Nghề lạ ở Ninh Bình: Cân cát lấy tiền, cứ 1 kg bán hơn 1 triệu đồng
Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với ngao giống bé li ti lẫn trong cát, anh Kim cứ bán 1 kg là thu về 1 triệu đồng thế nên dân địa phương bảo anh cân cát lấy tiền.
Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Kim là một trong những người đi đầu và xây dựng thành công mô hình cho ngao đẻ, nuôi ngao sinh sản, ươm ngao giống ở huyện Kim Sơn và đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng…
Nhờ nuôi ngao sinh sản mà mỗi tháng gia đình anh Phạm Văn Kim bỏ túi hơn 200 triệu đồng.
Sinh ra và lớn ở vùng ven biển của huyện Kim Sơn, anh nhận thấy nghề nuôi ngao tại địa phương đang phát triển rất mạnh nhưng lại chưa có cơ sở nào sản xuất con giống nên con giống chủ yếu được nhập về từ Nam Định và Thái Bình. Từ đó, anh nảy sinh ra ý tưởng nuôi ngao sinh sản để làm giàu.
Đầu năm 2013, sau khi đã nắm được kỹ thuật nuôi ngao sinh sản trong tay, anh Kim mạnh dạn đầu tư xây dựng ao ươm và mua máy móc, cùng các trang thiết bị kĩ thuật cần thiết cho con ngao…và bắt đầu khởi nghiệp với cái nghề đầy mới mẻ ở quê hương mình.
Để ngao giống luôn phát triển tốt thì cần thường xuyên vệ sinh ao ươm.
Video đang HOT
“Những năm đầu khởi nghiệp, tôi gặp không ít khó khăn và thách thức như: vốn ít, chưa có kinh nghiệm nuôi ngao giống khiến nhiều lần gia đình điêu đứng, năm đó tôi bị thua lỗ hơn 100 triệu đồng”, anh Kim chia sẻ.
Trong quá trình ươm ngao giống, anh Kim không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi ngao sinh sản thành công ở các tỉnh khác.
Sau nhiều năm lăn lộn với nghề, đến nay quy mô nuôi ngao sinh sản của gia đình anh Kim đã lên tới 3.000m2 ao ươm và ao đẻ. Trung bình, mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường ngao giống khoảng hơn 500 triệu con ngao giống và thu về khoảng 350 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh Kim lãi hơn 200 triệu đồng.
Trung bình mỗi tháng gia đình anh Kim bán được hơn 300kg cát chứa ngao giống li ti và thu về 350 triệu đồng. Bình quân cứ 1 kg cát có chứa ngao giống be li ti, anh Kim thu về hơn 1 triệu đồng.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Kim cho biết, nghề nuôi ngao sinh sản chỉ kéo dài trong vòng khoảng 3 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 3 cho đến hết tháng 5. Trung bình, cứ một lứa ngao giống diễn ra trong vòng khoảng 1 tháng, ngao bố mẹ sau khi nhập về nuôi dưỡng khoảng 5 ngày là đẻ và ngao con nuôi khoảng 25 ngày là có thể xuất bán được ngao giống.
Cũng theo anh Kim, cách bán ngao giống rất hay, sau khi ngao giống đạt kích thước xuất bán thì sẽ lấy một đơn vị cát làm mẫu, sau đó đếm số ngao giống trong chỗ cát đó để tính đầu con mới tính được giá bán “Trong vụ ngao giống, trung bình mỗi tháng tôi bán được 300kg cát có chứa ngao giống bé li ti và thu về 350 triệu đồng. Nếu tính toán ra thì 1kg cát có chứa ngao giống có giá hơn 1 triệu dồng. Nhiều lúc anh em nói vui với nhau là nghề này giống như nghề cân cát lấy tiền”, anh Kim vui vẻ nói.
Trong cát chứa rất nhiều ngao giống, trung bình 1kg cát có giá hơn 1 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Kim khẳng định, so với các mô hình nuôi trồng thủy hải sản khác thì mô hình nuôi ngao sinh sản cho kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng chi phí đầu tư ban đầu lại thấp hơn hẳn mà nhanh được thu hồi vốn. Ngoài ra, đầu ra cho mô hình không phải suy nghĩ nhiều, chỉ sợ không có đủ hàng để bán.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, anh Kim cho hay, nghề nuôi ngao sinh sản cũng khá sinh sản. Ngao bố mẹ sau khi nhập về sẽ được nuôi dưỡng khoảng 5 ngày, sau đó bắt lên bờ phơi dưới nắng nhẹ làm cho con ngao sốc nhiệt. Cách làm đặc biệt này chủ yếu để kích thích con ngao nó đẻ, sau đó cho ngao con ăn tảo và nuôi khoảng gần 1 tháng là có thể bán được.
Theo Danviet
Dân 1 xã xuống bãi bồi vớt con bé tí ti này bán, thu tới 110 tỷ đồng
Hàng trăm hộ nuôi thả ngao giống xã Nam Thịnh (Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) phấn khởi vì năng suất, sản lượng tăng và giá bán ngao giống năm nay cũng cao hơn so với năm trước. Mặc dù chưa thu hoạch xong, nhưng ước tính, năm nay bà con nuôi ngao giống trong toàn xã thu về hơn 110 tỷ đồng.
Vào thời điểm này, nông dân xã Nam Thịnh đang gấp rút thu hoạch ngao giống để xuất bán và chuẩn bị bãi cho vụ nuôi thả tiếp theo.
Ông Trần Văn Xương, thôn Đồng Lạc cho biết: Năng suất ngao giống năm nay đạt từ 15 - 30 tấn/ha tùy từng loại kích cỡ ngao và đặc điểm dinh dưỡng, chất đất bãi triều. Thời điểm hiện tại, ngao giống xuất bán tại bãi, loại 1.000 con/kg giá 23.000 đồng/kg và loại 500 con/kg có giá 16.000 đồng/kg tăng cao hơn so với năm trước từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Thu hoạch tới đâu, thương lái thu mua và thanh toán tiền ngay tới đó nên bà con ai cũng phấn khởi.
Năng suất ngao giống xã Nam Thịnh năm 2018 đạt từ 18 - 30 tấn/ha.
Không riêng gia đình ông Xương được mùa, hơn 200 hộ của xã Nam Thịnh nuôi thả ngao giống cũng vui mừng vì ngao giống được mùa, được giá.
Ông Phạm Ngọc Thạch, thôn Hợp Châu chia sẻ: Vụ năm nay, gia đình tôi nuôi thả hơn 2ha ngao giống. Mỗi hecta chi phí đầu tư 300 triệu đồng tiền giống và khoảng 200 triệu đồng tiền thuê người canh coi bảo vệ, chăm sóc ngao. Với giá bán như hiện nay, doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/ha. Gia đình tôi đã thu hoạch xong, trừ mọi chi phí còn lãi trên 1 tỷ đồng.
Nam Thịnh có 1.152ha diện tích bãi triều nuôi thả ngao thịt và ngao giống. Năm nay, bà con mở rộng diện tích giống giống lên 670ha, sản lượng thu hoạch trong năm ước đạt 5.000 tấn; hiện bà con đã thu hoạch được khoảng 3.800 tấn ngao giống. Theo nhiều nông dân nuôi thả ngao cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, thời gian nắng nóng ít, lượng mưa cân đối nên độ mặn nước biển ổn định.
Thêm vào đó, bà con thực hiện đúng khuyến cáo của cơ quan chuyên môn về mật độ thả là nguyên nhân ngao sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế tỷ lệ ngao chết cục bộ do nắng nóng và biến đổi môi trường. Giá bán ngao giống tăng cao hơn so với năm trước vì lượng cung không đủ so với cầu. 40% sản lượng ngao giống của địa phương cung cấp cho các hộ nuôi ngao thương phẩm trong tỉnh, còn lại bán ra thị trường tỉnh ngoài.
Những năm gần đây, người dân xã Nam Thịnh có xu hướng chuyển đổi từ nuôi thả ngao thương phẩm sang nuôi thả ngao giống.
Ông Phạm Văn Chế, cán bộ Lâm sinh thủy sản xã Nam Thịnh cho biết: Nuôi thả ngao giống có nhiều thuận lợi như: thời vụ ngắn (8 - 12 tháng/vụ), ít chịu tác động của thời tiết, sản phẩm dễ tiêu thụ, giá trị lợi nhuận cao gấp đôi so với nuôi ngao thương phẩm. Đặc biệt, trong điều kiện chất đất kém, biển bồi và người dân cải tạo để nuôi ngao thương phẩm nên bãi triều ngày càng cao, nhiều phù sa lắng đọng khiến cho ngao thương phẩm chậm phát triển, dễ nảy sinh dịch bệnh, trong khi ngao giống lại thích nghi và phát triển tốt.
Để tiếp tục khai thác tiềm năng bãi triều và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, thời gian tới, xã Nam Thịnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi; phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiến thức đánh giá chất đất bãi triều và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi thả, phòng chống dịch bệnh cho ngao. Đồng thời, địa phương cũng hỗ trợ thông tin để bà con tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu, góp phần giúp nông dân phát triển nghề nuôi ngao bền vững.
Theo Hà Thanh (Báo Thái Bình)
Từng là dân "gà mờ", không ngờ nay là tay chơi hồng cổ có tiếng Từng là người không biết gì về hoa hồng cổ mà dân trong nghề gọi là "gà mờ", đến nay, anh Đỗ Thiện Nhân, xóm 1, xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trở thành tay chơi hồng cổ có tiếng. Ban đầu, chỉ vì mê màu sắc và mùi hương của các loại hoa hồng cổ mà Nhân trồng hổng...