Nghề độc lạ của cặp vợ chồng Trung Quốc gây “nghiện” cho nhiều người trẻ
Cặp vợ chồng trung niên chọn nghề “ làm cha mẹ online” với mục đích giúp những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình có thể tìm đến và giãi bày tâm sự.
Nhiều thanh niên Trung Quốc lớn lên trong những gia đình thiếu thốn tình thương yêu từ cha mẹ đã tìm cho mình một ngôi nhà mới, những người bố, người mẹ mới trên mạng xã hội. Họ gọi đây là những “cha mẹ online”.
Một tài khoản trên mạng xã hội Douyin có tên là “Chia sẻ cuộc sống hàng ngày với con gái” đã thu hút 1,2 triệu người theo dõi trong vòng chưa đầy 6 tháng.
Trong loạt video, cặp vợ chồng trung niên này vui vẻ chia sẻ các hoạt động hàng ngày của mình với người xem. Họ trìu mến gọi những khán giả của mình là “các con trai và con gái”, dặn dò họ “đừng lo lắng, hãy luôn vui vẻ và khỏe mạnh”.
Nhiều người trẻ tìm đến “cha mẹ online” để bù đắp cho sự thiếu thốn tình cảm từ cha mẹ ruột. Ảnh: SCMP
Có một lần, họ tưởng tượng ra trường hợp “những đứa con” của mình cảm thấy không vui về việc học hành hay công việc. Vì thế, họ cố gắng động viên chúng bằng những lời ngọt ngào hoặc giả vờ chuyển tiền để trấn an chúng.
Những đoạn video đăng ở tài khoản này không khác gì một cuộc gọi video thông thường giữa cha mẹ và con cái nhưng lại thu hút rất nhiều tương tác ở phần bình luận.
Một nữ sinh viên tên Xiaofu chia sẻ với Sina News rằng cô nghiện tài khoản này. “Họ dạy tôi những điều lẽ ra cha mẹ tôi phải dạy và họ nói với tôi những điều tôi muốn nghe từ cha mẹ mình”.
Xiaofu cho biết, cô từng phải chịu cảnh bạo lực gia đình do chính cha mình gây ra.
Nhân vật chính trong các video là một cặp vợ chồng khoảng 50 tuổi đến từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Video đang HOT
Cặp vợ chồng được nhiều người trẻ coi là “cha mẹ” lý tưởng. Ảnh: SCMP
Trên mạng xã hội nước này, nhiều người cũng tìm đến các “cha mẹ kỹ thuật số” để xin lời khuyên và sự an ủi. Câu chuyện cũng gây không ít tranh cãi trên mạng xã hội.
Những câu chuyện về đề tài gia đình luôn khiến cộng đồng mạng chú ý. Trước đó, một cặp vợ chồng cùng là Tiến sĩ đến từ Trung Quốc cũng khiến dân mạng dành nhiều lời khen khi sử dụng AI để an ủi con trai bị chế giễu ở trường.
Trên nền tảng truyền thông xã hội Xiaohongshu, đông đảo các bậc cha mẹ khác đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái của họ bằng AI.
Mẹ của một cậu bé học tiểu học ở tỉnh An Huy, Trung Quốc cho biết, cô đã tìm kiếm sự trợ giúp từ chatbot AI mỗi khi con trai hỏi điều gì đó mà cô không thể trả lời.
Một bà mẹ khác có hai cậu con trai học tiểu học sống ở Bắc Kinh cũng cho biết, cô đã sử dụng AI tạo phim hoạt hình từ những câu chuyện của con trai lớn để khuyến khích cậu bé sáng tạo thêm, theo VTC News dẫn nguồn SCMP.
Bị miệt thị là gái mại dâm vì mua xe Porsche
Cheng, chủ một nhà hàng lẩu ở An Khánh (tỉnh An Huy, Trung Quốc), đã quyết định báo cảnh sát sau khi bị nhục mạ quá mức trên mạng xã hội.
Hai tháng trước, người phụ nữ họ Cheng chia sẻ trên mạng xã hội về việc mới mua đứt chiếc xe hơi hãng Porsche, đính kèm thêm tấm ảnh chụp túi xách Gucci bên trong ôtô.
Thế nhưng, cô gái bất ngờ trở thành nạn nhân của làn sóng bạo lực mạng, thậm chí bị gọi là "gái mại dâm", SCMP đưa tin.
Chỉ vì tự mua tài sản lớn, cô gái bị miệt thị trên mạng xã hội. Ảnh: SCMP.
Các nhà chức trách đã truy tìm những kẻ lan truyền tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng tới cô gái. Một trong số đó là Li Jun, người đứng sau 2 tài khoản Weibo thường xuyên đăng bài cáo buộc Cheng kiếm tiền bằng cách ngủ với những người đàn ông giàu có.
Kẻ này buộc phải lên tiếng xin lỗi Cheng một cách công khai theo yêu cầu từ phía cảnh sát. Ngày 15/9, Cheng chia sẻ lại bài viết của Li kèm theo lời động viên, khuyến khích mọi người đứng lên khi bị bạo lực mạng.
"Tôi hy vọng các cô gái cũng có thể thu thập bằng chứng và dũng cảm đấu tranh khi gặp phải trường hợp bị bắt nạt trực tuyến. Hãy bảo vệ bản thân bằng những kiến thức luật pháp. Sự im lặng sẽ chỉ giúp những trào lưu độc hại này càng phát triển", cô viết.
Trong thư xin lỗi, Li, bị điều tra vì cáo buộc bôi nhọ người khác, thừa nhận sử dụng 2 tài khoản mạng xã hội để "đưa ra nhận xét thiếu tôn trọng về Cheng" sau khi đọc bài đăng mua xe hơi của cô.
Bức ảnh Zheng Linghua chụp cùng ông bị nhiều kẻ đánh cắp và bịa ra những câu chuyện xuyên tạc để bôi xấu, xúc phạm.
Theo những ảnh chụp màn hình về các bình luận của Li, người đàn ông này đã tấn công Cheng bằng nhiều lời lẽ xúc phạm và khẳng định cô kiếm tiền nhờ bán dâm - một tội phạm ở Trung Quốc.
"Lúc nào cũng bàn tán về chiếc Porsche là bằng chứng cho thấy cô chính là gái mại dâm", trích một trong những bình luận của hắn.
Mặc dù, Li chỉ phải nhận hình phạt nhẹ nhàng, đây được coi là chiến thắng hiếm hoi cho các nạn nhân bị bắt nạt trực tuyến trong bối cảnh bạo lực mạng tràn lan ở Trung Quốc những năm gần đây.
Giữa tháng 7, Zheng Linghua (23 tuổi), sinh viên vừa tốt nghiệp đại học ở Chiết Giang, đăng lên mạng bức ảnh chụp chung với người ông đang bị bệnh phải nằm viện.
Tuy nhiên, kỷ niệm vui nhanh chóng biến thành cơn ác mộng đối với Zheng khi một số dân mạng bắt đầu tấn công cô vì mái tóc nhuộm hồng. Những người dùng ẩn danh gọi cô là "gái quán bar", "gái điếm" hay "ác quỷ" và chỉ trích cô không đủ tiêu chuẩn trở thành giáo viên tương lai.
Một số người còn lấy cắp hình ảnh của Zheng để quảng cáo khóa học trực tuyến, bịa ra câu chuyện xuyên tạc như người đàn ông già yếu kết hôn với cô gái trẻ hay tạo ra mối liên hệ giữa mái tóc hồng và gái mại dâm.
Đầu năm, vụ thiếu niên 17 tuổi bị bố mẹ ruột bỏ rơi, cuối cùng tự tử do bị dân mạng xúc phạm đã làm rúng động dư luận Trung Quốc.
Liu Xuezhou tự tử sau khi chịu sự lạm dụng trên mạng. Ảnh: Weibo.
Nạn nhân là Liu Xuezhou, bị bố mẹ ruột bán đi khi mới chào đời năm 2005. Đến năm 2022, nhờ đăng tin trên mạng xã hội, cậu tìm được lại gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ đã ly hôn và đều có gia đình mới nên từ chối chăm sóc Liu.
Kết quả, Liu tranh cãi với phụ huynh và bị họ đăng bài tố lên mạng. Thanh niên 17 tuổi bị dân mạng lao vào "ném đá". Không chịu đựng nổi dư luận, cậu tự sát và thi thể được phát hiện ngày 24/1.
Theo luật pháp Trung Quốc, việc đưa ra bình luận, nhận xét trực tuyến mang tính phỉ báng, nhục mạ chỉ được coi là tội phạm khi được xem trên 5.000 lần và chia sẻ từ 500 lượt trở lên.
Mặt khác, rất khó để nạn nhân đưa được ai ra tòa, trừ khi việc lạm dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tự sát vì không dễ để truy tìm và chứng minh danh tính những kẻ đứng sau các tài khoản, theo SCMP.
Viện dưỡng lão thuê vũ công thoát y biểu diễn phục vụ người già Hình ảnh nữ vũ công mặc thiếu vải, uốn éo trước mặt người già tại viện dưỡng lão ở Đài Loan, Trung Quốc hứng nhiều chỉ trích. Clip dài 35 giây được một người tham dự sự kiện ở viện dưỡng lão Taoyuan Veterans Home ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội ngày 7/9. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải,...