Nghề “hái” ra tiền khủng ở Đắk Nông: Săn chuối hột rừng đại bổ
Mặc dù chỉ được xem là nghề tay trái nhưng nhiều người dân ở Tuy Đức (Đắk Nông) đã “hái ra tiền” nhờ việc “săn” chuối hột rừng. Do có nhiều tác dụng “đại bổ” cho sức khoẻ nên chuối hột rừng ngày càng được nhiều người săn lùng .
Việc phụ cho thu nhập “khủng”
Mười năm trước, khi việc nông đã rỗi, chị Nghiêm Thị Đào, ở bon Phi Lơ Te 1 (xã Đắk Ngol, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) mang giỏ đi dọc các khe, suối để hái chuối hột rừng.
“Thấy có người muốn mua loại chuối này nên trong lúc rảnh rỗi, tôi đi hái về phơi khô bán kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng nhu cầu thị trường ngày càng tăng nên giờ đây tôi xem việc đi “săn” chuối hột rừng là một việc chính”- chị Đào cho biết.
Từ “nghề” phụ này, mỗi năm gia đình chị Đào thu nhập thêm hơn 100 triệu đồng.
Chị Đào cho biết thêm, chuối hột rừng cho trái quanh năm, nên mỗi khi rảnh rỗi là chị lại đi tìm hái về để bán. Tuy chỉ làm phụ thêm, nhưng mỗi năm gia đình chị Đào có thể thu về hơn 100 triệu đồng.
Tại xã Đắk Ngol, không chỉ có chị Đào mà rất nhiều người cũng có thu nhập “khủng” nhờ từ loại cây này. Anh Hoàng Văn Cẩn (bản Đoàn Kết, Đắk Ngo) cho biết, gia đình thu về hàng chục triệu đồng từ chuối hột rừng mỗi tháng.
Video đang HOT
Cũng như chị Đào, ban đầu anh Cẩn tự “săn” chuối hột rừng về bán cho thương lái, nhưng giờ anh đã trở thành “ông chủ” chuối hột rừng ở Đắk Ngol. Hiện anh Cẩn thu mua chuối hột của người dân về chế biến, mỗi tháng xuất bán ra thị trường từ 5-10 tấn chuối hột rừng. Với giá dao động từ 35.000 – 50.000 đồng/kg, mỗi tháng anh Cẩn thu về khoảng 50 triệu đồng. Từ một nông dân thuộc diện khó khăn, anh Cẩn đã sắm được ô tô nhờ buôn bán loại quả độc đáo này.
“Sản phẩm của tôi giờ được rất nhiều người biết đến. Không chỉ ở địa phương, hiện tôi nhận được rất nhiều đơn hàng ở khắp cả nước”- anh Cẩn cho biết.
Nghề “hái” ra tiền khủng nhưng không phải nghề?
Theo anh Cẩn, chuối hột rừng khi ngâm rượu uống có thể điều trị được một số bệnh như: đau lưng, nhức mỏi, sỏi thận và đặc biệt có tác dụng tốt cho nam giới… Do giá rẻ, dễ dùng nên bất cứ người dân nào cũng có thể mua dùng.
Việc chế biến chuối hột rừng, tuy nói là nghề mà chẳng phải nghề. “Tôi đặt hàng người dân thu hái những buồng chuối hột rừng đã già. Sau đó mua về ủ chín, lột vỏ rồi đem phơi khoảng 3 ngày, đưa vào lò sấy cho khô là có thể xuất bán”- anh Cẩn nói.
Người dân ở Đắk Ngol làm việc cho các cơ sở thu mua chuối hột rừng để kiếm thêm thu nhập.
Anh Cẩn cũng cho biết, do công việc nhẹ nhàng, không khó khăn nên người dân nông nhàn ở địa phương thường xuyên đến làm việc cho anh. Tùy theo thời gian làm việc, mỗi ngày, mỗi người được trả công từ 150.000 – 300.000 đồng.
Chị Đào cũng cho biết, để chế biến ra loại chuối hột rừng tốt, sạch cho người tiêu dùng hết sức đơn giản.
“Tôi chủ yếu dùng lò sấy để giữ màu sắc, hương vị của nó vừa đảm bảo không có ruồi nhặng bu bám, chuối không bị đen” – chị Đào chia sẻ.
Lãnh đạo xã Đắk Ngol cho biết, việc thu hái, chế biến chuối hột rừng ở địa phương trước đây chỉ là công việc nông nhàn. Nhưng hiện nay, “nghề” này đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Ý thức được giá trị kinh tế của loại cây này, người dân không thu hái bừa bãi mà chọn đúng thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Hiện nhiều người đã mang loại giống này về trồng ở những nơi thuận lợi để có thu nhập dài lâu.
Các đại lý thu mua, chế biến chuối hột rừng cũng không vì lợi nhuận trước mắt mà làm ăn “chộp giật”. Chính vì vậy mà sản phẩm chuối rừng của xã ngày càng có uy tín trên thị trường, được cả nước biết đến.
Chuối hột rừng từ lâu đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn sử dụng để chữa bệnh. Loại cây này thường mọc hoang ở trong rừng, núi cao, nhất là những nơi ẩm ướt. Khác với các loại chuối hột thông thường, chuối hột rừng có thân, buồng và quả nhỏ hơn, mỗi buồng chuối hột rừng thường có từ 6-9 nải, mỗi nải chỉ từ 10-15 trái.
Theo một số tài liệu, nhiều bộ phận của chuối hột rừng có thể sử dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, sản phẩm được ưa chuộng nhất là quả chuối hột rừng ngâm rượu.
Rượu chuối hột rừng có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt, dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…
Theo Danviet
Chủ tịch huyện nợ đầm đìa làm chuyên viên Công viên địa chất Đắk Nông
Ông Nguyễn Ngọc Long, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức đã được điều chuyển về làm chuyên viên Công viên địa chất Đắk Nông.
Ngày 20.11, UBND tỉnh Đắk Nông đã công bố quyết định điều chuyển công tác đối với ông Nguyễn Ngọc Long- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông).
Trụ sở UBND huyện Tuy Đức, nơi ông Long làm việc.
Thông tin trên được một lãnh đạo huyện Tuy Đức xác nhận với phóng viên Dân Việt chiều cùng ngày. Theo đó, ông Long sẽ được điều chuyển về làm chuyên viên tại Công viên địa chất Đắk Nông. Theo quyết định điều chuyển, ông Long sẽ chính thức nhận công tác mới kể từ ngày 3.12 tới. Ông Long có trách nhiệm bàn giao mọi công việc, giấy tờ liên quan cho cơ quan từ nay đến hết ngày 30.10.
Trước đó, Tỉnh ủy Đắk Nông đã có các quyết định miễn nhiệm Ủy viên Ban chấp hành Huyện ủy, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, và Phó Bí thư Huyện ủy đối với ông Long.
Như Dân Việt đã đưa tin, chỉ trong vòng nửa năm qua, ông Long đã liên tiếp 2 lần bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng. Cụ thể, vào tháng 5.2018, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Long. Sai phạm của ông Long được cơ quan này xác định là: Có khuyết điểm, vi phạm về việc ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng; có trách nhiệm liên đới trong việc để nhiều cán bộ cấp dưới vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai do mình phụ trách; ký bổ nhiệm một số cán bộ chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ và trình tự, thủ tục, trong đó có trường hợp bổ nhiệm là em ruột; thực hiện không nghiêm túc quy chế làm việc của UBND huyện Tuy Đức dẫn đến ký ban hành văn bản không đúng thủ tục, trình tự và thẩm quyền.
Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Long lại tiếp tục bị xử lý kỷ luât về mặt Đảng với hình thức Khiển trách. Về lý do bị kỷ luật, theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông, từ năm 2013 đến nay, ông Long đã cùng vợ vay mượn số tiền lớn của một số cá nhân với lãi suất cao vượt quá quy định; không thực hiện đúng cam kết, khất nợ nhiều lần, không có khả năng trả nợ, làm phát sinh đơn tố cáo. Vi phạm, khuyết điểm của ông Long làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, chính quyền và bản thân ông.
Theo Danviet
Đau lòng thai phụ cùng con đuối nước tử vong Thấy con gái trượt chân rơi xuống hồ, chị Lệ đã lao xuống để cứu. Tuy nhiên, do không biết bơi nên cả chị Lệ và con đều đã tử vong. Ngày 23/5, ông Phan Văn Hào, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) cho biết, vừa có báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh để có chỉ đạo về vụ...