Nghệ sĩ ân hận, bộ có nhẹ tay?
Hôm nay (23.7), Bộ VHTTDL sẽ có cuộc họp quanh việc hai ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ tự ý bỏ buổi biểu diễn tối 18.7 tại Lào để về nước. Hai nghệ sĩ – giảng viên của Học viện Âm nhạc quốc gia VN rất có thể sẽ phải đối mặt với mức phạt nghiêm khắc.
Nghệ sĩ: Ân hận!
Công điện phát đi từ Viêngchăn vào tối 18.7 của Bộ VHTTDL về việc tạm đình chỉ biểu diễn và giảng dạy với các ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ đã gây nên cú sốc trong dư luận. Sáng 20.7, hai ca sĩ này được triệu tập đến Học viện Âm nhạc quốc gia VN để giải trình về sự việc. Chiều muộn cùng ngày, họ rời khỏi phòng làm việc của Cục trưởng Cục NTBD trong gương mặt lo lắng.
Trọng Tấn thừa nhận đã phạm sai lầm do nhận thức chính trị non kém.
Trước vòng quây của báo chí, Anh Thơ im lặng và cúi mặt bỏ đi. Trọng Tấn dừng lại trần tình: “Là một nghệ sĩ đã có ít nhiều cống hiến cho đất nước, tôi không nghĩ có lúc mình lại làm như vậy. Tôi được chỉ định đi Lào thay cho thầy Quang Thọ trước khi lên đường 2 ngày. Dù đột xuất, nhưng tôi đã chấp hành và xin hủy một số chương trình biểu diễn trong hai ngày 16 và 17. Chúng tôi đã biểu diễn rất tốt trong chương trình tối 17.7. Trong quyết định của học viện cử tôi đi công tác là từ ngày 16 và đến 18 thì về nên tôi đã đặt vé về vào chiều 18.
Sáng 18.7, thư ký của Bộ trưởng Bộ VHTTDL chuyển lời của bộ trưởng đề nghị chúng tôi ở lại biểu diễn trong chương trình tối 18.7. Tôi đã không kịp để hủy bỏ chương trình biểu diễn tại Ninh Bình vào sáng 19.7. Hơn nữa, trong chương trình tại Ninh Bình, tôi còn là người đứng ra lo toàn bộ chương trình nên rất khó xử. Tôi có đề nghị với bộ là cho tôi và Anh Thơ hát từ 18h đến 19h30, để kịp ra sân bay bay chuyến cuối cùng, nhưng không được đồng ý. Trong tình thế gấp gáp, chúng tôi đã có quyết định sai lầm. Đáng ra mình phải biết khi đã phụng sự quốc gia thì phải cân nhắc rất kỹ giữa việc cá nhân và việc của Nhà nước, phải biết đặt bên nào lên trước. Đó là một bài học rất sâu sắc. Bây giờ chỉ biết rút kinh nghiệm lần sau thôi chứ lần này thì đã muộn rồi”.
Video đang HOT
Theo thông tin từ phía Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nói chuyện qua điện thoại với Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình để Trọng Tấn và Anh Thơ được phép vắng mặt tại buổi diễn sáng 19.7 và yêu cầu Học viện Âm nhạc quốc gia cử ca sĩ thay thế. “Nhưng có thể Công an Ninh Bình (đơn vị tổ chức buổi biểu diễn sáng 19.7 – PV) không nhận được sự chỉ đạo từ phía tỉnh nên khi tôi gọi điện, họ vẫn nói rất khó khăn cho họ trong việc thay đổi chương trình…” – Trọng Tấn lý giải và nói thêm: “Đáng ra mình phải nghĩ rằng nếu có phải bồi thường cho Công an Ninh Bình thì cũng phải ở lại tham gia biểu diễn vào tối 18″.
Nhà quản lý: Không xử lý thì sẽ trượt dài!
Khác hẳn với những từ ngữ “tai nạn”, “đáng tiếc” mà Trọng Tấn dùng để nói về sự việc, phía người phát ngôn của Bộ VHTTDL – ông Phan Đình Tân – cho rằng: “Họ là giảng viên của Học viện Âm nhạc quốc gia VN, là người của Bộ VHTTDL thì họ phải chấp hành yêu cầu công tác của bộ. Họ phải là công dân tốt, có trách nhiệm với đất nước. Không thể có chuyện nghệ sĩ mà bất chấp tất cả, xem thường mọi ý kiến của mọi người. Bộ trưởng, thường trực Ban Bí thư vẫn đang có mặt ở Lào. Chúng tôi cho rằng đất nước phải có kỷ cương. Bộ đã cố gắng hết mức để tạo điều kiện cho nghệ sĩ thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhưng họ vẫn tự ý bỏ về vì động cơ và mục đích cá nhân hơn là lợi ích quốc gia”.
Ông Tân cũng cho rằng việc kỷ luật Trọng Tấn và Anh Thơ là cần thiết, bởi nếu không chấn chỉnh, hai nghệ sĩ này sẽ trượt dài.
Cấm trong bao lâu? Hành động của hai ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ là đáng lên án và phải bị kỷ luật nghiêm để làm gương cho các nghệ sĩ “ sao” khác. Có lẽ, với nghệ sĩ, không kỷ luật nào nặng hơn là cấm được biểu diễn. Nhưng “cấm trong bao lâu”? Đó là câu hỏi mà cả công chúng lẫn người trong cuộc đang nóng lòng chờ câu trả lời từ các cơ quan quản lý. Ông Phan Đình Tân – Người phát ngôn Bộ VHTTDL: “Hiện nay bộ đang chờ kiểm điểm của hai ca sĩ với Học viện Âm nhạc quốc gia VN – đơn vị chủ quản – sau đó sẽ cân nhắc hình thức kỷ luật theo quy định”. Ông Vương Duy Biên – Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn: “Thời gian tạm dừng biểu diễn kéo dài bao lâu thì còn phải căn cứ vào kiểm điểm của các nghệ sĩ này và đề nghị của cơ quan chủ quản”.
Ông Vũ Xuân Thành – Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL: “Thẩm quyền kỷ luật hai ca sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn thuộc về Học viện Âm nhạc quốc gia VN. Còn việc cấm biểu diễn trong thời hạn bao lâu sẽ do Cục NTBD (Bộ VHTTDL) quyết định. Tuy nhiên, thời gian cấm biểu diễn được dựa trên quy định hiện hành và tùy thuộc vào mức độ vi phạm của từng trường hợp”. K.A ghi
Theo Lao Động
Các lão nhạc sĩ đòi... sửa luật!
Mới đây, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã gửi văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, phát hành, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Đại diện hợp pháp cho các nhạc sĩ cho rằng, muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì phải sửa luật, bởi quy chế 47 quá nhiều kẽ hở, trong khi Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ và chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa được thực thi nghiêm túc.
Cục NTBD không thể lấn sân Cục bản quyền
Trên thực tế, cấp phép biểu diễn và bản quyền tác giả lại là hai lĩnh vực khác nhau, do hai cơ quan khác nhau quản lý. Việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật thuộc thẩm quyền của Cục NTBD nhưng giao dịch bản quyền lại thuộc thẩm quyền của Cục Bản quyền tác giả. Mặt khác, bản quyền là giao dịch dân sự, được quy định bằng Luật Sở hữu Trí tuệ.
Khi được hỏi liệu có thể ngăn chặn trước những liveshow mà biết chắc chắn họ vi phạm bản quyền tác giả hay không, luật sư Khánh Toàn, người được các nhạc sĩ mời tư vấn, cho hay, đây là điều không thể, chỉ có thể phạt và dừng chương trình khi đã và đang diễn ra và có bằng chứng là đã vi phạm, hoặc có thể kiện sau khi chương trình đã diễn ra, bên kiện thu thập bằng chứng để đưa ra tòa phân xử.
Poster Ru tình, chương trình biểu diễn đang bị tranh chấp về bản quyền với gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Cục trưởng Cục NTBD khẳng định: Nếu yêu cầu có bản quyền mới được cấp phép là trái với quy định hiện hành. Trong tất cả những quy định của pháp luật về vấn đề cấp phép biểu diễn ca múa nhạc thì trong thủ tục hồ sơ không cần phải chứng minh đóng bản quyền cho nên tất cả cơ quan quản lý cấp phép hiện nay vẫn đang thực hiện theo đúng luật.
Theo ông Thắng, một chương trình biểu diễn được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau như âm thanh, ánh sáng, múa, biên đạo, đạo diễn... nếu yêu cầu đóng tác quyền tất cả các yếu tố nêu trên, tập hồ sơ xin cấp phép sẽ dày cộp và Cục làm như vậy là để giảm tải thủ tục cho các đơn vị tổ chức biểu diễn.
Những tiếng kêu khẩn cấp
Cũng vì nghịch lý từ kẽ hở đó, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã gửi công văn tới Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ngày 20/7/2011, Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong đó nêu lên sự cấp thiết phải chỉnh sửa, bổ sung những điều khoản vào các văn bản pháp luật, đồng thời đề nghị các biện pháp để thực thi quyền tác giả âm nhạc.
Trung tâm cũng gửi bản kiến nghị góp ý một số điều khoản cụ thể liên quan việc thực thi quyền tác giả đối với Nghị định "Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp và người mẫu phát hành, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu".
Muốn giải quyết tận gốc vấn đề thì phải sửa luật.
Cụ thể: tại Điều 5 về trách nhiệm của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động và tổ chức biểu diễn, Trung tâm đề nghị bổ sung nội dung: Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh việc xin phép và trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm sử dụng để biểu diễn theo các quy định hiện hành về bảo hộ quyền tác giả. Không được thay đổi lời ca, lời thoại, thêm động tác diễn xuất khác với nội dung đã được phép biểu diễn.
Đặc biệt, trong Điều 7, Trung tâm kiến nghị Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật trình diễn thời trang (kèm theo hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật). Cũng liên quan đến nội dung này, tại Điều 20 của dự thảo về thủ tục cấp giấy phép phát hành, quyết định phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, Trung tâm kiến nghị sửa khoản a là Đơn đề nghị cấp giấy phép phát hành hoặc phê duyệt nội dung (kèm theo hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật).
Theo Báo Đất Việt
Cục NTBD lên tiếng về vấn đề bản quyền âm nhạc Ngay sau khi có thông tin nhiều nhạc sĩ lão thành bày tỏ bức xúc vì bị vi phạm bản quyền âm nhạc, chiều ngày 16/2, ông Phạm Đình Thắng, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã trả lời báo chí về vấn đề bất cập này. Tại cuộc họp báo tổng kết thường kỳ của Bộ VHTT&DL diễn ra chiều qua...