Nghề nghiệp đầu tiên của dàn sếp quyền lực tại Shark Tank: Người là cô giáo dạy Văn, người làm nhân viên kinh doanh ô tô
Trước khi trở thành những doanh nhân, nhà đầu tư đình đám như hiện tại, các Shark đều trải qua nhiều công việc khác nhau và cũng có cả những thất bại trong lần đầu khởi nghiệp.
Từ khi Shark Tank Việt Nam lên sóng, dàn “cá mập” nhanh chóng trở thành tâm điểm được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Không chỉ đối với các startup trẻ, công chúng cũng dành nhiều sự quan tâm bởi họ đều là những doanh nhân thành đạt, những nhà đầu tư thông minh, tinh tế.
Đương nhiên, trước khi có được vị trí như hiện tại, các Shark đều trải qua những công việc khác nhau, thậm chí có người còn không bắt đầu nghề nghiệp đầu tiên bằng kinh doanh.
Shark Hưng: Làm nhân viên kinh doanh ô tô và “nhảy việc” liên tục
Có thể nhiều người chưa biết, Shark Hưng từng theo học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ngành đúc nhiệt luyện và tốt nghiệp kỹ sư cơ khí luyện kim. Sau đó, Shark Hưng tốt nghiệp Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên ngành ngôn ngữ Anh. Vốn là người đam mê việc học, vị “cá mập” này còn tiếp tục lấy bằng thạc sĩ kinh doanh MBA của trường Quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ Châu Á Thái Lan.
Shark Hưng – vị “cá mập” được nhiều người yêu mến trong Shark Tank Việt Nam
Ra trường, Shark Hưng xuất phát là một nhân viên phụ trách hệ thống chất lượng dịch vụ của các hãng xe ô tô. Từng khuyên các bạn trẻ: “Nếu thấy công việc không thoải mái, không hợp với bản thân mình thì hãy rút lui để đổi công việc khác”, cho nên tuổi trẻ của Shark Hưng cũng giống như vậy.
Sau khi chia tay với các hãng xe lớn, Shark Hưng tiếp tục với vị trí như dịch vụ khách hàng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc phát triển chiến lược. Bên cạnh đó, nam CEO còn thử sức trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ quản lý năng suất đến thương mại điện tử. Cho đến năm 30 tuổi, Shark Hưng mới bắt đầu khởi nghiệp.
Con đường học vấn suôn sẻ, có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng khi bắt tay vào khởi nghiệp, Shark Hưng cũng có không ít lần chưa thành công như mong muốn.
Thời gian đầu khi vào thị trường bất động sản, Shark Hưng cũng từng “sụt hố”, thua lỗ. Tuy nhiên sau tất cả những lần đó, Shark Hưng có thêm những kinh việc để thay đổi từng bước chiến lược kinh doanh và cho đến hiện tại là Phó Chủ tịch Tập đoàn CEN Group (tập đoàn cung cấp dịch vụ bất động sản).
Shark Hưng thời còn sinh viên
Shark Liên: Cô giáo dạy Văn, nhân viên thuyết trình đến “nữ hoàng bảo hiểm”
Tham gia vào Shark Tank Việt Nam, Shark Liên được mệnh danh là “bà ngoại”, “người đàn bà thép”,… không ngừng kết nối các giá trị và môi trường khởi nghiệp ở châu u, đặc biệt là Đức về cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Video đang HOT
Được biết, Shark Liên lớn lên trong gia đình hiếu tri, có truyền thống làm giáo dục. Vì lẽ đó, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Shark Liên đã theo học Khoa Ngữ văn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội II. Đúng theo lộ trình, khi ra trường, Shark Liên trở thành một cô giáo dạy văn giống như bố mẹ mong muốn. Có thể nói, đây cũng là nghề nghiệp đầu tiên của nữ CEO.
Sau 3 năm đứng trên bục giảng, Shark Liên cảm nhận nghề giáo cao quý nhưng an toàn, không mang đến cơ hội được sáng tạo với một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập. Điều này khiến nữ “cá mập” quyết định Nam tiến, thay đổi cuộc đời và tìm ra những bước tiến mới cho mình.
Trước khi làm “nữ hoàng bảo hiểm”, Shark Liên từng là giáo viên dạy Văn
Ở mảnh đất phương Nam, Shark Liên đã lăn lộn với đủ thể loại nghề nghiệp khác nhau để kiếm sống, nổi bật nhất trong giai đoạn này đó chính là công việc làm nhân viên thuyết minh tại Bảo tàng Vũng Tàu.
Cuối cùng, khi dấn thân vào công ty bảo hiểm Bảo Minh trong nửa sau thập niên 1990, cuộc đời Shark Liên mới chính thức sang trang mới. Gắn bó 8 năm, tích lũy không ít kinh nghiệm quý báu trên thương trường khốc liệt, Shark Liên quyết định khởi nghiệp và có được sự thành công như hiện tại.
Shark Lê Hùng Anh: Quyết định dừng học đại học để khởi nghiệp
Shark Lê Hùng Anh – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành BIN Corporation, chính là “cá mập” mới của Shark Tank Việt Nam mùa 5. Là gương mặt mới nhưng ngay trong tập đầu tiên, vị “cá mập” này đã khiến khán giả gật gù tâm đắc bởi những phát ngôn, chia sẻ hữu ích.
So với dàn Shark trong chương trình, Shark Lê Hùng Anh là người bắt đầu khởi nghiệp sớm nhất. Từng chia sẻ trên báo chí, CEO gốc Quảng Nam cho biết giấc mơ khởi nghiệp đã ấp ủ từ khi còn là sinh viên, chân ướt chân ráo vào Sài Gòn. Vốn không có nền tảng kinh tế tốt nên anh luôn muốn có thu nhập ổn định để lo cho bản thân cũng như giúp gia đình thoát khỏi cảnh khó khăn.
Bỏ học để khởi nghiệp từ khi còn sinh viên, Shark Lê Hùng Anh gây dựng nên tập đoàn quốc tế đa ngành
Khi đang học năm 2 Đại học Bách khoa TPHCM, Lê Hùng Anh đã bắt đầu khởi nghiệp bằng những dự án như hệ thống dạy học trực tuyến, cửa hiệu Bác sĩ máy tính. Tuy nhiên khi thấy vừa học, vừa làm không mang lại hiệu quả như mong đợi, anh quyết định dừng học và tìm một công việc để trau dồi kinh nghiệm làm việc thực tế và học hỏi về nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.
Sau đó, vị “cá mập” mới toanh này làm nhân viên IT tại một công ty may. Nhiều năm tích lũy kinh nghiệm cùng động lực giúp đỡ gia đình, niềm đam mê khởi nghiệp cháy bỏng, Shark Lê Hùng Anh mạnh dạn thành lập công ty chuyên về hosting, dữ liệu doanh nghiệp, dịch vụ phụ trợ, hỗ trợ dịch vụ du lịch cùng 5 cộng sự đầu tiên. Đây cũng là công ty tiền thân của Tập đoàn BIN Corporation Group.
Gặp nữ CEO bị dàn Shark Tank "quay lưng": Shark Phú nói vậy khác nào bảo startup bỏ dự án về khởi nghiệp bán hàng
Trước phần xuất hiện gây chú ý trong tập 1 Shark Tank mùa 5, Hana Ngô - nữ CEO xinh đẹp của "Tiệm kim hoàn 4.0" đã lần đầu lên tiếng chia sẻ suy nghĩ của mình.
Sau 4 mùa thành công, Shark Tank Việt Nam (Thương Vụ Bạc Tỷ) đã chính thức lên sóng tập đầu tiên của mùa 5 . Dù không phải gameshow giải trí hay âm nhạc thông thường mà là một chương trình mang tính chuyên môn cao nhưng Shark Tank vẫn nhận được sự quan tâm của rất nhiều khán giả.
Tuy nhiên, các startup khi đến với Shark Tank không phải ai cũng có thể ra về trong nụ cười khi được chốt deal. Bên cạnh những thương vụ chất lượng khiến dàn "cá mập" phải giành giật thì cũng có những màn gọi vốn gây tranh cãi, không nhận được đầu tư. Câu chuyện của CEO Hana Ngô với mô hình "Tiệm kim hoàn 4.0" trong tập đầu tiên lên sóng vừa qua, thuộc vào vế thứ 2.
CEO Hana Ngô gây chú ý khi xuất hiện trong tập 1 với mô hình "Tiệm kim hoàn 4.0"
Chào Hana Ngô,
Ngoài những thông tin đã chia sẻ trong Shark Tank, bạn có thể giới thiệu thêm về bản thân mình?
Mình là Hana Ngô (tên thật Ngô Thị Thảo) là founder kiêm CEO của HanaGold. Mình đến Shark Tank mùa 5 để kêu gọi 200.000 USD cho 10% cổ phần. Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, mình từng trải qua rất nhiều công việc ở đa lĩnh vực.
Mình tốt nghiệp cử nhân loại Giỏi, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Cần Thơ. Nên khi mới ra trường mình bắt đầu với việc đi dạy tiếng Anh. Sau đó, mình có thời gian làm việc tại ngân hàng.
Tiếp đến, mình tìm hiểu và làm việc tại các công ty Fintech trong thời gian hơn 5 năm. Khoảng thời gian này giúp mình có cơ hội để tham gia, tiếp xúc nhiều hơn với đầu tư tài chính và các lĩnh vực khác... các chương trình khởi nghiệp. Từ đó, mọi thứ mới thôi thúc khiến mình quyết định startup.
Ai đến với Shark Tank cũng đặt nhiều tâm huyết vào cho mô hình của mình nhưng gọi vốn lại không thành công, cảm xúc của bạn thế nào?
Trước khi lên Shark Tank, mình đã hợp tác với nhiều tổ chức lớn, quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân khác rồi nên mình cũng có kinh nghiệm, biết điều gì nên nói và điều gì không, đặc biệt là khi lên truyền hình.
Những câu hỏi mà các Shark đưa ra cũng là những câu mà các nhà đầu tư khác hay hỏi. Thế nhưng khi phát sóng, chương trình đã lược bỏ nhiều chi tiết nên người xem không biết được trọn vẹn diễn biến từ đầu đến cuối. Không gọi vốn thành công, mình cũng hơi tiếc một chút. Nhưng không sao, bởi đây không phải là lý do duy nhất khi mình tham gia Shark Tank. Quan trọng là mình nhận được những đóng góp ý kiến quý báu từ các "cá mập".
Hana Ngô cho biết những lời góp ý của các Shark cô sẽ tham khảo và điều chỉnh để mô hình ngày một hoàn thiện hơn
Trong lúc thuyết trình về dự án, bạn bị các Shark liên tục ngắt lời và đặt ra những câu hỏi khó. Thậm chí, Shark Liên còn nhận xét bạn khá ngây thơ trong tài chính. Bạn nghĩ sao về điều này?
Các Shark cũng giành nhau nói thật, mình chưa giải thích hết hoặc chưa trả lời xong câu hỏi Shark này thì Shark khác ngắt lời luôn. Toàn bộ diễn biến khi phát sóng thì khán giả chỉ xem được một phần thôi. Nhiều khi nghĩ lại, câu hỏi của các Shark giống như tiết mục "soi" nhiều hơn là trong tâm thế tiếp nhận cơ hội đầu tư từ startup đổi mới sáng tạo. Nhưng các Shark quả thật là đã rất hứng thú với mô hình đổi mới sáng tạo của HanaGold.
"Ngây thơ" đó là lời nhận xét phiến diện theo ý Shark Liên tại thời điểm đó thôi, chẳng có ai ngây thơ mà đi làm kinh doanh trong mảng công nghệ tài chính cả! Có thể mình còn trẻ tuổi, kinh nghiệm chưa bằng các Shark nhưng hiện nay rất nhiều bạn trẻ 9x, 2k đã trở thành những kỳ lân Fintech (công nghệ tài chính) và các bạn ấy cũng thực sự rất giỏi, làm được những điều người khác cho là không thể.
Còn mình vẫn giữ quan điểm rằng bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ nào đều cần niềm tin thì mới sử dụng, và vàng bạc đá quý lại càng cần phải có niềm tin cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, niềm tin chính là sự tin tưởng vào cái mà chúng ta đang lựa chọn, dám dấn thân và đấu tranh cho quyết định đó.
Bạn có cảm thấy chạnh lòng với nhận xét gắt gao của Shark Phú: "Bán vàng mà doanh thu chỉ 1 tỷ thì không bằng người ta bán quần lót, áo lót"?
Mình nghĩ đây là 1 sự so sánh khập khiễng, nếu nói thế thì khác nào bảo các startup Fintech (công nghệ tài chính) bỏ dự án về khởi nghiệp bán quần áo lót hết sao. Albert Einstein đã nói: "Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời (con cá đó) sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc". Bất kì 1 hình thức kinh doanh nào cũng cần thời gian để chứng minh mô hình cả.
Nữ CEO khẳng định chẳng ai ngây thơ mà đi làm kinh doanh trong mảng công nghệ tài chính
Ngoài ra, bạn có đọc bình luận của khán giả sau tập 1 vừa phát sóng? Nhiều người cho rằng, câu trả lời của bạn không đúng trọng tâm, màn gọi vốn thiếu thuyết phục và mô hình nhiều rủi ro, không gây được sự thu hút. Bạn có muốn phản bác gì không?
Mỗi người một quan điểm và đánh giá, 9 người 10 ý, và một câu trả lời hay một mô hình kinh doanh cũng không thể đáp ứng hết mong muốn của mọi người. Hơn nữa, tập phát sóng chỉ thể hiện một phần diễn biến của buổi ghi hình nên nhận xét của khán giả cũng đang ở phiến diện. Và rủi ro hay không thì tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người, có câu nói như thế này: "Nước trong quá thì không có cá", và nếu cơ hội rõ ràng quá thì không đến lượt mình.
Vậy việc xuất hiện ở Shark Tank sẽ thay đổi cuộc sống cũng như công việc của bạn như thế nào?
Bản thân Hana sau khi tham gia chương trình đã được cọ xát, nhận được góp ý và lời tư vấn để hoàn thiện mô hình kinh doanh. Những ý kiến đóng góp, Hana sẽ xem xét và chỉnh sửa để mô hình kinh doanh được tốt nhất.
Cảm ơn Hana Ngô về những chia sẻ!
Shark Linh "kinh doanh giỏi nhưng làm mẹ rất dốt", U40 sinh lần đầu rồi né chồng vài tháng Khi Shark Linh có bầu, âm thanh tế nhị phát ra mỗi lần hai vợ chồng nằm chung khiến chồng chị lặng lẽ ôm gối ra sofa ngủ. Shark Linh (Thái Vân Linh) được cộng đồng chú ý khi tham gia chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ). Chị là một nữ doanh nhân, nhà đầu tư ấn tượng, có cá tính...