Nghề giáo ngày càng áp lực
Bàn về chế độ cho nhà giáo, hầu hết các đại biểu đều trăn trở về điều này. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu của xã hội với người giáo viên về năng lực, nhân cách và phẩm chất ngày càng cao. Người thầy phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày. Đó là ý kiến chia sẻ chung tại tọa đàm “Người thầy – nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục” do Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức ngày 8/11 nhân kỉ nhiệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của hơn 300 đại biểu. Tọa đàm tập trung bàn luận các vấn đề như chuẩn mực của người thầy trong xã hội hiện nay, chính sách để thu hút người tài theo nghề sư phạm, công tác chăm lo hỗ trợ đời sống của đội ngũ nhà giáo…
Khoảng 300 đại biểu dự tọa đàm “Người thầy – nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục”.
Chuẩn mực người thầy hiện đại
Nói về động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát – nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ: “Tin – yêu – tinh thần trách nhiệm”. Để có được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không thật tâm khám phá và muốn cống hiến cho công việc. Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này, nhưng với nghề giáo càng đúng hơn.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố cá nhân, ông Phát cho rằng động lực thôi thúc người thầy cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp lãnh đạo các chủ trương, chính sách về giáo dục. Khi trường không ra trường, lớp không ra lớp thì người thầy cũng khó hoàn thành chức trách.
Ông Lê Hồng Sơn – giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ dạy học là một hình thức lao động đặc biệt nên phẩm chất và nhân cách nhà giáo được quy định nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu thương học trò.
“Đối với nhà giáo thâm niên hay người mới vào nghề, để tồn tại và phát triển được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương, trách nhiệm trong giáo dục với thế hệ trẻ”, ông Sơn bộc bạch.
Các đại biểu nhấn mạnh, bất kể thời kỳ nào xã hội cũng đòi hỏi năng lực, nhân cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống và nghề nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêm người thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Chí Đáo – nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay đội ngũ nhà giáo là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục. Sau giải phóng 1975, do thiếu đội ngũ GV phổ thông nên chúng ta đào tạo gấp rút cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Muốn làm cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện”, theo ông Đáo phải lấy mục tiêu người thầy là hàng đầu. Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém kế tiếp. Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ nhưng cần nhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáo dục đúng đắn.
Còn hiện nay, ông đánh giá chúng ta đang thiếu dân chủ trong giáo dục, thiếu dân chủ với người dạy và cả người học. Thế nên họ chưa được phát huy được hết sự sáng tạo, khả năng của mình mà vẫn bị gò bó, ép buộc với các tiêu chí thi đua, thành tích.
PGS.TS Trần Chí Đáo cho rằng cần dân chủ trong giáo dục để người dạy và người học phát huy được tính sáng tạo.
Trăn trở chế độ cho nhà giáo
Trong nội dung chia sẻ, hầu hết các đại biểu tại buổi tạo đàm đều trăn trở về chế độ đối với nhà giáo hiện nay quá thấp. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.
Sau khi đưa ra những con số so sánh về mức lương của giáo viên (GV) mầm non thấp hơn hoặc chỉ bằng nhân viên lái xe hay đánh máy tính, rồi giảng viên cũng có mức lương bèo bọt, TS Hồ Thiệu Hùng – nguyên Phó trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TPHCM đặt câu hỏi: “Với đồng lương nhận được đủ nuôi gia đình nhà giáo sống tại đô thị trong bao lâu? Một tuần hay nửa tháng?”.
“Khi họ muốn sống bằng công việc chuyên môn của mình thì bị xem là hành vi tiêu cực, bị làm khó đủ đường. Nên có những GV phải tính đến việc một buổi đi dạy, một buổi đi chợ bán hành tỏi buổi tối xin đi phục vụ ở nhà hàng hoặc chạy xe ôm… “, ông Hùng nói thêm.
Ông Hùng đưa ra một so sách ví von: “Nhà giáo là thủy thủ làm nhiệm vụ trên con tàu giáo dục. Lòng tự hào, vị thế của thủy thủ sẽ được nâng lên nếu được phục vụ không phải trên một con tàu cũ, thiết bị lạc hậu, chạy chậm mà lại đang chạy lạc lối. Hãy để rồi đây mọi người không còn phải chê bai “chuột chạy cùng sào cũng… không vào sư phạm”.
Cho rằng bài toán nan giải nhất để GV tận tâm với bục giảng hiện nay là mức lương, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát đồng tình với việc để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xếp bậc lương cao nhất trong hệ thống bảng lương viên chức, công chức nhà nước. Điều đó không chỉ đảm bảo mức sống để người thầy cống hiến cho nghề mà quan trọng nhất là thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với lĩnh vực được coi là quốc sách hàng đầu của đất nước.
“Chúng ta phải chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ công viên chức giáo dục như là nhiệm vụ chính trị. Không thể phó mặc cho nhà giáo tự bươn chải vật lộn với đồng lương không đủ sống vì làm như vậy là họ đang bị tổn thương”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.
Hoài Nam
Theo dân trí
Gặp thầy hiệu trưởng gây 'sốt' vì ủng hộ HS nhuộm tóc
Thầy cho rằng: "Hãy lấy chuẩn mực của năm 2012 để áp dụng chứ đừng lấy chuẩn mực của năm 1912".
Thầy Bùi Thành Đông nguyên là Hiệu phó của trường THPT Quang Trung (Hải Dương) và vừa nhậm chức Hiệu trưởng của trường THPT Thanh Miện (Hải Dương). Đồng thời, thầy còn là một giáo viên dạy Văn.
Vừa là một giáo viên làm công tác giảng dạy, vừa là một nhà quản lý giáo dục, thầy đã có những quan điểm được đánh giá là khá thoáng trong việc rèn giũa, giáo dục học sinh, cụ thể là việc cho phép học sinh nhuộm tóc, sử dụng điện thoại...
- Những phát biểu của thầy về việc học sinh được nhuộm tóc cũng như được sử dụng điện thoại khi ở trường trong buổi lễ chào cờ vài tuần trước đang khiến học sinh trong trường phát "sốt". Thầy có thể chia sẻ với lý do tại sao thầy lại có phát biểu như trên không?
- Bản thân tôi thấy rằng, việc học sinh nhuộm tóc hay dùng điện thoại di động không có gì là xấu cả. Nếu xấu thì nó đã không được cả xã hội sử dụng, tôi thấy những người nổi tiếng, thậm chí cả các giáo viên, các nhà lãnh đạo cũng nhuộm tóc và dùng điện thoại.
Tuy nhiên, là học sinh thì cần phải có chừng mực hơn. Các em có quyền nhuộm tóc bởi đó là nhu cầu làm đẹp của các em, nhưng đừng nhuộm màu nào rực rỡ quá, sặc sỡ quá, nhuộm phải để cho người ta khen là đẹp, là hợp! Dùng điện thoại cũng không thể cấm các em được, vì nó là phương tiện liên lạc với gia đình, bạn bè, là thứ mà các em dùng để giải trí sau giờ học. Tuy nhiên, tôi chỉ cho phép các em dùng ngoài giờ thôi, còn 45 phút trong tiết học thì bắt buộc các em phải tắt nguồn hoặc để im lặng.
Thầy Bùi Thành Đông
- Thầy có e ngại rằng sự cho phép này sẽ bị học sinh lạm dụng và có những hành vi thái quá không?
- Tất nhiên là tôi không lo lắng. Bởi khi phát biểu những điều trên, tôi cũng đã nhấn mạnh với các em rằng nhuộm tóc hay sử dụng điện thoại thì cũng đều phải nằm trong giới hạn cho phép. Và nếu học sinh vi phạm giới hạn đó, nhất định nhà trường sẽ có những "chế tài" phù hợp.
- Thầy có thể chia sẻ cụ thể hơn những chế tài đó là gì?
- Tôi đã trao đổi với Đoàn Thanh niên trong trường, khi bắt gặp bất cứ học sinh nào xuất hiện trong trường với kiểu đầu xanh, đầu đỏ, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, Đoàn Thanh niên sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc và yêu cầu học sinh đó về để cắt, nhuộm lại tóc. Hay trong giờ học, giáo viên nghe thấy bất cứ tiếng chuông điện thoại nào hoặc bắt gặp học sinh nào dùng trộm trong giờ thì giáo viên sẽ lập tức tịch thu điện thoại. Học sinh vi phạm trong những trường hợp này sẽ phải viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh đến và hạ hạnh kiểm trong kỳ học đó.
- Quan điểm của thầy trái ngược với nội quy của nhiều trường, thầy có sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sự nề nếp, quy củ của học đường?
- Tôi không nghĩ rằng cho học sinh được phép nhuộm tóc hay sử dụng điện thoại là ảnh hưởng nề nếp, trật tự của trường học. Nhà trường đặt ra nội quy, những chuẩn mực để đảm bảo sự nề nếp trường học, rèn luyện ý thức cho học sinh, nhưng hãy lấy chuẩn mực của năm 2012 để áp dụng chứ đừng lấy chuẩn mực của năm 1912, đừng để học sinh chê cười là thầy cô lạc hậu, cổ hủ.
- Là một hiệu trưởng, quan điểm của thầy như thế nào về việc rèn giũa, giáo dục học sinh?
- Tôi luôn nói với các thầy cô trong trường rằng đừng bao giờ tỏ ra quá nghiêm khắc với học sinh. Lúc nào cũng o ép học sinh vào khuôn khổ thì sẽ khiến học sinh ngột ngạt, ức chế, vào "khuôn thì phải chịu khổ" mà. Khi học sinh ức chế thì nhất định sẽ phản kháng, lúc đó mọi quy định lại trở nên phản tác dụng.
Vì thế, cần phải tạo độ "mở" nhất định cho học sinh mới có thể xây dựng được "trường học thân thiện" và học sinh đến trường mỗi ngày đều là một ngày vui. Học sinh bây giờ sáng tạo lắm, tôi thấy nhảy Hiphop hay trào lưu vẽ graffiti là rất hay, rất lành mạnh...Vì thế tôi luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh được phát huy hết sự sáng tạo của mình.
Theo Tiin
Trong "thủ phủ" taxi Khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất là nơi tập trung taxi nhiều nhất ở TP.HCM với hàng ngàn chiếc thuộc đủ các hãng tấp nập vào ra, đậu la liệt hai bên đường, hình thành nên một "thủ phủ" của giới taxi. Taxi lao nhanh ra khỏi bãi khi được gọi - Ảnh: NGUYỄN LOAN 8g sáng, tài xế của các...