Nghe nhạc nhiều giảm khả năng giao tiếp
Việc sử dụng máy nghe nhạc lâu và thường xuyên sẽ khiến người sử dụng cô lập hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài.
Liên đoàn Thụy Sĩ về chống tiếng ồn và Hiệp hội các bác sĩ bảo vệ môi trường Thụy Sĩ (Cercle Bruit) cảnh báo, những người thường xuyên nghe nhạc trong một thời gian dài mỗi ngày sẽ có nguy cơ mất khả năng giao tiếp với xã hội. Theo hai tổ chức trên, việc sử dụng máy nghe nhạc lâu và thường xuyên sẽ khiến người sử dụng cô lập hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài.
Nghe nhạc nhiều khiến người sử dụng cô lập hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài.
Cercle Bruit giải thích thêm, người sử dụng máy nghe nhạc lâu sẽ không còn nhận biết thế giới xung quanh và cắt đứt hoàn toàn với môi trường âm thanh bên ngoài. Điều này dẫn tới mất khả năng giao tiếp với xã hội.
Video đang HOT
Nhân ngày Thế giới chống tiếng ồn 27/4, Cơ quan liên bang về Môi trường và Sức khỏe cộng đồng Thụy Sĩ phối hợp với Cerle Bruit cảnh báo rộng rãi tới người dân nước này về vấn đề nguy hại trên.
Theo SK&ĐS
Ngại thực hành trở ngại lớn nhất của việc học ngoại ngữ
Một vấn đề cực kỳ lớn đây.
Chắc ai cũng biết, trong một xã hội đầy tính cạnh tranh như hiện nay, việc biết và nói thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế. Tuy nhiên, không phải ai biết ngoại ngữ cũng có thể sử dụng thành thạo.
Biết ngoại ngữ chính là việc sử dụng nó trong đời sống hằng ngày như thế nào. Hằng ngày chúng ta sử dụng văn nói nhiều hơn văn viết rất nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều người học ngoại ngữ hiện nay lại ít sử dụng tới nó. Chính vì thế nên nhiều khi lý thuyết học xong cứ để đó. Muốn sử dụng thành thạo, nói lưu loát thì phải thường xuyên luyện tập, giao tiếp.
Ví dụ như việc học tiếng Anh, rất nhiều học sinh hiện nay nắm chắc được lý thuyết, cấu trúc, từ vựng... nhưng lại không có khả năng giao tiếp với người nước ngoài bởi các bạn ít vận dụng nó trong đời sống nên lý thuyết vẫn mãi chỉ là lý thuyết. Lý giải cho điều đó thì có rất nhiều lý do, nhưng đa số là bởi "ngại" nói. Thậm chí, ngay cả trong giờ học tiếng Anh, các bạn cũng "ngại" giao tiếp.
Một số bạn ngại nói vì sợ nói sai sẽ bị cười, một số khác lại ngại sợ bạn bè đánh giá là tinh vi biết tí ngoại ngữ mà cứ nói mãi... Việc "ngại" không nói ngoại ngữ chính là lý do cản trở việc học của bạn. Chỉ khi nói các bạn mới biết được mình còn thiếu xót ở đâu như phát âm sai hay cấu trúc nói chưa đúng, người khác có thể sửa giúp bạn. Tự mình thay đổi sẽ rất khó, thậm chí không thể biết được mình sai ở đâu, sẽ không có một nhà tuyển dụng nào tuyển những người chỉ giỏi lý thuyết mà không giao tiếp được.
Để khắc phục tình trạng này, có rất nhiều cách khác nhau như tạo ra một môi trường để các bạn có thể tự do giao tiếp, nói chuyện với nhau. Như trong một giờ học ngoại ngữ, bên cạnh những tiết học lý thuyết, cần có thêm những tiết thực hành để học sinh có thể tự do trao đổi một cách thoải mái với nhau, và đương nhiên trong tiết học ấy sẽ không có sự hiện diện của tiếng Việt. Tiết học ấy được duy trì thường xuyên sẽ tạo thành thói quen. Mọi người cũng nên khuyến khích nhau nói, cả một tập thể cùng sử dụng ngoại ngữ sẽ tránh cảm giác "ngại" nói.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể chat nói chuyện với bạn bè bằng ngoại ngữ. Không chỉ chat bằng chữ mà có thể gọi điện rồi nói chuyện với nhau. Học thầy không tày học bạn. Giúp nhau học không những làm tăng khả năng ngoại ngữ của mình hơn mà còn giúp tình bạn thêm bền chặt. Khi bị nói sai cũng không nên ngại. Mạnh dạn nói và mạnh dạn nhận sai để từ những cái sai sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh.
Cũng nên tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ như câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Trung, hay tiếng Hàn... Hiện nay những câu lạc như vậy xuất hiện rất nhiều. Tham gia vào đó, bạn sẽ có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm, cũng như có môi trường để thực hành những gì bạn học được.
Đến các địa điểm du lịch có nhiều người nước ngoài cũng là một ý tưởng thú vị. Họ sẽ không cười bạn khi bạn lúng túng không biết diễn tả lời nói mình như thế nào đâu, thậm chí họ còn chú ý lắng nghe bạn nói nữa cơ. Vì thế, nếu có cơ hội hãy bắt chuyện ngay với họ.
Nếu không có người giao tiếp cùng thì bạn có thể sử dụng các phần mềm luyện nghe, nói trên mạng, hoặc vào chatroom với người nước ngoài. Bạn cũng có thể tự luyện tập ở nhà bằng cách nói các việc làm trong ngày bằng tiếng Anh, đừng sợ mọi người nghĩ bạn hâm vì cứ nhẩm nhẩm nói một mình. Hãy luôn tin tưởng rằng chỉ có luyện tập, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của bạn mới tiến bộ được.
Cuối cùng, nếu chưa tự tin vào khả năng của mình, bạn cũng nên đi học ở một số trung tâm luyện nghe, nói, giao tiếp. Các kĩ năng phát âm của mình sẽ được điều chỉnh một cách chính xác bởi chỉ có phát âm chuẩn, bạn mới có thể giao tiếp. Khi tự tin vào bản thân, bạn sẽ hết ngại, lúc đó việc giao tiếp sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Theo Kênh 14
Điện thoại nghe nhạc giá rẻ Q-mobile KIM KIM được trang bị phần mềm nghe nhạc SRS, tai nghe jack cắm 3,5 mm và chipset Yamaha để xử lý âm thanh. KIM trông khá "mộc", thân máy vuông vức, chắc chắn và gọn gàng. Máy kết hợp hài hòa giữa các màu sắc với 4 góc máy được vát tròn. Sản phẩm được làm bằng hợp kim nhôm mang đến cảm...