mâm quả phật thủ. Khi dâng hương, nữ nghệ sĩ cảm ơn tổ nghiệp đã che chở cho chị suốt 30 năm làm nghề.
Hai nghệ sĩ cho cá ăn ở ao cá trước gian nhà thờ.
Theo VNE
Kim Tử Long: Có những khán giả muốn gần tôi, chiếm trọn thân xác tôi! Là nghệ sĩ gạo cội trong làng cải lương, NSƯT Kim Tử Long không ngại thay đổi để hợp thời. Chập chững vào nghề Tôi sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật. Ba làm về đông y, mẹ chỉ làm nội trợ cho gia đình. Ba là người Bắc, mẹ là người Nam. Khi tôi 5, 6 tuổi...