Nghề độc chỉ có sau bão ở Đà Nẵng: Ra biển “săn” cá nước ngọt “khủng”
Sau khi hết bão, người dân Đà Nẵng rủ nhau ra biển bắt cá… nước ngọt. Chỉ cần tấm lưới hoặc chiếc vợt, họ có thể “săn” được những con cá có kích thước khủng.
“Đến hẹn lại lên”, theo kinh nghiệm, sau khi cơn bão số 4 ( Noru) tan, người dân Đà Nẵng lại rủ nhau ra biển bắt cá… nước ngọt. Ngón nghề độc đáo chỉ áp dụng những ngày sau bão, giúp người dân có bữa cơm ngon, nhiều người tranh thủ kiếm thêm thu nhập.
Chỉ cần đồ nghề là tấm lưới hoặc chiếc vợt, người dân có thể “săn” cá nước ngọt dễ dàng ngay trên biển Đà Nẵng.
Một nam thanh niên liên tục bắt được những con cá có kích thước khủng.
Theo người dân địa phương, cá nước ngọt tại khu vực này từ các ao hồ trong nội thành, khi gặp trời mưa rất to kèm gió lớn sẽ bơi theo các đường cống ra biển…
Khi ra biển gặp nước mặn, cá cay mắt, đuối sức không bơi được nên việc đánh bắt rất dễ dàng.
Video đang HOT
Nhìn dòng nước đục chảy ra từ miệng kênh, anh Trần Thanh Linh (23 tuổi, ngụ phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) hào hứng nói: “Nước chảy vậy chắc trúng mánh lắm đây”. Vừa nói anh vừa vung mạnh chiếc chài xuống nước. Khoảng 5 phút sau, anh Linh kéo nhẹ đầu chài và “bộ thu” được gần 5 kg cá.
Mẻ lưới chủ yếu là cá rô, có trê, cá đối, cá diếc, cá lóc,…
Chỉ sau khoảng 3 – 5 phút quăng lưới, có thể thu về từ 3 – 5 kg cá.
Có những con cá “khủng” nặng đến 5 kg.
Số cá này được phân loại, bán ngay tại chỗ và số còn lại đưa về ăn hoặc bán cho các đầu mối.
“Cứ nhìn dòng nước chảy ra biển mà quăng chài thôi. Thời điểm bắt được nhiều là khi nước chảy mạnh, cá lúc này đang lừ đừ ở nơi giao nhau giữa nước mặn và ngọt nên cứ quăng chài là có cá”, anh Minh, một người có kinh nghiệm “săn” cá nước ngọt trên biển Đà Nẵng chia sẻ.
Ai nấy đều hào hứng với “chiến lợi phẩm” của mình
Rất đông người dân tập trung trên cầu Phú Lộc theo dõi bắt cá nước ngọt tại biển Đà Nẵng.
Xúc động hình ảnh phóng viên gồng mình đưa tin giữa lúc bão Noru đổ bộ
Rạng sáng ngày 28/9, tâm bão Noru đã chính thức đi vào giữa khu vực Đà Nẵng và Quảng Nam với cường độ mạnh.
Theo đó, để có thể đưa đến cho người dân những thông tin nóng hổi và chân thật nhất về cơn bão, nhiều phóng viên/nhà báo đã không ngại khó khăn, vất vả, trực tiếp tác nghiệp tại nơi tâm bão đổ bộ. Hình ảnh hai phóng viên phải gồng mình trước sức giật của gió và mưa lớn trong đêm để đưa tin về bão đã thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng, làm nhiều người không khỏi xúc động.
Các phóng viên gồng mình đưa tin trực tiếp trong đêm tại nơi tâm bão đổ bộ.
Cụ thể, vào lúc 4g30 ngày 28/9, tâm bão đã đi vào giữa khu vực Đà Nẵng và Quảng Nam với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Ngay lúc đó, phóng viên Diệu Quỳnh (bản tin lúc 4 giờ) và phóng viên Minh Tây (bản tin lúc 5 giờ) của VTV đã đưa tin trực tiếp tại Đà Nẵng.
Phóng viên Minh Tây cũng đã có mặt để đưa tin trực tiếp tại Đà Nẵng.
Giữa lúc bão đổ bộ, hai phóng viên không thể đứng vững vì mưa to, gió lớn nhưng vẫn cố gắng đưa đến những thông tin mới nhất cho người dân. Được biết, trước diễn biến phức tạp và khó lường của bão số 4, VTV - Đài Truyền hình Việt Nam đã tăng cường thời lượng đưa tin để có thể cập nhật nhanh chóng tình hình của bão Noru.
Hình ảnh của phóng viên tại hiện trường khiến khán giả vô cùng xót xa.
Theo đó, những bản tin đặc biệt về cơn bão số 4 sẽ được phát sóng liên tục một đến hai tiếng một lần. Vì thế, các phóng viên hiện trường luôn phải túc trực tại nơi tâm bão đổ bộ. Đứng trước những hiểm nguy có thể xảy đến bất cứ lúc nào, các phóng viên vẫn kiên trì, cố gắng với mục đích lớn lao là có thể cập nhập những thông tin mới và chính xác nhất cho mọi người.
Hình ảnh phóng viên phải gồng mình để đứng vững trước sức giật của gió.
Phóng viên phải đối mặt với những hiểm nguy có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Không ngại lăn xả, các phóng viên như đang hòa cùng nhịp sống đầy lo lắng của bà con miền Trung giữa tâm bão. Để có được những thông tin nóng, những hình ảnh chân thực về sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão, các phóng viên cũng phải đối diện với việc hiểm nguy có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng họ vẫn cố gắng ghi lại sự việc, truyền tải thông tin, hình ảnh, âm thanh chân thực nhất đến công chúng.
Trước những hình ảnh xúc động của hai phóng viên Diệu Quỳnh và Minh Tây, người dân đã không ngừng bày tỏ sự xót xa và thương cảm đến những con người kiên cường, quả cảm. Chính tình yêu nghề, sự tâm huyết cùng niềm đồng cảm sâu sắc với bà con miền Trung, những phóng viên đã không ngại hiểm nguy, sẵn sàng đối đầu với mưa to, gió lớn để đưa đến những thông tin nóng hổi nhất cho người dân. Ngoài ra, cả cộng đồng cũng đang hướng về miền Trung ruột thịt với hy vọng cơn bão sẽ sớm qua đi, trả lại sự bình an cho mọi người.
Mọi người bày tỏ sự xúc động trước lòng kiên cường, tận tâm của các phóng viên.
Bên cạnh những phóng viên hiện trường, đội ngũ làm tin trực tiếp về bão tại các nhà đài cũng đã vô cùng vất vả để có thể cập nhập tình hình nhanh nhất cho người dân. "24h giờ không ngủ. 1 đêm thức trắng. 1 tiếng 1 bản tin trực tiếp. Cả một lực lượng hùng hậu đón bão...và đuổi bão" - những chia sẻ xúc động của Quỳnh Hoa - MC/BTV dẫn bản tin trực tiếp về bão trong đêm qua của Đài Truyền hình Việt Nam.
Đội ngũ làm báo đã có một đêm không ngủ.
Đội ngũ làm tin về bão tại các nhà đài đã vô cùng vất vả để đưa những thông tin nóng hổi nhất cho công chúng.
Có thể thấy, những bản tin khẩn cấp trong thời điểm thời tiết khắc nghiệt là vô cùng quan trọng. Bởi chúng sẽ giúp cho khán giả cả nước nhận thức được tầm cỡ và sức ảnh hưởng của bão. Từ đó, người dân sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để ứng phó và xử lý những hậu quả do bão gây ra.
Những bản tin khẩn cấp trong thời điểm này là vô cùng quan trọng.
Mắc kẹt vì bão Noru: Đi đám cưới ở Đà Nẵng, phải ở nhờ nhà cô dâu chú rể trong đêm tân hôn Bão Noru đã khiến lịch trình của nhiều khách du lịch đang ở miền Trung bị ảnh hưởng. Ở thời điểm hiện tại, cả nước đều hướng về "khúc ruột" miền Trung vì siêu bão Noru đang tiến vào đất liền. Theo dự báo, cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua sẽ gây mưa, lũ lớn, ngập lụt và chia cắt...