Nghe những lời đó khiến vợ chồng tôi cũng mát lòng và yên tâm khi gửi con cho em gái
Gia đình tôi có 4 người con, các cháu đều học rất giỏi nên vợ chồng tôi luôn cố gắng làm việc để có tiền nuôi các cháu được ăn học tử tế.
Khi con gái đầu lòng vào trường đại học danh giá, gia đình tôi mừng và hãnh diện với bạn bè anh em lắm nhưng cũng lo không biết lấy tiền đâu để cho con đi học. Mỗi tháng cả hai vợ chồng tôi kiếm được 10 triệu đồng, phải lo tiền ăn học cho 3 đứa nhỏ rồi tiền sinh hoạt gia đình, điện nước, tiền thuê phòng trọ…
Đang lúc gia đình gặp khó khăn thì em gái của tôi bảo: “Cháu nó học gần chỗ em, thay vì thuê phòng trọ thì hãy đến nhà em ở đỡ được khoản nào hay khoản đó. Tiền ăn em cũng bao, đổi lại ngoài giờ học cháu sẽ phụ giúp em làm việc nhà”.
Nghe lời em gái nói mà vợ chồng tôi mừng như chết đuối vớ được cọc. Chúng tôi nghĩ rằng con gái ở nhà dì sẽ được ăn sung mặc sướng và chẳng phải làm lụng vất vả nhiều như ở nhà.
Mỗi tháng cả hai vợ chồng tôi kiếm được 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Từ khi con bước vào học hành, nó ít liên lạc với vợ chồng tôi, còn em gái thì rất hay gọi điện về khen con tôi ngoan biết nghe lời và giỏi giang. Nghe những lời đó khiến vợ chồng tôi cũng mát lòng và yên tâm khi gửi con cho em gái.
Nhà em gái cách nhà tôi khoảng hơn 200 cây số, thế nhưng con gái đi học cũng được 3 tháng rồi mà chưa về thăm gia đình lần nào. Một phần là nhớ con, một phần là sợ con không có người quản nên yêu đương linh tinh thì hỏng người nên tôi quyết định đi thăm cháu một chuyến.
Đến nhà em gái không báo trước, từ phía ngoài cửa chính tôi đã nghe thấy tiếng em gái chửi oang oang: “Cháu nấu ăn gì mà như cho lợn ăn vậy, đầu óc cháu có vấn đề à, thôi đổ hết đi nấu món khác rồi gọi 2 em xuống ăn”.
Vừa nhìn thấy tôi thì em gái đổi giọng vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra. Ngồi được một lúc thì hai đứa cháu gái từ cầu thang bước xuống nhìn tôi chằm chằm, thấy vậy tôi vui vẻ chào các cháu.
Video đang HOT
Một đứa cháu gái bằng tuổi con gái tôi, một đứa học lớp 3, dường như chúng chẳng biết làm gì. Trong khi con gái tôi bận rộn dọn món ăn thì hết đứa này đến đứa khác sai khiến. Đứa thì bảo lấy cốc nước ngọt đứa thì bảo rán cái xúc xích. Nhìn con gái luôn tay thương quá nên tôi ngừng nói chuyện với em gái mà chạy vào giúp con một tay.
Đang rán xúc xích thì đứa cháu lớn kêu ré lên: “Rán gì mà cháy hết cả rồi, thôi không ăn nữa mất hết cả hứng rồi, có rán cái xúc xích cũng không biết, đúng là mẹ nào con đấy”. Những lời nói hỗn hào của cháu khiến tôi rất buồn chỉ im lặng mà không nói được gì.
Tôi lờ mờ hiểu được hoàn cảnh hiện tại con mình đang sống là không hề sung sướng như vợ chồng tôi vẫn tưởng tượng.
Khi mọi người đã ngồi vào trong mâm cả rồi con gái tôi vẫn lủi thủi ngồi dọn đồ đạc trong bếp. Đợi mãi không thấy ai gọi con gái tôi lên ăn, thấy vậy tôi liền bảo cháu nhanh lên rồi ăn cùng.
Đứa cháu gái nhỏ chen ngang vào: “Mẹ cháu bảo chị ấy là ô sin nên không được ngồi trong mâm cùng với chủ, sao bác cứ nói mãi vậy”. Em gái tôi liền quát con gái là ăn nói linh tinh không đúng sự thật.
Nhưng là cha là mẹ tôi phải có trách nhiệm bảo vệ con. (Ảnh minh họa)
Lời nói phũ phàng của đứa cháu khiến tôi nghẹn ứ cổ không thể nuốt được miếng cơm. Suốt bữa cơm tôi toàn chực ứa nước mắt vì thương con phải sống trong cảnh tủi nhục nhiều tháng liền.
Khi mọi người đi ngủ hết, chỉ có hai mẹ con nằm trong phòng kho tôi thủ thỉ với con: “Mẹ cứ ngỡ sống trong nhà dì thì con sẽ được sung sướng nào ngờ làm trâu làm ngựa cho người ta chửi. Hay chuyển ra ngoài ở con nhé?”.
Con gái mếu máo khóc: “Mẹ ơi con khổ lắm, tất cả bọn họ đều ghét bỏ con, coi con như là ô sin chứ chẳng giống người chị họ chút nào. Nhưng con chịu quen rồi, chứ bây giờ mà ra ngoài thì sẽ tăng gánh nặng cho bố mẹ và khi đó việc học của con không biết tới đích không. Con chịu cực quen rồi nên mẹ hãy yên tâm mà về chăm các em”.
Những lời nói chững chạc và trưởng thành của con gái khiến tôi rất cảm động. Nhưng là cha là mẹ tôi phải có trách nhiệm bảo vệ con. Mọi người ơi tôi có nên vay tiền để cho con ra ngoài ở hay là để con chịu cực khổ để rèn luyện nghị lực sống của nó đây?
Theo Afamily
Bằng cách này, vợ tôi sướng như tiên khi các con nghỉ hè
Hè nào các con tôi cũng đòi về quê chơi với ông bà. Cho con về quê, vợ chồng tôi hoàn toàn yên tâm. Vợ tôi còn nói đùa, con nghỉ hè ở quê, cô ấy sướng như đi nghỉ trăng mật.
Tôi thuộc thế hệ 7x, là bố của 2 đứa trẻ con, đứa lớn 10 tuổi đứa nhỏ 6 tuổi. Vợ chồng tôi đều là công nhân, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, sống xa quê nên cảm thấy trẻ con thành phố tuy đủ đầy mà rất thiệt thòi.
Ảnh: Pinterest
Quê tôi ở Bắc Giang, một vùng quê thuần nông từ bao đời nay. Ở quê, nhiều ông bà còn nhận chăm cháu để các con bươn ra thành phố đi làm thợ xây, phu hồ, giúp việc gia đình. Tôi thấy chúng đều lớn lên mạnh khỏe, nhanh nhẹn và tự giác học hành, biết thương yêu giúp đỡ ông bà việc đồng áng, việc nhà.
Vì vậy, ngay từ khi con tôi học mẫu giáo, tôi đã gửi con về nghỉ hè với ông bà nội ở quê. Vợ tôi xót con, cứ làu bàu chê ở quê nóng bức, nhà ông bà không có điều hòa, xung quanh có ao chuôm nguy hiểm. Tôi gạt đi và trấn an vợ rằng 4 anh em tôi ngày bé, bố mẹ đi làm đồng còn tự trông được nhau, giờ bà nội chỉ ở quanh nhà chăm nom vườn tược nên vợ đừng quá lo lắng. Cho con về quê có sân vườn rộng rãi, con tha hồ chạy nhảy.
Ở nhà, bố mẹ tôi nuôi chó, mèo, gà, vịt và có cả chuồng chim bồ câu nên con trai tôi thích lắm. Cháu chạy nhảy nô đùa cả ngày nên đến bữa cơm không cần ông bà dỗ dành, con tự xúc ăn vèo vèo.
Khi vợ tôi sinh đứa thứ 2, tôi còn gửi con trai về quê ở với ông bà nội hẳn một năm, đi mẫu giáo ở trường làng. Con trai xa bố mẹ cũng khóc thút thít cả tháng. Thế mà 3 tháng sau, vợ chồng tôi cho con gái về chơi với ông bà và anh một tuần thì rất ngạc nhiên, thấy con mới 4 tuổi mà ra dáng làm anh lắm, biết nựng em cho mẹ chợp mắt rồi còn hát véo von cho em bé nghe. Con còn khoe được ông dẫn đi câu cá, thả diều. Bà thì dạy con cho gà ăn nên con biết phân biệt gà trống, gà mái...
Giờ 2 con tôi đều đã lớn nên rất thích về quê. Nghỉ hè ở nhà được vài ngày là các con giục bố mẹ cho về quê với ông bà. Các con về chơi quê ngoại 1, 2 tuần rồi về quê nội cả tháng, vui chơi thỏa thích.
Bà nội còn đăng ký cho cháu trai học bơi ở bể bơi thông minh trường cấp 1. Học bơi ở quê hết 300 ngàn, trong khi đó học ở thị trấn chỗ tôi ở hết 1 triệu. Tôi gửi bố mẹ 2 triệu để mua thức ăn cho các cháu thì lúc đón con về, ông bà lại cho mỗi cháu 500 ngàn mua quần áo mới.
Ảnh: Shutterstock
Tôi thấy, bọn trẻ con về quê được vui chơi trong không gian mát mẻ, thoáng đãng, được gần gũi khám phá thiên nhiên, cây cối, động vật nên thích lắm. Ở nhà, các con chỉ chúi mũi vào ti vi, mè nheo đòi chơi điện thoại, bật điều hòa sà sã tốn tiền điện mà vẫn hay ốm.
Về quê, nhà ông bà không có điều hòa nhưng gió trời mát rượi, các con được bà dạy tên các loại rau ăn, rau gia vị trong vườn, bà còn dạy 2 đứa biết làm cua, nấu mấy món ăn đơn giản. Các con được tự tay hái rau, bó rau giúp bà đi chợ. Con trai tôi còn khoe được bà cho ngồi cùng bán rau, cộng tiền, bà thưởng cả túi bánh rán cho 2 anh em.
Ở thành phố nhiều cha mẹ tốn cả chục triệu để các con đi học kĩ năng sống, tập sống tự lập phục vụ nhu cầu bản thân. Con nhà tôi về quê với ông bà nhưng cũng học được cả tá kỹ năng sống. Các con biết quan sát các bác nông dân cấy gặt, phơi lúa, phơi rơm ra sao nên giờ viết văn rất hay.
Nhiều chị em cứ nâng con như nâng trứng, về quê sợ đủ thứ mà chủ yếu là sợ con khổ, rồi suy diễn này kia mà ghét mẹ chồng. Bà nào chả thương con quý cháu, chỉ là do cách nghĩ 2 thế hệ chưa tương đồng thôi.
Cho con về quê, vợ chồng tôi hoàn toàn yên tâm. Vợ tôi còn nói đùa, con nghỉ hè ở quê, cô ấy sướng như đi nghỉ trăng mật vì hai vợ chồng có cả tháng tự do không phải sấp ngửa lo cơm nước cho con, lại còn có thời gian đi cà phê như thời son trẻ thật lãng mạn...
Theo Vietnamnet
Lâu dần, tôi ám ảnh thêm cả tiếng chuông đồng hồ Vợ chồng tôi cưới nhau đã được 6 năm nay. Suốt khoảng thời gian này, chúng tôi luôn chịu áp lực nặng nề từ gia đình hai bên. Bởi mãi mà chúng tôi chưa thể có con được. Cả hai vợ chồng tôi đều là con một trong nhà nên bên nội, bên ngoại đều mong cháu. Dù đi khám khắp nơi, chạy...