Nghe những lời này của bố chồng tôi như nở từng khúc ruột
Hóa ra mọi chịu đựng
Tôi lấy chồng năm hai lăm tuổi. Gia đình tạm gọi là yên ấm, hòa thuận dù vợ chồng tôi không ở riêng mà sống chung cùng bố mẹ chồng. Nói chung tôi không phải là đứa con gái có tính hơn thua gì, bố mẹ chồng cũng thương hai đứa nên từ ngày chúng tôi cưới, đến khi tôi đủ hai mặt con, những va chạm với mẹ chồng chỉ là những điều nhỏ nhặt, không đáng kể. Nhưng tôi chỉ dám gọi là “tạm” yên bình, bởi đến một ngày “giặc bên Ngô” trở về tay ẵm tay bồng hai đứa nhỏ, em rể phía sau lưng vợ lếch thếch với hai vali đồ cồng kềnh báo hiệu một cuộc di cư căng thẳng, thì tôi biết những ngày sau đấy nhà tôi sẽ không còn không khí như trước nữa.
Quả nhiên, vừa vào nhà nước mắt ngắn dài Linh – em chồng tôi, đã trình bày: Con xin bố mẹ cho vợ chồng con về ở tạm vài hôm. Bên nhà chồng con căng thẳng quá. Thắng, chồng Linh lí nhí nói thêm: Chúng con chưa biết ở đâu nên vợ con bảo sang xin bố mẹ cho con và các cháu ở tạm…
Ảnh minh họa
Bố chồng tôi sầm mặt lại. Tôi biết ông không bằng lòng chút nào. Linh là con gái út, lẽ thường bố và con gái phải hợp nhau lắm. Nhưng Linh từ bé vốn tính đành hanh, luôn sợ hơn thiệt chưa bao giờ biết nhường nhịn người khác, dù bố có góp ý khuyên bảo Linh cũng nhất định không nghe. Mẹ chồng tôi thì lại chiều con gái, bà luôn cho rằng ông khắt khe quá với Linh…
Chuyện lục đục ra khỏi nhà chồng của Linh thực ra ai cũng dự liệu trước, khi mối quan hệ giữa Linh và mẹ chồng lúc nào cũng căng như dây đàn chực đứt, nay đá thúng mà đụng nia. Nay người này than thở, mai người kia giận dữ. Em rể thì nhu nhược, ở giữa mẹ và vợ nhưng không tìm được cách giải quyết nào ổn thỏa. Mẹ có cằn nhằn gì là Thắng lại lúng túng gãi đầu gãi tai: Mẹ đừng nói vợ con như thế… Thế nên câu nói không tế nhị ấy càng như đổ thêm dầu vào lửa.
Và là lần này thì bà quá giận dữ khi Linh lớn tiếng hỗn hào mà con trai ở đó thì lại cứ: mẹ chấp vợ con làm gì. Nó nóng nên nói thế chứ chả bụng dạ nào đâu… Bà đuổi, cả con dâu lẫn con trai.
Bố chồng tôi dù không hài lòng với cách xử sự của vợ chồng con gái với nhà thông gia, nhưng lòng bố mẹ nào chẳng thương con. Mẹ chồng tôi bảo:
- Phòng cũ của con đấy, dọn đi mà ở.
Thế là ngôi nhà ba tầng, ba cặp vợ chồng cùng bốn đứa trẻ con tá túc.
Tôi dự liệu những phức tạp của cuộc sống chung với em chồng để cố gắng dung hòa cho ổn thỏa. Nhưng thực tình sống chung với “giặc bên Ngô” quả là bài toán không đơn giản. Nhất là với một người như Linh, không phải tôi cứ trao đi yêu thương và nhường nhịn là sẽ nhận lại từ Linh như thế.
Video đang HOT
Thương con gái, mẹ chồng tôi không lấy tiền ăn, lại sẵn lòng chăm chút cháu ngoại để vợ chồng Linh chỉ có việc đi làm. Tôi chợ búa cơm nước đành ngó trước ngó sau cho vừa vặn với đồng lương eo hẹp. Thêm người, mọi chi phí dĩ nhiên tăng lên mà không một ai hỗ trợ thêm, tôi bắt đầu thấy chán.
Thi thoảng kêu với chồng, anh chỉ biết thở dài. Thì mẹ anh, em gái anh, anh biết nói sao. Đã vậy đồ ăn thức uống cho trẻ con từ hai giờ thêm hai thành bốn. Cháu thì có khác gì con đâu. Mua cái này cho con thì cháu cũng phải y hệt. Vậy nên, tôi ngao ngán nhìn cô em chồng tểnh tềnh tênh mặc kệ chị dâu xoay xở.
Ảnh minh họa
Hai đứa con Linh, một lên ba, một lên năm tuổi. Hai con tôi thì một đứa bốn, một đứa bảy tuổi. Những đứa trẻ lít nhít chưa biết nhường nhịn nhau nên chành chọe suốt ngày. Các con tôi từ bé được dạy một nguyên tắc rất rõ ràng về đồ chung, đồ riêng. Khi đã là đồ của người khác thì luôn phải xin phép và được đồng ý chúng mới dùng và ngược lại.
Nhưng con nhà Linh lại khá tự do. Đã vậy, mẹ chồng tôi luôn mắng cháu nội lớn không biết nhường em. Rồi bà mắng lây sang tôi: là mẹ thì phải dạy con sống nhường nhịn. Em nó khổ thì nó mới phải về đây ở chứ…
Tôi ức phát khóc mà không dám phản kháng. Những đứa trẻ bốn năm tuổi chành chọe nhau đôi khi cũng là chuyện trẻ con thường tình, làm sao mà bà lại cứ phân biệt cháu nội cháu ngoại rồi lại mắng con dâu. Được nuông chiều vậy nên hai đứa rất nghịch ngợm, hay phá đồ. Có những ngày đi làm về nhìn nhà cửa bề bộn, phòng riêng của vợ chồng tôi chúng cũng phá tanh bành, tôi chỉ biết thở dài.
Đỉnh điểm, hôm tôi đi liên hoan cùng cả phòng trong công ty. Tôi đã xin phép bố mẹ chồng đàng hoàng, ông bà cũng vui vẻ đồng ý. Chồng tôi cũng thu xếp về sớm đón hai con ở trường về. Nhưng khoảng tám giờ tối tôi vừa vào cổng nhà, nhìn vào trong vẫn thấy nguyên cả căn nhà vẫn bày bừa đồ con trẻ. Linh đang khóc, nó gay gắt với bố chồng tôi: Bố không thương con gì cả. Bố chỉ chiều con dâu thôi. Bố thử xem có nhà ai, con dâu hết giờ làm còn la cà ở ngoài thế không?
Tôi đứng ngoài sân nghe mà chết sững cả người. Thế còn cô ấy, từ ngày về nhà ngoại ở, hai đứa con phó mặc luôn cho bà ngoại và chị dâu thì sao? Cô ấy lúc nào cũng thư thái như một người nhàn rỗi thì sao? Và có biết bao hôm cô ây đi liên hoan, đi sinh nhật, đi gặp gỡ cả vợ lẫn chồng đến tận đêm mới về thì sao?
Bố chồng tôi lớn tiếng: Mày vừa phải thôi. Mày về nhà này ở, có động vào tí việc nhà nào không? Sáng thì dậy muộn, con không phải cho ăn cũng không đưa đón đi học. Ăn ở mặc nhiên bắt người khác phải hầu mình. Được một tối chị nó đi vắng phải tự dọn mâm cơm mà mặt sưng lên… đến tao là bố đẻ mày tao còn ngứa mắt nữa là anh chị với bố mẹ chồng mày.
Tôi như nở từng khúc ruột vì từng lời của bố. Phải nói thêm là bố chồng tôi tuy nóng tính nhưng ông là người cực kì hiểu chuyện.
Hóa ra mọi chịu đựng “giặc bên Ngô” của tôi lâu nay ông hiểu cả.
Hóa ra không phải cứ mình nói ra miệng những suy nghĩ thì mới nhận được sự chia sẻ. Tôi lùi ra ngoài. Thôi cứ để gia đình chồng tự xử lí chuyện đó. Sức chịu đựng của mỗi người luôn có giới hạn cuối cùng. Lạ là lần này tôi thấy mẹ chồng đang lúi húi ở phía trong nhưng cũng không hề lên tiếng bênh con gái nữa.
Tôi biết, người hiểu chuyện như bố chồng, như chồng tôi luôn muốn nhà là nơi đi về để nghỉ ngơi, chứ không phải là chỗ mọi người cãi và, chịu đựng lẫn nhau. Và tôi tin bố chồng tôi sẽ biết cách làm thế nào để dung hòa được cả đôi đường.
Theo Báo Phụ Nữ
Ở hành lang bệnh viện, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng bất ngờ
Bô chông tôi vơi ve măt mêt moi, đang ngôi một mình ơ hang ghê chơ vơi tơ giây kham bênh trên tay.
Tôi sơ chuyên nay se lam cho mâu thuân giưa hai ngươi ho cang lơn. (Anh minh hoa)
Tôi la con gai ut trong gia đinh co ba chi em gai. Cac chi tôi đa nhiêu tuôi, lây chông tư lâu. Tôi lâp gia đinh muôn nhât, con trai tôi mơi đi hoc lơp 1. Gia đinh tôi co nhiêu chuyên khac biêt vơi cac gia đinh binh thương.
Chông tôi lam chuyên gia phân mêm ơ môt tâp đoan vê công nghê. Anh ây co môt chi gai đa lây chông xa. Bô me chông tôi ly di tư lâu do hôn nhân không hanh phuc.
Bô chông tôi tư đo trơ nên kho tinh, gia trương. Từ nhỏ, bô chông tôi đa không muôn cho chông tôi đi hoc vì sợ tôn tiên. Nhơ ho hang giup đơ, công sưc tư hoc hoi ma chông tôi mơi co đươc ngay hôm nay.
Nêu chuyên không xay ra ơ gia đinh minh, tôi tuyêt đôi không tin răng co môt ông bô lanh nhat đên vây. Tư trươc đên nay, bô chông tôi chưa tưng quan tâm, chăm soc cho chông tôi. Tinh cam cha con chăng khac gi ngươi dưng. Sau khi chung tôi cươi nhau, hai ngươi ho cang it liên lac hơn.
Bô đẻ của tôi đa gia yêu, ca ngay chi ơ nha đoc sach va chăm cây canh. Ông sông môt minh ơ căn tâp thê cu, còn mẹ tôi đã mất vài năm trước. Thinh thoang khi thời tiết thay đổi, bố tôi lai đau nhưc xương khơp. Co khi, ông nhâp viên giưa đêm khuya ma không ai bên canh.
Ngày trước, bô chông tôi đa không muôn cho chông tôi đi hoc vì sợ tôn tiên. (Anh minh hoa)
Thây vây, chông noi vơi tôi vê viêc mơi bô tôi đên ơ cung. Đê bô tôi sông môt minh như vây, tôi cung không yên tâm. Long tôt cua chông khiên tôi rât cam đông. Thê nhưng, tư trươc đên nay, cac cu thương noi "dâu la con, rê la khach", tôi chi sơ sông cung như vây, chông tôi se cam thây go bo.
Đo la chưa noi đên viêc, bô chông tôi se nhât đinh không đê yên. Không đơi nao bô chông tôi lai đông y cho con trai minh ơ cung bô vơ. Tôi sơ chuyên nay se lam cho mâu thuân giưa hai ngươi ho cang lơn. Tuy nhiên, chông tôi cương quyêt lam vây khiên tôi phai theo.
Chông tôi thuyêt phuc bô tôi gần thang thi ông mơi đông y. Bô tôi cung suy nghi giông như tôi, không muôn thông gia hiêu lâm.
Bô chông tôi biêt chuyên nay không lâu sau đo. Thai đô cua bô chông cang quyêt liêt hơn vơi chông tôi. Nhưng 2 người vân im lăng, không xay ra cuôc cai va lớn nao.
Moi chuyên vân binh thương diên ra, cho đên khi bô tôi nhâp viên tuân trươc. Thơi tiêt gân đây mưa năng bât chơt, bô tôi nưa đêm lên cơn đau khăp vung vai, cô khiên vơ chông tôi lo lăng. Tôi goi taxi đưa bô minh đên viên ngay trong đêm.
Bô tôi đươc bac si điêu tri tam thơi nên cơn đau đa giam nhiêu. Sang ra, thây tôi mêt moi vi thưc ca đêm, chông tôi chay vôi đi mua it đô ăn sang. Khi tôi nhin thây chai dich truyên cho bô minh săp hêt thi liên đi tim bac si. Nao ngơ, ra đên hanh lang, tôi đa chưng kiên môt canh tương bât ngơ.
Bô chông tôi vơi ve măt mêt moi, đang ngôi một mình ơ hang ghê chơ vơi tơ giây kham bênh trên tay. Co le bô chông tôi đi kham sưc khoe đinh ky. Khi thây chông tôi mua đô ăn sang vê tơi, bô chông co le đoan biêt đươc chông tôi vao đây vơi muc đich gi.
Bô chông goi chông tôi đên, giao huân anh vê đao lam con giưa chôn đông ngươi. Không thê ngơ đươc la bô chông con măng chông tôi la ke ăn bam bô vơ, bố đẻ thì bỏ mặc trong khi chăm chút bố vợ từng ly từng tý. Tôi đưng nhin trân trân ma không biêt noi gi, lam gi cho phai.
Chông tôi bât giac nhin bô chông băng anh măt giận dữ rôi bo đi, không noi lơi nao. Tôi đinh chay theo anh nhưng lai thôi.
Cả ngày hôm đó đâu oc tôi không thôi nghi vê hinh anh cua chông va bô chông. Cư sông thê nay tôi thây không thoai mai. Tôi nên lam thê nao đê cha con ho hoa thuân hơn đây?
Theo Afamily
Điều đáng sợ nhất ở tuổi 30 là không biết trân trọng bản thân mình 30 tuổi, thất tình, thất nghiệp chẳng có gì là đáng sợ. Quan trọng nhất là biết yêu thương chính bản thân mình. Nếu bạn không yêu chính mình thì chẳng ai có thể yêu thương bạn. 30 tuổi, tôi còn một chặng đường dài phía trước để làm lại. Nếu đời người như câu hát "Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi...