Nghề sắp xếp nhà cửa lên ngôi ở Trung Quốc
Những người dọn dẹp và sắp xếp nhà ở chuyên nghiệp đang giúp người dân Trung Quốc cải thiện không gian sống và cuộc sống của họ.
Người sắp xếp nhà cửa đang thực hiện công việc của mình tại nhà khách hàng. Ảnh: Sixth Tone
Quá sốc khi nhìn thấy tất cả đồ đạc của gia đình bày la liệt trên sàn phòng khách, Qian Yiwen (35 tuổi) đã quyết định ngay lập tức phải sắp xếp để người dọn dẹp chuyên nghiệp mà cô tìm được đến giúp mình xử lý chúng.
“Tôi chưa bao giờ biết mình đã mua nhiều đồ đến vậy cho đến khi nhìn thấy tất cả những thứ đó. Nó buộc tôi phải đánh giá lại lối sống của mình và suy nghĩ kỹ trước khi mua đồ mới”, Qian nói.
Dịch vụ dọn dẹp chuyên nghiệp, hay còn gọi là “sắp xếp nhà cửa”, đã xuất hiện ở Trung Quốc được vài năm, nhưng gần đây số lượng khách hàng đã tăng vọt. Wang Ziyu, giám đốc tiếp thị của Liucundao – một trong những nhà cung cấp dịch vụ sắp xếp nhà cửa hàng đầu Trung Quốc cho biết, sự gia tăng là do số lượng người làm việc tại nhà ngày càng tăng trong những năm gần đây, khiến họ chú trọng hơn đến việc cải thiện cuộc sống và không gian sống của mình.
Hiện số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Liucundao đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên tới hơn 400.000 người. Kể từ năm 2022, công ty đã cung cấp các khóa đào tạo cho hơn 470.000 người quan tâm đến việc “sắp xếp nhà cửa” một cách chuyên nghiệp, với khoảng một nửa số học viên đã gia nhập ngành này sau khoá học.
Wang cho biết: “Khách hàng thường coi chúng tôi là người được họ trả tiền chỉ để gấp quần áo sau khi giặt. Và bây giờ, họ biết chúng tôi còn cung cấp một dịch vụ mới để xem xét lại cuộc sống của họ”.
Video đang HOT
Cao Qiuxia (40 tuổi) gia nhập Liucundao vào năm 2019 sau khi tham gia một trong các khóa đào tạo tại đây. Đối với cô, mỗi món đồ trong nhà là hiện thân cho lối sống của gia chủ, mang đến những hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của một gia đình. Ví dụ, các loại gia vị và cách sắp xếp chúng trong nhà bếp có thể phản ánh sở thích và thói quen nấu nướng của gia đình đó.
Khi cô ấy bước vào một ngôi nhà mới cùng với nhóm của mình, họ đi qua từng phòng một để dọn sạch tất cả những vật dụng được cất giữ trong đó. Cao Qiuxia tương tác với khách hàng trong suốt quá trình, thảo luận xem các món đồ có bị trùng lặp hay không hoặc tần suất mà người trong nhà sử dụng chúng.
Cao Qiuxia đang sắp xếp lại đồ đạc cho khách hàng. Ảnh: Sixth Tone
Sau khi vứt bỏ một số món đồ không cần thiết, Cao Qiuxia theo dõi cách sử dụng phòng của từng thành viên trong gia đình, bổ sung thêm các món đồ theo thói quen sinh hoạt của mỗi người. Mục đích là để đảm bảo rằng tất cả các vật phẩm dùng chung không gian lưu trữ đều có khả năng hiển thị như nhau đối với chủ sở hữu, thúc đẩy việc sử dụng nó hàng ngày.
Bằng cách đó, không chỉ toàn bộ ngôi nhà trở nên ngăn nắp hơn mà hiệu suất sử dụng những không gian hạn chế cũng được cải thiện, tạo cơ hội hình thành những thói quen mới. Ví dụ, hộp trà do người thân tặng có thể được đặt nổi bật hơn khi sắp xếp lại ngôi nhà, để giúp hình thành thói quen uống trà cho chủ nhà.
Cao cho biết: “Qua công việc của mình, chúng tôi hy vọng khách hàng biết rằng nhà không chỉ là nơi bạn cất giữ đồ đạc mà còn là nơi để bạn và những người bạn yêu thương nhất giao tiếp, trò chuyện và gặp nhau”.
“Khi nhà cửa bừa bộn, người mẹ thường là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Hoặc những lúc đồ chơi, bình sữa và quần áo của trẻ sơ sinh chiếm hết không gian sống. Chúng tôi đã thấy quá nhiều bà mẹ ‘bị mắc kẹt’ trong căn bếp bừa bộn, không có chỗ cho họ thực sự ’sống’ trong nhà’, giám đốc tiếp thị Wang Ziyu nói.
Dữ liệu do Liucundao thu thập cho thấy khoảng 91,29% người sắp xếp nhà chuyên nghiệp là phụ nữ và hơn 40% tốt nghiệp đại học.
Theo Wang, hầu hết có hoàn cảnh tương tự Cao – một cựu nhà thiết kế nội thất, tốt nghiệp ngành Kiến trúc Đại học Đồng Tế và gia nhập ngành này sau khi hai con của cô bắt đầu học tiểu học, thời điểm các bà nội trợ thường quay trở lại với thị trường lao động. Wang cho biết thêm, ngành công nghiệp này cũng là cầu nối giúp họ có thể tái gia nhập lực lượng lao động một cách thuận lợi hơn.
Cuộc 'khủng hoảng nhân sự' trong Bộ Ngoại giao Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên gây ảnh hưởng đến chất lượng của chính sách đối ngoại của Washington, đặc biệt là ở châu Phi.
Một chiếc xe của cảnh sát đậu phía trước Đại sứ quán Mỹ ở Nam Phi. Ảnh: AFP
Sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại các đại sứ quán Mỹ ở một số quốc gia châu Phi đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Washington trong vài năm qua, tờ Foreign Policy đưa tin, nhấn mạnh một điểm yếu của Mỹ mà Nga và Trung Quốc có thể khai thác ở những nơi có tầm quan trọng chiến lược và lợi ích đối với các cường quốc.
Các thông tin nội bộ cho thấy đại sứ quán Mỹ ở Sudan thường xuyên không đủ nhân viên. Khoảng một nửa nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở Niger đã bị "bỏ trống" trong những tháng gần đây. Trong khi đó, cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Burkina Faso chưa được đảm bảo đến 30% và 20% bị bỏ trống ở Mali.
Hiện các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đảm bảo rằng họ đang tích cực làm việc để lấp đầy những khoảng trống trong các đại sứ quán Mỹ ở châu Phi và tìm cách đưa ra các ưu đãi tài chính hấp dẫn hơn cho những người đi công tác tại châu lục này, đặc biệt là đối với các quốc gia có an ninh đầy biến động.
Nhưng "tình trạng thiếu hụt trầm trọng và dai dẳng" về nhân sự ở châu Phi đã khiến Quốc hội Mỹ chú ý. Quốc hội Mỹ đặc biệt chỉ trích trước việc cơ quan hành pháp đã đầu tư nhiều vào lĩnh vực an ninh của một số nước châu Phi trong những năm qua, nhưng giờ thậm chí không tìm được người đại diện ngoại giao.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Bob Menendez nói: "Điều này tạo ra những trở ngại cho khả năng duy trì sự cân bằng giữa các chương trình an ninh và các chương trình giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan và bất ổn chung".
Các quan chức ngoại giao đương nhiệm và đã nghỉ hưu Mỹ cho biết, một yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân sự là cơ cấu khuyến khích hiện tại không cho phép trẻ hóa các phái đoàn ngoại giao. Ở một số vị trí, gia đình và vợ/chồng của các nhà ngoại giao không được phép tháp tùng vì lý do an ninh. Ở một số địa điểm, các thành viên trong gia đình có thể gặp khó khăn khi tìm việc làm hoặc không thể tìm được trường học bình thường cho con em của họ.
Theo các chuyên gia, điều này ảnh hưởng một phần đến quyết định của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, không muốn nhận nhiệm vụ ở những nơi có vấn đề như đã nêu ở trên, chẳng hạn như họ sẵn sàng đăng ký nguyện vọng với vị trí thấp tại đại sứ quán Mỹ ở Nam Phi, thay vì ứng tuyển vào vị trí cao hơn ở Mali hoặc Sudan.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề châu Phi Molly Fee thừa nhận rằng các vấn đề về nhân sự ảnh hưởng đến chất lượng của chính sách đối ngoại. Bà Molly Fee nói: "Chúng tôi sẽ có ảnh hưởng hơn và hiệu quả hơn nếu chúng tôi có nhiều nguồn nhân lực hơn".
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phải đối mặt với các vấn đề tương tự ở Iraq và Afghanistan. Sau đó, Bộ này đã phải đưa ra mức lương cao hơn cho các nhà ngoại giao, cho phép thời hạn phục vụ ngắn hơn và họ có thể được thăng chức nhanh chóng. Hiện các đại sứ quán Mỹ ở một số nước châu Phi chưa có quy định khuyến khích như vậy.
Nhật Bản cân nhắc triển khai 1.000 tên lửa tầm xa Báo Yomiuri Shimbun ngày 21/8 đưa tin Nhật Bản đang xem xét triển khai hơn 1.000 tên lửa hành trình tầm xa để tăng khả năng chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng trong khu vực. Ảnh minh họa: AP Yomiuri Shimbun trích dẫn các nguồn giấu tên cho biết Nhật Bản đang lên kế hoạch nâng cấp các tên lửa...