Nghe nàng dâu chỉ cách nấu bún sứa đúng vị Nha Trang
Chúng tôi sẽ cùng bạn nghe nàng dâu chỉ cách nấu bún sứa đúng vị Nha Trang trong bài viết dưới đây nhé!
Bún sứa Nha Trang là một “thương hiệu” đặc sản khiến nhiều người trong chúng ta mê thích. Với hương vị nước dùng thanh ngọt, đậm đà từ các loại cá biển được ninh lên và miếng sứa dai sần sật, món ăn này đã hạ gục nhiều trái tim của những người đam mê ẩm thực.
Nàng dâu mà mang món này đãi bố mẹ chồng hay họ hàng hai họ thì chắc chắn sẽ được khen lấy khen để. Dưới đây chúng tôi xin mách các bạn cách nấu bún sứa chuẩn vị Nha Trang tuy khá cầu kỳ nhưng thành quả thì tuyệt vời để cả nhà có dịp đổi bữa nhé!
Thời gian chế biến: 45 phút
Dành cho: 4 người
1 Nguyên liệu làm món bún sứa Nha Trang
100 gram sứa tươi
300 gram đầu cá thu.
300 gram cá thu.
300 gram chả cá thu.
quả thơm, 1 củ hành tây, 1 quả cà chua, 500 gram bún tươi, 100 gram xà lách, 150 gram giá, 20 gram hành lá.
Gia vị: Nước màu điều, nước mắm, bột nêm, 1 muỗng cà phê ớt băm, 2 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh hành tím băm, các gia vị khác,…
2 Cách làm món bún sứa Nha Trang
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế sứa
Sứa khi mua về đem ngâm trong nước muối pha loãng trong 20-30 phút, sau đó xả nhiều lần với nước lạnh.
Chần qua nước sôi và để ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Sơ chế và ướp cá thu
Ngâm 300 gram cá thu vơi nươc muôi pha loãng trong 15 phút, sau đó rưa cá lại vơi nươc sạch tư 2 – 3 lân đê cá không còn tanh nưa rôi đê cá ráo nươc, đem cắt thành khúc vừa ăn.
Khi cá đã ráo, ướp cá với 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, trong 10 phút.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
quả thơm cắt dày khoảng 1 cm.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
Hành tây đem lột vỏ ngoài, rửa sơ qua nước sạch, sau đó cắt đôi.
Bước 4: Chiên và xào các nguyên liệu
Phi thơm 1 muỗng canh hành tím băm, 1 muỗng canh tỏi băm với 2 muỗng canh dầu màu điều. Sau đó cho cà chua và thơm đã sơ chế xào trong 3 phút.
Bắc chảo khác lên bếp và chiên vàng 300 gram chả cá thu, rồi căt thành miêng vưa ăn rông khoảng 1 cm, dài khoảng 2 cm.
Tiếp tục dùng chảo khác chiên phần cá thu đã ướp. Cho dầu ngập chảo và chiên vàng các khoanh cá thu, sau đó vớt cá để ráo dầu.
Bước 5: Nấu nước dùng với đầu cá thu
Chần qua nước sôi 300gr đầu cá thu.
Bắc nồi nước khoảng 1.5 lít nước, khi nước đã sôi thì cho đầu cá thu vào nồi, cho thêm hành tây đôi rồi ninh trong 10 phút. Sau đó cho thơm và cà chua vào rồi nấu thêm khoảng 20 phút.
Nêm nước dùng đậm đà với 1 muỗng canh đường, muỗng canh muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột nêm hoặc bột ngọt, bột canh (tùy chọn).
Sau đó cho cá thu chiên vào nồi nấu thêm 5 ph út rồi tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành
Xếp nguyên liệu ra tô và chan nước dùng
Trụng bún, xếp chả cá, sứa và cá chiên vào tô, sau đó chan nước dùng vào, rắc hành lá xắt nguyễn lên là hoàn thành.
3 Thành phẩm
Vậy là món bún cá sứa Nha Trang nóng hổi và đậm đà đã sẵn sàng phục vụ cả nhà rồi. Món dùng chung với giá và nước mắm ớt, chanh. Cùng thưởng thức món ăn miền biển này ngay thôi!
Gỏi cuốn Sài Gòn, nét ẩm thực bình dị, giản đơn
Nếu có dịp ghé thăm TPHCM, mọi người sẽ ngạc nhiên khi thấy món gỏi cuốn xuất hiện ở khắp nơi, từ những xe hàng rong lấp ló trong con hẻm nhỏ cho đến những nhà hàng sang trọng nằm trên con đường lớn.
Điều này cũng thật là dễ hiểu bởi gỏi cuốn đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân nơi đây giống như món cơm tấm Sài Gòn. Cái hay của món ăn này là mọi người có thể ăn sáng, ăn trưa chiều hay tối cũng đều tròn vị. Và mức giá thì cũng thật là "hạt dẻ" chỉ khoảng 5.000 - 10.000 đồng/cuốn.
Thành phần làm gỏi cuốn cũng không quá cầu kỳ khi các nguyên liệu đều dễ dàng tìm mua tại chợ hay siêu thị. Theo đó, bánh tráng để cuốn phải là loại làm từ bột gạo xay nhuyễn, pha thêm một ít bột năng và tráng mỏng rồi đem phơi khô. Có như thế, bánh tráng sẽ đạt độ dẻo, dai vừa phải để khi cuốn không bị nát hay rách.
Phần nhân trong gỏi cuốn thì đa dạng các nguyên liệu như bún, thịt heo, thịt cá, tôm, rau sống, hẹ.... Với gỏi cuốn của người Nam Bộ thì thịt ba chỉ heo và tôm là hai nguyên liệu không thể thiếu. Những ai yêu thích hương vị ngọt thanh của cá có thể thử qua gỏi cuốn từ món cá lóc nướng trui hay cá tai tượng chiên xù.
Một điểm cộng nữa của gỏi cuốn là nó có chứa nhiều loại rau, vừa chống ngán vừa tốt cho sức khỏe. Có dịp trò chuyện cùng một chị bán gỏi cuốn ở góc đường Trần Hưng Đạo, quận 5 mới cảm nhận được vì sao nó là món ăn "quốc dân" được nhiều người yêu thích. Bởi ngoài nguyên liệu đặc trưng thì cách gói và sắp xếp các nguyên liệu cũng là một nghệ thuật.
Đầu tiên, người bán sẽ nhúng bánh tráng qua ít nước lọc để làm mềm bánh. Tiếp đến, cho lần lượt các nguyên liệu bún, rau thơm, hẹ, các loại thịt và cuốn thật khéo léo để chiếc gỏi cuốn đó không bị rách, tránh các nguyên liệu rơi ra ngoài. Thế là chiếc gỏi cuốn thành phẩm lấp lánh sắc màu xanh của rau, màu trắng của bún và thịt heo, màu đỏ cam của tôm nằm gọn gàng một góc tủ như sẵn sàng mời gọi thực khách đến thưởng thức.
Một điều nữa khiến món ăn này đặc biệt bởi vì dù muốn ăn với bất cứ nước chấm gì thì nó cũng thực sự hòa hợp được. Dù là gánh hàng rong nhỏ hay nhà hàng sang trọng thì gỏi cuốn cũng có thể được phục vụ với đủ loại nước chấm tùy sở thích người dùng. Nào là nước chấm tương đen (hỗn hợp tương hột xay, bơ đậu phộng, đường); mắm nêm (hỗn hợp lên men từ cá); nước mắm chua ngọt (kết hợp giữa nước mắm pha cùng chanh, tỏi, ớt). Và cứ thế, ai thích nước chấm nào thì cứ tùy thích chọn lựa.
Chính vì vậy, gỏi cuốn là món ăn mà mọi người nên thử khi ghé thăm thành phố mang tên Bác. Qua đó sẽ cảm nhận được vì sao nó từng được chuyên trang du lịch của tạp chí CNN (Mỹ) bình chọn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới.
Cách nấu bún sứa chả cá cho bữa sáng vừa nhanh vừa đủ chất Bạn đã quá quen thuộc với mấy món: Bún cá, bún riêu cua, bún giò heo... vậy hãy thử thay đổi khẩu vị cho cả nhà với món bún sứa chả cá cho bữa sáng vừa nhanh vừa đủ chất nhé! Dưới đây là công thức nấu bún sứa chả cá ngon đúng vị. Bún sứa chả cá với nước lèo thơm ngon...