Nghề ‘đục đẽo’ ngoài biển khơi
Nghề mộc trên bờ vốn đã vất vả thì những người thợ mộc hoạt động trên biển khơi càng gian nan hơn bội phần.
Lênh đênh trên biển
Xòe đôi tay nhăn nheo và nhợt đi sau nhiều giờ ngâm dưới nước biển, thợ mộc Lê Văn Thanh (Cam Phúc Bắc, Cam Ranh, Khánh Hòa) thở phào như vừa trút bớt được một nỗi lo âu. Anh Thanh chia sẻ: “Nghề làm thợ mộc trên biển chính là dựng các nhà chòi canh cá, đóng, ghép các bè cá. Nghề nhọc nhằn nhưng lời lãi không được bao nhiêu. Mấy ngày trước đài báo thời tiết đầu tháng 4 bất thường, có mấy nhà chòi trên Vịnh Cam Ranh chưa làm xong thế là ngụp lặn để đục đẽo các ngàm thanh gỗ to, chặt các cây gỗ nhỏ để gia cố, buộc cho chặt các nhà chòi đang dang dở”.
Làm nhà bè hay làm nhà chòi giữa biển khơi đều nhọc nhằn.
Ban đầu cũng có một số thợ mộc chuyên làm trên bờ được các ngư dân chở ra biển làm nhà chòi nhưng sợ sóng gió họ khước từ. Thế nên, mỗi lần nhà chòi hư hỏng tìm thợ đến đỏ mắt cũng không ra. Từ đó, hàng loạt ngư dân quyết rèn thêm nghề mộc. Vừa làm cho gia đình, hàng xóm đến lúc nông nhà lại có thể lên đất liền mưu sinh.
Được xem là thợ mộc lành nghề trên biển ở Cam Phúc Bắc (Cam Ranh), anh Vy Thanh Đông thổ lộ rằng, có lúc cứ lênh đênh trên biển từ mờ sáng đến chiều muộn để đóng bè, dựng nhà chòi cho người dân. Đồ nghề mang theo bên mình lỉnh kỉnh đục, cờ-lê, cưa, ốc vít…
Khó nhất của việc dựng nhà ở biển là khi đóng cột gỗ hoặc đục đẽo các ngàm. Cột đóng xuống phải đủ độ sâu, ngàm giữa các thanh gỗ phải khít vào nhau như vậy mới bảo đảm sức chống chọi với sóng gió, đảm bảo an toàn cho đời sống của chủ nhân của những nhà chòi…Anh Vy Thanh Đông nói.
Nghề mộc trên biển ngoài kỹ thuật đục đẽo những người thợ còn kỹ lưỡng chọn những loại gỗ chắc, có sức chịu đựng khi ngâm nước nhiều ngày. Trước khi đóng các đầu cột sâu xuống đáy biển thì phải được bôi/quét một lớp dầu đặc biệt mà nước biển khó ăn mòn. Sau đó bọc kỹ càng bằng ni-lon.
Video đang HOT
Vừa bước lên bờ sau nửa ngày ngụp lặn, thợ mộc Trung Kiên (Cam Ranh) bảo: “Nghề này nhìn thì thấy đơn giản nhưng bắt tay vào làm rất kỳ công. Bởi thế nên ngư dân quen với nắng gió sẽ bám trụ được. Để các trụ nhà chòi bền vững, các thợ mộc còn phải lặn xuống đáy biển cầm theo các dụng cụ để đào những chiếc lỗ sâu và vừa với đầu trụ. Sau đó mới đóng trụ xuống.
Với những chỗ đáy biển cứng thì không phải đào xuống nhiều nhưng chỗ mềm có khi phải đào sâu xuống cả mét. Những thợ mộc mới vào nghề ngụp lặn xuống đào được chục lỗ đã mệt nhoài…”.
Những nhà chòi, bè cá được dựng lên chắc chắn ở vùng biển Cam Ranh, Khánh Hòa.
Gửi bao ước vọng
Có hàng trăm bè cá, nhà chòi đã được mình trực tiếp làm, thợ mộc Nguyễn Tùng (Cam Ranh) vỡ lẽ ra rằng: “Nghề gì cứ yêu rồi thì muốn gắn bó mãi. Thế nên có những thời điểm bão bùng lâu ngày không ra biển đục đẽo, ngụp lặn làm nhà chòi cho ngư dân lại thấy nhớ. Mặc dù vào lúc cao điểm, tiền công mỗi ngày cho thợ mộc trên biển cũng chỉ 300 đến 350 nghìn đồng”.
Không chỉ ở Cam Ranh mà dọc khu vực Vạn Ninh (Khánh Hòa) hay ở tỉnh Phú Yên cũng ngày càng nhiều thợ mộc lành nghề làm nhà chòi, bè cá trên biển. Có thợ vừa làm cho gia đình mình vừa làm cho hàng xóm hoặc khu vực lận cận nên làm xong mỗi nhà chòi hay bè cá họ lại gửi vào đó bao ước vọng.
Nhìn những nhà chòi, bè cá san sát bên nhau vùng biển Vạn Ninh (Khánh Hòa) anh Trần Văn Hảo quả quyết rằng: “Trước khi làm bè hay dựng nhà chòi cho ai những người thợ cũng luôn khảo sát kỹ và tự nhắc nhở mình phải làm chắc, cẩn thận nhất. Làm xong thì ước mong thiên tai đừng ùa đến, các nhà bè gắn kết bền chặt với nhau.
Có những nhà chòi, khi dựng cột vì bất cẩn một số thợ mới vào nghề còn bị cọc nhọn đâm vào chân hay ốc vít/đinh đâm vào tay, các ngư dân xúm lại băng bó, động viên nên không hề nản lòng”.
Nhà vùng biển ở Khánh Hòa, nhà chòi, bè cá san sát.
Nhiều lần ra đầm Nha Phu (Khánh Hòa) dựng nhà chòi và gia cố bè cho người quen, thợ mộc Văn Bảy tâm tình: “Cứ nhìn những hộ dân mừng rỡ vì được mùa tôm, cá từ chính bè mình làm hay nhà chòi qua bao mùa mưa nắng vẫn không hư hỏng thì đó là niềm hạnh phúc nhất của cánh thợ mộc trên biển rồi”.
Trước đây ở đầm Nha Phu còn ít người, giờ những thợ lặn, những ngư dân từ Quảng Ngãi, Bình Định… cũng quần tụ về đây, chẳng khác gì xóm làng trên biển cả. Thế nên nhà chòi, bè cá cũng phải làm cẩn trọng như làm nhà trên đất liền. Trong mỗi căn nhà ấy ẩn chứa những giấc mơ, những khát vọng về một đời sống bình an, no ấm…
Khánh Hòa sẽ lên thành phố trực thuộc trung ương, có 3 vùng kinh tế trọng điểm
Chính phủ vừa có Nghị quyết về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.
Theo Nghị quyết này, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, phát triển bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển và các lĩnh vực công nghiệp, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao,...
Tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Khánh Hòa là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; là thành phố đáng sống, nơi nhân dân có mức sống cao ...
Ngoài ra, Chính phủ mong muốn đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người của Khánh Hoà sẽ đạt 104 triệu đồng/người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65%; Con số này đến 2030 lần lượt là 189 triệu đồng và 70%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ giao các Bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Khánh Hoà chú trọng lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm hiệu quả, thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung.
Chính phủ giao lập mới và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với Nghị quyết số 09-NQ/TW nhằm điều chỉnh không gian đô thị hợp lý, gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.
Theo đó, TP. Nha Trang sẽ đóng vai trò là đô thị hạt nhân; TP Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng và huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.
Địa phương này sẽ phát triển các vùng kinh tế theo hướng tập trung phát triển đột phá ba vùng trọng điểm là khu vực vịnh Vân Phong, TP. Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh.
Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng, có hàm lượng trí thức và công nghệ cao, trong đó chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ logistics, kinh tế số theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh.
Hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế; các tuyến phố thương mại, tài chính, du lịch. Đầu tư, xây dựng hệ thống kho vận, hệ thống logistics; đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; phát triển cảng hành khách, cảng hàng hóa quy mô lớn tại Vân Phong,...
Cùng theo Nghị quyết này, Khánh Hòa sẽ tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển Nha Trang thành đô thị du lịch; Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch quốc gia; khu vực Bắc Vân Phong là đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế, liên kết khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Đưa thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch Đông Nam Á.
5 địa phương vừa được thí điểm đón khách du lịch quốc tế có gì hot? Không phải vô cớ mà Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh, Kiên Giang và Khánh Hòa vừa được chọn làm nơi thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021. 1. Đà Nẵng - "thành phố đáng sống nhất Việt Nam" - là một trong những nơi mà khách du lịch quốc tế muốn ghé thăm nhất ở Việt Nam. Sức...