Nghe mẹ bạn trai mách nước: “Đợi thêm 2 năm thì nó sẽ theo không con mà chẳng tốn xu nào”, cô gái có hành động “phũ” đỉnh cao khiến anh người yêu run rẩy
“Mẹ nghe nói quê nhà nó phong tục còn cổ hủ lắm, tiền thách cưới và các chi phí cho đám cưới là một khoản đáng kể đấy…”, tai Nhung ù đi khi nghe lời mách nước từ mẹ bạn trai dành cho anh.
Một người đàn ông thật lòng yêu thương người phụ nữ thì anh ấy sẽ luôn nghĩ đến những vấn đề rất thực tế. Anh ấy lo cô ấy bị đói, bị rét, sợ cô ấy mệt mỏi vì thiếu ngủ, thương cô ấy làm việc quá vất vả. Và chắc chắn một điều, khi tình yêu đủ lớn, anh ấy sẽ lập tức cầu hôn cô ấy để hai người chính thức trở thành vợ chồng. Người đàn ông đó không muốn người phụ nữ của mình phải chờ đợi trong bất an, lo lắng, càng không muốn tuổi xuân của cô ấy trôi qua vô ích.
Thế nhưng vẫn có những gã đàn ông vô cùng ích kỷ, tính toán với cả chính người phụ nữ đã dành nhiều năm thanh xuân cho mình. Câu chuyện của một cô gái 28 tuổi dưới đây là một ví dụ như thế.
Nhung (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ cô và Tùng đã bên nhau được 6 năm, cho đến thời điểm chia tay. “Tùng hơn tôi một tuổi, 29 tuổi đối với đàn ông có thể vẫn là trẻ. Nhưng 28 tuổi đối với phụ nữ thì thực sự không còn trẻ nữa. Quan trọng là chúng tôi đã bên nhau đủ lâu để nên có một đám cưới đầm ấm rồi…”, Nhung nói.
Ảnh minh họa
Một lần, Nhung tình cờ nghe được Tùng nói chuyện điện thoại với mẹ anh đang ở quê. Cách đó mấy hôm, Nhung vừa thẳng thắn đề cập chuyện đám cưới với Tùng. Có lẽ anh đã bàn bạc với gia đình và mẹ anh gọi điện lên cho con trai.
“Con cố tìm lý do để kéo dài thêm 2 năm nữa đi. Đợi khi nó 30 tuổi thì nó chỉ còn nước theo không con. Chứ lúc ấy ai thèm nó nữa mà làm mình làm mẩy, bày đặt cao giá. Mẹ nghe nói quê nhà nó phong tục còn cổ hủ lắm, tiền thách cưới và các chi phí cho đám cưới là một khoản đáng kể đấy…”, tai Nhung ù đi khi nghe lời mách nước từ mẹ bạn trai dành cho anh.
Video đang HOT
Quả thật phong tục cưới hỏi ở quê nhà cô còn nhiều điều bất cập. Nhưng cô là người phụ nữ hiện đại, những năm qua cô đã tích góp được một khoản, cô sẽ không bao giờ để Tùng và gia đình anh phải chịu thiệt thòi.
Nhung chia sẻ thực ra suy nghĩ và quan điểm của mẹ Tùng không phải là điều khiến cô bận tâm nhất. Người già luôn có những cách làm không hòa hợp với lớp trẻ. Quan trọng là Tùng nghĩ và thực hiện thế nào mà thôi.
Ai ngờ được sau khi kết thúc cuộc gọi với mẹ, Tùng đã nắm tay Nhung áy náy bày tỏ anh đang phấn đấu hết sức cho chiếc ghế trưởng phòng, không thể phân tâm lúc này. Nghĩa là Tùng chưa thể cưới Nhung được. Anh hẹn cô 2 năm nữa, như đúng lời mẹ anh dặn. Anh còn mang danh dự ra thề nhất định sẽ cưới cô làm vợ, không bao giờ phụ bạc cô.
“Nếu không nghe được cuộc điện thoại kia thì tôi đã tin và sẽ chờ Tùng thêm 2 năm. Nhưng may mắn là tôi lại tình cờ biết sự thật chát đắng đằng sau lời khất cưới của Tùng. Có thể Tùng sẽ cưới tôi thật. Song đối với người phụ nữ đã bên mình nhiều năm mà anh ta còn tính toán đến mức ấy thì có cưới về tôi cũng chẳng được hạnh phúc”, Nhung tâm sự.
Hôm đó Nhung không đưa ra câu trả lời cụ thể nên Tùng cứ nghĩ lời thuyết phục của mình đã thành công. Tùng vui mừng khi nghĩ đến đám cưới 2 năm sau sẽ cực kỳ “nhẹ gánh”. Đồng thời anh rất tự hào vì có một người phụ nữ vì mình mà hy sinh như Nhung.
Ảnh minh họa
Tùng làm sao có thể ngờ được, 1 tháng sau Nhung đột ngột đưa thiệp mời cưới cho anh. Tên cô dâu là cô nhưng tên chú rể không phải là Tùng, chắc chắn rồi. Tùng sốc nặng, gào lên chất vấn Nhung. Lúc ấy cô chỉ thản nhiên đáp lại:
“Chúng ta đâu có ràng buộc gì, tôi cưới ai là quyền của tôi. Nếu anh muốn tiết kiệm tiền thách cưới và các chi phí cho đám cưới thì tôi không phải là đối tượng thích hợp đâu. Tôi không rẻ mạt đến thế, tình yêu của tôi cũng không hèn mọn đến thế”.
Chồng sắp cưới của Nhung chính là người bạn từ thời thơ ấu của cô. Trước đây, vì đã có bạn trai nên Nhung luôn giữ mối quan hệ ở mức bạn bè với anh ấy. Còn anh ấy lại luôn dõi theo và âm thầm quan tâm đến cô. Trong một tháng qua, xác định sẽ chia tay Tùng nên Nhung đã cho anh ấy cơ hội, đưa mối quan hệ của hai người bước sang một trang khác. Cảm thấy đã đủ hiểu nhau, ở bên anh ấy được bình yên và nhẹ nhõm, Nhung quyết định gật đầu làm vợ anh.
Đến lúc này thì Tùng có hối hận cũng đã muộn. Đó là cái giá phải trả cho một người đàn ông thiếu chân thành như anh. Nhung đã ở bên anh 6 năm trời nhưng Tùng chỉ chăm chăm nghĩ cách tiết kiệm tối đa chi phí cho đám cưới. Anh đã nhận về rất nhiều nhưng lại keo kiệt, chẳng muốn cho đi mảy may. Cách làm của Nhung rất “phũ” nhưng lại vô cùng đúng đắn. Chờ đợi một người đàn ông như Tùng quả thật là chuyện ngốc nghếch vô cùng. Phụ nữ cần phải tỉnh táo đúng lúc, dứt khoát và phũ phàng khi cần như Nhung, để tránh rước về cho bản thân những tổn thương không đáng có.
Tại sao người Nhật thích ngồi trên đầu gối thay vì ngồi trên ghế?
Khi người Nhật tiếp đãi khách, họ thích quỳ xuống đất thay vì ngồi trên ghế, hiện tượng này đã thu hút nhiều sự chú ý của nhiều du khách.
Bạn phải biết rằng Nhật Bản có một di sản văn hóa sâu sắc và phong tục tập quán cũng khá khác so với nhiều nước, người các nước thích ngồi trên ghế để giao tiếp với khách, còn người Nhật thì ngược lại, họ thích quỳ dưới đất thay vì ngồi trên ghế.
Như chúng ta đã biết, ngồi bó gối trong thời gian dài sẽ khiến chân tay tê mỏi, tư thế ngồi không phù hợp có thể khiến người ta cảm thấy khó chịu, vậy tại sao người Nhật lại giữ thói quen kỳ lạ này? Khía cạnh này cũng rất đặc biệt.
Phụ nữ Nhật Bản
Thói quen ngồi bệt của người Nhật có liên quan đến phụ nữ Nhật. Ở Nhật, phụ nữ Nhật khi ngồi trên mặt đất với chồng, cơ thể của họ thấp hơn nhiều so với chồng để thể hiện sự tôn trọng đối với chồng.
Ngoài ra, phụ nữ Nhật chọn cách quỳ và ngồi một mặt để chồng được phục vụ tốt hơn. Đó là giúp đánh lưng giúp chồng, xóa tan mệt mỏi trong công việc. Vì vậy, phụ nữ Nhật Bản đã quen với việc ngồi bó gối, theo thời gian, ngày càng nhiều người Nhật dần hình thành thói quen ngồi bó gối.
Phụ nữ Nhật quỳ và ngồi.
Trang phục của Nhật Bản có ảnh hưởng lâu đời đến thói quen ngồi trên đầu gối của người Nhật. Vào thời cổ đại, chiếc quần mà người Nhật mặc được gọi là Shin Yi. Loại một mảnh có đáy quần hở, chiều dài chỉ đến đầu gối, không che được đáy quần. Để che thân, người Nhật chỉ có thể quỳ và ngồi để che giấu khỏi bị hở 'phần nhạy cảm'.
Sau này, Nhật Bản dần phát triển, thói quen này được kế thừa cho đến ngày nay và coi đây là một cách tiếp đãi khách quý văn minh, thể hiện sự trọng thị của khách. Có thể thấy, ảnh hưởng của cách phục vụ của người Nhật đối với thói quen quỳ, ngồi ở Nhật Bản đã có từ rất lâu.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nho giáo.
Cô gái Việt "bạo gan" từ chối lời cầu hôn từ thái tử Malaysia "Giấc mơ Lọ Lem" được dùng để chỉ về những cô gái với điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nhờ vào duyên phận mà có thể trở thành người sánh đôi với các thành viên hoàng gia hoặc với người giàu có, nổi tiếng. Thế nhưng một cô gái Việt đã không cần "giấc mơ Lọ Lem" ấy khi từ chối lời cầu...