Nghề “đồng nát” ngày càng bấp bênh ở New York
Tái chế ở New York, một công việc thu nhập thấp thường dành cho những người nhập cư không có giấy tờ, đang trở nên bấp bênh hơn.
Vợ chồng Graciela Cieza và Robert Romero phân loại lon và chai tái chế tại một trung tâm đổi trả ở Ridgewood, Queens, New York. Ảnh: El Pais
Mỗi ngày vào 7 giờ sáng, Graciela Cieza và Robert Romero, một cặp vợ chồng nhập cư gốc Peru, mở cửa xưởng thu gom đồ tái chế của họ ở Queens, New York. Đây là một doanh nghiệp nhỏ nơi họ thu gom các loại vỏ lon và chai cũ để đổi lấy tiề.n. Họ gom về hàng trăm chiếc túi đựng hàng nghìn vỏ chai, lon nước, lon soda và bia được phân loại theo nhãn hiệu, sản phẩm và kích cỡ. Hai vợ chồng đã làm việc tại “xưởng đồng nát” này suốt 8 năm, và 5 tháng trước, họ trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. “Người chủ cũ đã phải đóng cửa sau khi tuyên bố phá sản”, bà Cieza, 65 tuổ.i, người đã đến Mỹ cách đây 12 năm cùng chồng và hai người con, cho biết.
Hệ sinh thái tái chế mong manh của tiểu bang New York phần lớn do những người lao động nhập cư và người cao tuổ.i điều hành, những người kiếm được khoảng 30 USD/ngày với tư cách là người tái chế độc lập và 40 USD/ngày nếu họ điều hành các trung tâm đổi trả.
Nhưng suốt 15 năm qua, họ đã không thấy giá trị của các mặt hàng mà mình thu thập được tăng lên.
Tái chế ở bang New York là một quy trình theo chuỗi. Đầu tiên, người tiêu dùng bỏ chai hoặc lon của họ vào thùng tái chế màu xanh. Sau đó, những người tái chế độc lập thu gom vật liệu và mang đến một trung tâm đổi trả, chẳng hạn như trung tâm do Cieza và Romero điều hành, nơi họ được trả 5 xu cho mỗi món. Tại đó, các nhân viên trung tâm phân loại vật liệu nhận được theo nhãn hiệu, loại hộp đựng và kích thước để bán cho các nhà phân phối, có thể là các công ty sản xuất hộp đựng đồ uống, hoặc các nhà đóng chai. Họ nhận về 8,5 xu cho mỗi món, còn hàng hóa được những người thu mua gửi đến các nhà máy tái chế.
Theo Nhóm nghiên cứu vì lợi ích công cộng New York, trong hai năm qua, 150 trong số khoảng 700 trung tâm đổi trả (thu gom “đồng nát”) của tiểu bang đã đóng cửa vì không còn lợi nhuận. Và các nhà quản lý đã cảnh báo rằng nếu không có sự gia tăng theo luật định về giá trị thu mua đồ tái chế, sẽ có nhiều vụ đóng cửa hơn nữa. Trong khi đó, một số nỗ lực của các nhà lập pháp tiểu bang nhằm giải cứu ngành công nghiệp này đang vấp phải các chiến dịch của những người phản đối chính trị và các nhà đóng chai lớn, những người cho rằng việc tăng phí tái chế sẽ gây tổn hại đến người tiêu dùng.
“Sure We Can” là một trong những trung tâm tái chế lớn nhất ở New York City, đặt tại quận Brooklyn. Ảnh: El Pais
Cuộc tranh luận về “Dự luật Chai lớn hơn, Tốt hơn” (Bigger Better Bottle), được Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Rachel May đề xuất vào năm ngoái, đã bị hoãn lại cho đến ngày 28/1. Trong khi chờ đợi khoản thanh toán mà họ cho là công bằng hơn, các trung tâm đổi trả đồ tái chế đang phá sản, và nhiều tổ chức đang gửi các bản kiến nghị gửi lên Thống đốc Kathy Hochul để xin cứu trợ ngay lập tức.
Dự luật Bigger Better Bottle đề xuất tăng phí đặt cọc từ 5 lên 10 xu cho mỗi đơn vị đồ tái chế, và từ 3,5 lên 6 xu cho mỗi đơn vị được thu gom – như Graciela Cieza và Robert Romero đã làm. Điều này sẽ tăng gấp đôi doanh thu hiện tại của các trung tâm thu gom và các đơn vị tái chế độc lập. Ngoài ra, tỷ lệ tái chế dự kiến sẽ tăng ở một tiểu bang hiện chỉ tái chế được 17,2% chất thải. Con số này thấp hơn mức trung bình toàn quốc là 35% và các tiểu bang như Oregon, có tỷ lệ tái chế tới 85,5%.
Jade Eddy, chủ sở hữu của MT Retornables ở Queensbury và là thành viên của Hiệp hội Đổi trả Empire State, đang cân nhắc đóng cửa cửa hàng của mình vì cô không có đủ tiề.n để duy trì hoạt động.
Eddy đã từ bỏ hy vọng rằng luật sẽ được thông qua trước khi cô mất đi công việc kinh doanh đã nuôi sống gia đình cô trong 20 năm. “Tôi hiện đang nhận trợ cấp xóa đói giảm nghèo, tôi đã tiêu hết tiề.n tiết kiệm hưu trí và mất nhà khi cố gắng duy trì công việc kinh doanh của mình”, người phụ nữ 40 tuổ.i nói.
Lực cản từ các nhà đóng chai lớn PepsiCo, Coca Cola
Đạo luật về Vật chứa có thể trả lại (còn được gọi là “Đạo luật Chai” – BottleBill) đã có hiệu lực từ năm 1982. Đạo luật này yêu cầu người tiêu dùng phải trả phí đặt cọc 5 xu khi mua đồ uống đóng chai hoặc đóng hộp, có thể hoàn lại nếu người tiêu dùng trả lại vỏ chứa để tái chế; và phí xử lý 1,5 xu bao gồm khoản thanh toán bổ sung mà các nhà phân phối và đóng chai phải trả cho các trung tâm đổi trả.
Video đang HOT
Nếu luật mới được thông qua, các nhà đóng chai sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào việc tái chế các vỏ chứa sản phẩm mà họ bán, vì họ sẽ phải trả từ 8,5 xu lên 16 xu cho các trung tâm đổi trả. Theo Viện Tái chế vỏ chứa, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về tái chế và thu gom tại Mỹ, những người phản đối chính của luật này là các nhà đóng chai như PepsiCo, Coca Cola và Anheuser Busch. Tuy nhiên, người phát ngôn của PepsiCo, Andrea Foote, nói với Politico rằng “PepsiCo đã và đang làm việc trong
Tuy nhiên, người phát ngôn của PepsiCo Andrea Foote đã nói với Politico rằng “PepsiCo đã làm việc tại New York để giải quyết nhu cầu của cộng đồng, bao gồm cả việc vận động cải thiện Luật Chai của New York”.
Tại New York, các vật liệu được Luật Chai hiện hành bao gồm lon và chai đựng đồ uống có ga, bia, đồ uống mạch nha, nước có ga và nước không ga.
Theo báo cáo của “Sure We Can”, một trung tâm đổi trả và không gian cộng đồng dành cho những người tái chế độc lập tại Bushwick, Brooklyn, mối đ.e dọ.a đối với các trung tâm đổi trả ảnh hưởng đến những người tái chế độc lập, chủ yếu là người nhập cư, gần một nửa trong số họ là người Mỹ Latinh, với mức thu nhập dưới 400 USD/ tháng.
Một nửa số người thu gom vỏ tái chế ở New York là người gốc Latinh, thu nhập thấp. Ảnh: El Pais
Angela, một người thu gom “đồng nát” 50 tuổ.i gốc Cộng hòa Dominicana, đã thu thập vật liệu tái chế trong hai năm, sau khi cô mất việc làm đầu bếp tại một nhà hàng ở Manhattan. Cô làm việc mỗi ngày và mang các loại vỏ chai đến trung tâm đổi trả ở Queens. “Công việc này giúp tôi kiếm được tiề.n để nuôi ba đứa con và trả tiề.n thuê nhà. Nếu những trung tâm này đóng cửa, chúng tôi sẽ chẳng còn gì cả”, Angela cho biết, và không muốn cung cấp tên đầy đủ do cô là người nhập cư bất hợp pháp.
Cô gái 26 tuổ.i bị ta.i nạ.n, chị bán đồng nát đứng ra giúp đỡ: Tất cả đều sững sờ trước cảnh trong bệnh viện
Câu chuyện đang được share khắp cõi mạng vì quá dễ thương.
Câu chuyện đang viral khắp cõi mạng: "Tại sao phải sống tử tế?"
"Tại sao phải sống tử tế?" - Đó là câu chuyện đang rất viral của cô gái có biệt danh S.C (26 tuổ.i) sau một lần bị va chạm giao thông. Trong một lần S.C bị sự cố giao thông khá nặng, người va chạm thì bỏ đi, xung quanh không có ai có thể giúp đỡ cho cô gái vào bệnh viện.
Thế nhưng, sự tử tế đã đến từ một người xa lạ - chị bán đồng nát! Câu chuyện vừa xúc động, song cũng rất dễ thương khi đã truyền được năng lượng tích cực đến nhiều người.
S.C chia sẻ câu chuyện của mình và viral khắp cõi mạng.
Cụ thể, cô gái S.C tâm sự như sau:
"Sau 26 năm, mình đã tìm được chính xác câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao phải sống tử tế?
Mấy ngày trước, mình bị va chạm giao thông. Vết thương khá nặng, người va chạm với mình thì bỏ đi. Người mình muốn nhờ đưa ra bệnh viện lại không nghe máy. Người nhà thì ở xa. Tay chân mình run lẩy bẩy vì sợ, lần đầu bị thương nặng đến vậy nhưng không biết tìm ai. Những người xung quanh xì xào: Bị thương nặng thế, dắt vào vỉa hè đi...
Sau đó, có một chị bán đồng nát đến:
- Mày sao thế này, đi bệnh viện đi.
- Em đang liên lạc nhờ bạn rồi ạ.
- Mày có bảo hiểm y tế không? Thế đã gọi bố mẹ chưa?
- Bố em mất rồi ạ. Mẹ em ở xa cũng không lên được đâu, em đang gọi cho bạn ạ.
- Giờ chị đèo mày ra bệnh viện, chụp X-quang xem như nào với khâu vết thương lại nha.
Chị ấy lấy số, lấy xe lăn và đẩy mình đến phòng chụp X-quang:
- Chị có bận gì không, chị về trước đi. Em đợi một mình cũng được. Em cảm ơn chị nhiều.
- Giờ chị về đi chợ thôi. Gọi cho bạn mày được chưa. Thế giờ chị về thì mày định đi kiểu gì?
Khi không có ai ở bên, thì một người lạ đã bước vào và giúp đỡ cô bạn.
Rồi chị ngồi xuống ghế bên cạnh. Mình lặng lẽ khóc. Chị vào chụp cùng mình, rồi cả 2 ngồi đợi. 30 phút sau, chị đi lấy kết quả. Lúc đó mình không còn nghe rõ, mọi giác quan tâp trung vào bàn tay đang xoa nhẹ vai mình. Là sự dịu dàng, an ủi cho 1 đứa khóc vì sợ đau như mình.
Chị cùng mình đợi để khâu, lâu lâu chị lại: "Mày đói không?". "Bác sĩ ơi, làm hộ đứa em em với, nó đợi mãi rồi". "Đẩy vào đây, người nhà à?". Mình nhận ra, phước đức ngàn lần, ông bà phù hộ nên mình mới gặp được chị.
Xong xuôi, mình xin số tài khoản để trả lại viện phí chị đóng hộ và chuyển dư mấy trăm. "Sao mày chuyển cho chị nhiều thế?". Mình lại khóc: "Em biết ơn chị nhiều lắm, không có chị, em không biết phải làm thế nào" - "Không cần, cầm lấy đi". Chị nhét trả lại tiề.n mặt vào túi mình, sau đó lại đèo mình về chỗ cũ để nhờ người đẩy xe mình về và đưa mình về nhà.
Thế là chị mất 1 ngày để giúp đỡ người xa lạ như mình.
Ngồi sau chị, mình nhận ra, trước khi mình hết xăng, có người mua xăng giúp. Hỏng xe, có người đẩy đi phụ. Đi làm tối về muộn có người chiếu đèn phía sau. Nay bị thương, có người đưa đi viện. Tất cả đều là người lạ. Khoảnh khắc này, mình biết ơn cuộc sống, biết ơn vì bản thân từ trước đến giờ đã luôn sống tử tế".
Dân mạng liên tục share câu chuyện được người lạ tử tế giúp đỡ
Câu chuyện dễ thương của S.C đã nhận được rất nhiều lời bình luận trên mạng xã hội. Ai nấy đều khen ngợi sự tử tế bất ngờ của chị đồng nát khi đã giúp đỡ một người không quen biết suốt cả ngày.
Một sự ấm lòng khác khi bên dưới phần bình luận, nhiều bạn trẻ cũng chia sẻ câu chuyện dễ thương của mình khi tình cờ được người lạ giúp đỡ trên đường. Dưới đây là một số bình luận nổi bật:
- "Vẫn có rất rất rất nhiều người tốt ở xung quanh chúng ta. Trước đây có lần tui bị đi lạc mà trời thì sắp tối, có một anh đã chở tụi tui trên cái xe máy cũ có gắn baga chở hàng (vì anh ấy đang đi làm việc) đi gần chục cây số. Tui có xin phép gửi anh một ít tiề.n xăng cảm ơn anh. Nhưng anh ấy không chịu mà chào tạm biệt và chạy đi luôn khi chở tụi tui đến nơi. Đến bây giờ vẫn trân trọng và biết ơn thật nhiều. Vì vậy, hãy luôn là người tử tế nhé!".
- "Đôi lần bản thân được người lạ đối xử tốt. Mình trân trọng lắm, biết ơn vì những người đáng yêu, đáng mến. Họ tử tế và tui cũng vậy".
Cô gái 26 tuổ.i đã nhận được ra nhiều điều sau khi được chị bán đồng nát giúp đỡ.
- "Hồi mình bầu 7 tháng hơn, bị ngã xe giữa đường. Có anh chị tiệm tóc ở chỗ xảy ra sự cố giữ hộ xe, yêu cầu bạn xô ngã đưa mình đi viện, còn nhờ được một anh đi ô tô chở mình đến viện gấp, anh chồng còn giúp mình lên xe nằm, biết ơn nhiều lắm. May mà mình không có vấn đề gì. Vì lòng tốt của mọi người, mình cũng không trách cứ bạn vô tình xô mình ngã. Mong lòng tốt luôn được nối dài".
- "Mình ở Long Biên. Cách đây 8-9 năm, mình lạc đường ở bên kia cầu Nhật Tân. Thời đó đường không dễ đi như bây giờ vì đang làm đường. Trời mùa đông sắp tối, xe thì hết điện, điện thoại thì hết pin, không gọi được cho ai. Vậy mà có 1 anh trai mặc áo màu cam là người lạ mà đẩy xe cho t về đến tận nhà, về tới nơi phải 8h tối rồi.
Đến giờ phút này vẫn nhớ rõ lúc mình cảm ơn, anh ấy chỉ nhéo má mình 1 cái, rồi bảo lần sau con gái đừng có tự đi đâu 1 mình xa thế. Sau đó anh quay đầu xe về đường ngược lại lúc đẩy mình sang. Người tốt trên đời này còn nhiều lắm. Chỉ tiếc khi đó điều kiện không có để mình xin được thông tin liên lạc của anh này".
- "Trước mình bị sự cố 2 lần cũng vậy, cũng nhờ người dân xung quanh và người đi đường giúp dựng xe và xoa bóp. Mọi người thấy mình bị trầy trụa hết cả mặt, sợ ảnh hưởng gì ở đầu, lại tức tốc bế mình đến bệnh viện. Luôn biết ơn những người lạ trong những khoảnh khắc này".
Còn bạn, bạn đã từng được người lạ nào giúp đỡ chưa? Hoặc chính bạn cũng trở thành người lạ tử tế đáng nhớ đó?
Điều ít biết về 'đại gia đồng nát' xây lâu đài 70 tỷ ở quê lúa Nghệ An Ít ai biết rằng, để có nguồn lực xây dựng tòa lâu đài hoành tráng, ông Thoan đã phải rong ruổi khắp nơi để buôn đồng nát. Thời gian gần đây, nhiều người đi qua quốc lộ 7A, thuộc xóm 12, xã Mỹ Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) trầm trồ trước vẻ nguy nga, hoành tráng của tòa lâu đài đang trong...