Nghề lạ đời: “Bám” người chết để sống
Không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm cái nghề này, nếu yếu bóng vía chắc không thể làm được.
Chị Nguyễn Hồng Dung tỉa cây, cắt cỏ… cho những phần mộ ở nghĩa trang lưng chừng đồi
Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên ở giữa lưng chừng đồi rộng lớn, nhìn đâu cũng thấy mộ, chúng tôi thấy thấp thoang những người phụ nữ nhỏ bé lâp lo trong những lùm cây xanh, trong những khuôn viên “biệt thự mộ”. Lại gần, thấy họ đang lau mộ, nhặt cỏ, hương khói… họ chinh là những công nhân chuyên “dọn” nhà cho người chết.
Trò chuyện với ông Nguyễn Phúc Hào, Trưởng ban Quản lý Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình), ông Hào nói ngắn gọn: “Họ là “ô sin cho người chết”, ở đây có vài chục chị em làm nghề này. Công việc của họ là làm sạch các phần mộ, ai cũng chịu khó, cần cù”.
“Mỗi phần mộ dù lớn hay nhỏ nhưng đều được quy hoạch, trồng cây cảnh, hoa, cỏ rất đẹp. Nếu không có người chăm sóc thường xuyên, chỉ thời gian ngắn, cỏ sẽ mọc um tùm, hoặc cây cối chết héo vì khô cằn”, ông Hào nói.
Làm nghề “osin cho người chết” đòi hỏi sự cân thận, tỉ mỉ để nhận được sự hài lòng của người đã khuất, cũng như người nhà các phần mộ
Video đang HOT
Chị Bích Hiện (39 tuổi, xã Rổng Cấn, Lâm Sơn, Hòa Bình) tỉ mỉ lau dọn từng ngóc ngách, thay nước trong bình hoa, thắp hương cho người lạ đã khuất. Kể về mối lương duyên đến với nghề “osin cho người chết”, chị Hiện tâm sự: “Có ai muốn làm nghề này đâu nhưng vì cuộc sống đành chấp nhận. Nhà nghèo, học hết lớp 7, lớn lên lấy chồng và có một đứa con đã 10 tuổi, giờ vợ chồng ly thân, một mình nuôi con. Nếu không làm nghề này thì không biết sống thế nào”.
Làm công việc “không giống ai”, vất vả, đồng lương không cao nhưng vì cuộc sống họ phải “bám” người chết để sống
Chị Hiện kể:”Tết không dám đến xông nhà đầu năm cho ai, bởi nhiều người quan niệm làm việc ở nghĩa trang thường mang lại điều không tốt cho gia đình họ, ảnh hưởng đến cả năm làm ăn. Tủi thân nhất là con mình kể chuyện với bạn bè là mẹ mình làm việc ở nghĩa trang”.
Gắn bó công việc “dọn” nhà cho người chết đã 3 năm nay, chị Nguyễn Hồng Dung (30 tuổi, trú tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn) cho biết, không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm cái nghề này, nếu yếu bóng vía chắc không thể làm được.
Chi Dung tâm sư: “Mơi lam thi sơ hai lăm, cam giac sơ vi không gian văng ve, nhât la buôi trưa va chiêu tôi. Co hôm tăng ca, phai ơ lai tơi khuya mơi vê. Cam giac lanh sông lưng cư đeo đăng minh suôt môt thơi gian đâu hoc viêc”.
“Thời gian gắn bó càng lâu sẽ không có cảm giác sợ, cho dù là những ngôi mộ mới được chuyển đến. Tôi đều coi những phần mộ ở đây như những ngôi nhà của người đã khuất. Chính vì vây, khi dọn vệ sinh, tưới cây bên cạnh những ngôi mộ, tôi đều chú ý từ cách đi đứng, quay lưng sao cho hợp lý. Nhất là khi lau chùi các bát hương, cũng không được phép dịch chuyển hay làm xê dịch”, chị Hồng cùng tổ với chị Dung nói.
Dù thu nhập không cao nhưng các chị tâm sự, thỉnh thoảng được người thân của những người đã khuất lên thăm mộ thấy thấy mình dọn sạch sẽ, họ cũng nói lời cảm ơn. Đó cũng là động lực khích lệ rất lớn để tôi tiếp tục công việc.
Công việc lúc nào cũng bận rộn từ sáng đến tối, có những hôm làm tăng ca, nhưng ngươi lam nghê phuc vu người “cõi âm” nay 8h tối mới được về
Theo Danviet
Dịch vụ cúng giỗ online "sốt" tháng "cô hồn"
Chỉ cần một cái nhấp chuột, người thân của người đã khuất có thể mua được những món đồ cúng mang ra đặt ở phần mộ mà không cần có mặt.
Nhân viên nghĩa trang mang đồ cúng ra mộ khi gia chủ của người đã khuất yêu cầu mua đồ cúng qua mạng internet.
Bà Nguyễn Thị Hường, 70 tuổi (Dịch Vọng, Cầu Giấy) có phần mộ người thân ở một nghĩa trang thuộc tỉnh Hòa Bình, bà muốn thắp hương, đặt đồ lễ không chỉ ngày mùng 1, ngày rằm mà bà muốn làm công việc đó nhiều lần trong tháng nhưng tuổi cao, thời gian không cho phép nên bà thường xuyên vào mạng, chỉ vài cái nhấp chuột là bà đã có mâm cỗ cúng ở phần mộ người thân cách xa vài chục cây số.
"Dịch vụ này rất tiện lợi", anh Nguyễn Đức Long (33 tuổi), kiến trúc sư tại Hà Nội cho biết, anh đã đặt hoa quả và rượu quê qua mạng để cúng cha mình. "Dịch vụ này không thể thay thế thờ cúng truyền thống nhưng tôi thường đi công tác xa. Ngày mùng 1, ngày rằm muốn có mâm cơm chay hay bó hoa tươi đặt lên phần mộ cha nhưng rất khó nên tôi sử dụng dịch vụ này, nó giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn".
Sau vài cái nhấp chuột, những món đồ yêu thích của người thân khi còn sống sẽ nhân viên nghĩa trang mang tới những ngôi mộ và gửi lại hình ảnh hoặc video qua email cho khách.
Ông Hoàng Văn Nhân (Dịch Vọng, Cầu Giấy) cùng các con đã mua trước phần mộ cho chính mình, ông cho biết: "Tôi biết dịch vụ cúng giỗ online, dịch vụ này phù hợp với một số người nhưng nếu sau này tôi qua đời nếu các con làm việc hay công tác ở miền Bắc mà không lên thăm phần mộ thì tôi không thể chấp nhận được. Những ngày quan trọng, tôi vẫn muốn chúng có mặt ở phần mộ của tôi".
Gia chủ thường đặt đồ cúng online như mâm cơm chay, mâm hoa quả...
Trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Tuyền - Tổng Giám đốc Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình), ông cho biết, dịch vụ cúng giỗ online của nghĩa trang là một trong những dịch vụ đầu tiên trên thế giới. Vì còn mới lạ nên phần đồng các gia đình còn bỡ ngỡ với dịch vụ này. Tuy nhiên, trong tháng 7 Âm lịch này, dịch vụ có dấu hiệu tăng khá mạnh.
"Mọi nghi thức cúng giỗ, thắp hương sẽ được quay clip để khách hàng ở đâu cũng có thể xem chúng tôi đang làm như thế nào", ông Tuyền cho biết.
"Tuy nhiên, người Việt Nam tôn vinh tổ tiên bằng cách đốt vàng mã và đặt đồ cúng lên mộ hoặc bàn thờ trong nhà bao gồm thức ăn, tiền âm, rượu, thuốc lá... những thứ được cho là để an ủi tinh thần người đã khuất ở thế giới bên kia. Truyền thống này cũng đồng nghĩa với việc các gia đình thường xuyên tới thăm mộ người thân trước ngày giỗ của họ và vào dịp lễ, Tết. Chính vì vậy, chúng tôi không khuyến khích việc cúng giỗ online", ông Tuyền nhấn mạnh.
Còn theo Đại đức Thích Trí Thịnh, Phó ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, nếu xuất phát từ cái tâm sẽ tốt hơn dùng vật chất. Vì lý do bận, ở xa mà không về cúng giỗ được ông bà, tổ tiên được thì cúng giỗ online cũng là một hình thức như để an ủi tinh thần người đã khuất ở thế giới bên kia cũng như cho tâm hồn người ở xa cảm thấy thoải mái. Do quá bận, nhờ người nào đó thực hiện đó cũng là một cái tâm.
Theo Danviet
Báo hiếu mùa lễ Vu Lan: Mua "sổ đỏ" nghĩa trang tặng bố mẹ Để tỏ lòng thành kính đối với đấng sinh thành, nhiều người đăng ký mua đất nghia trang để báo hiếu cha mẹ, bởi theo quan niệm dân gian những giao dich tâm linh rất tốt trong tháng 7 Âm lịch. Mới đầu tháng 7 Âm lịch nhưng nhiều người đã tìm đến các nghĩa trang ven Hà Nội mua đất báo hiếu...